Cách làm đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9

Nghị luận xã hội là một dạng đề có trong phần làm Văn lớp 9. Rất nhiều học sinh cảm thấy khó khăn với dạng đề này. Trong bài viết này, Novateen sẽ mách bạn cách làm một bài văn nghị luận xã hội lớp 9 để đạt điểm cao.

Bài văn nghị luận xã hội là gì?

Ngữ Văn là một môn học thuộc bộ môn khoa học xã hội. Đây không chỉ là một môn học thuộc mà còn đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy cao và liên hệ vấn đề với thực tế. Dạng bài nghị luận xã hội chính là phương thức để học sinh liên hệ những kiến thức học được trong tác phẩm văn học với những vấn đề thực tế trong cuộc sống. Đối với những học sinh yếu kém kiến thức xã hội. Hoặc khả năng hành văn không tốt đều rất sợ dạng đề bài này.

Đọc thêm>>> Cảm thụ và phân tích một bài thơ

Nghị luận xã hội là một dạng đề văn khó đối với nhiều học sinh.

Thế nhưng, dù là làm văn nhưng cũng có những khuôn mẫu chung. Nếu bám sát theo bố cục chung ấy, học sinh sẽ dễ dàng triển khai vấn đề hơn. Khả năng đạt điểm khá giỏi cũng cao hơn.

Đọc thêm >>> Phân tích nhân vật Ngữ văn lớp 9

Đặc điểm của văn nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội là dạng bài văn bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, đời sống. Phạm vi đề tài của nghị luận xã hội rất rộng, như là bàn về các vấn đề nóng hổi trong cuộc sống, những mặt tiêu cực và tích cực, mặt tốt và mặt xấu, về thiên nhiên, môi trường, quan điểm sống, xu hướng xã hội,… Bên cạnh đó văn nghị luận xã hội cũng được phát triển vấn đề dựa trên một tác phẩm văn học cụ thể. Từ đó liên hệ tới xã hội thực tại.

Dạng đề nghị luận xã hội luôn đòi hỏi học sinh khi làm văn cần kết hợp các kỹ năng giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích,… Do đó, để nghị luận được về một vấn đề học sinh phải học tốt các kỹ năng làm văn trước đó.

Có 3 dạng đề văn nghị luận cơ bản mà học sinh cần nắm rõ. Hãy ghi nhớ đặc điểm của mỗi loại để làm bài thật tốt các bạn nhé!

Đọc thêm >>> Làm thế nào để đạt điểm cao môn Văn lớp 9?

Dạng văn nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

Đây là một dạng đề khó với học sinh lớp 9. Vừa phải hiểu được nội dung hàm ý của tác phẩm văn học lại còn phải liên hệ được tới những vấn đề xã hội. Điều này đòi hỏi học sinh phải có cả kiến thức về tác phẩm và xã hội. Tiếp đó, học sinh còn cần có kỹ năng phân tích đánh giá tác phẩm. Phân tích nhân vật nếu có. Từ đó làm nổi bật vấn đề, rồi giải quyết yêu cầu của đề bài đã giao. Vậy nên học sinh sẽ phải thật linh hoạt khi làm dạng đề này.

Ví dụ dạng đề thường gặp về nghị luận xã hội: “Phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Từ đó so sánh hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến khác với phụ nữ ở thời kỳ hiện đại như thế nào”. Với một đề bài như vậy, học sinh sẽ phải vận dụng rất nhiều kỹ năng để hoàn thành bài làm.

Cách làm văn nghị luận xã hội trong tác phẩm văn học:

Phần mở bài:

Giới thiệu tác phẩm và vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đó. Nêu vấn đề cần nghị luận.

Phần thân bài:

Đây là một dạng đề tích hợp. Nên trước tiên học sinh hãy phân tích cô đọng nhất nội dung của tác phẩm. Sau đó đưa ra những nhận xét, kết luận, bình luận cần thiết liên kết chặt chẽ với vấn đề mà đề bài nêu.

Tiếp đó, nêu lên vấn đề xã hội mà đề bài yêu cầu. Vấn đề đó trong thực trạng đời sống đang diễn ra như nào. Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp ra sao, bài học gì cần rút ra. Liên hệ từ vấn đề trong tác phẩm tới thực trạng xã hội hiện nay.

Phần kết bài:

Nhắc lại nội dung vừa nghị luận. Bài học rút ra cho bản thân là gì.

Cách làm bài văn nghị luận xã hội luôn tuân thủ theo những bước cụ thể.

Dạng văn nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện

Đây là dạng bài mà thông qua một câu chuyện được để, học sinh bàn luận về vấn đề ấy và liên hệ thực tiễn xã hội. Đây là một dạng đề khó, thường chỉ áp dụng cho thi học sinh giỏi. Dạng đề này yêu cầu khả năng đánh giá phân tích vấn đề ở mức độ cao. Từ đó học sinh mới biết chính xác được vấn đề mà đề thi hướng tới.

Dạng văn nghị luận xã hội về một vấn đề trong cuộc sống

Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Phần mở bài:

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận. Trích dẫn nếu đó là câu nói hoặc danh ngôn.

Phần thân bài:

  • Giải thích rõ tư tưởng đạo lý và hàm ý của câu nói. Giải thích những từ ngữ khái niệm cần thiết.
  • Phân tích tư tưởng đạo lý: về đúng sai, tốt xấu. Dùng dẫn chứng từ lịch sử, văn học, xã hội để chứng minh vấn đề.
  • Bác bỏ những luận điểm sai lệch. Tương tự như trên hãy dùng dẫn chứng xác đáng để chứng minh vấn đề.
  • Đánh giá khái quát về tư tưởng đạo lý: ca ngợi hay phê phán.

Phần kết bài:

  • Khái quát lại vấn đề vừa nghị luận.
  • Rút ra bài học cho bản thân và mọi người. Định hướng, dự đoán cho tương lai.

Nghị luận về hiện tượng đời sống

Phần mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

Phần thân bài:

  • Giải thích hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập.
  • Làm nổi bật vấn đề cần nghị luận. Lưu ý tránh chủ quan, ý kiến cá nhân.
  • Bàn luận về vấn đề cần nghị luận. Phân tích các khía cạnh của vấn đề. Đưa ra những dẫn chứng về vấn đề. Nêu đánh giá nhận định về vấn đề – tốt xấu, lợi hại ra sao. Bày tỏ thái độ tán thành hay phê phán. Đồng tình hay bác bỏ.
  • Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự việc. Cách xử lý vấn đề nếu có: phát huy mặt tích cực, làm giảm thiểu mặt tiêu cực.

Phần kết bài:

Rút ra bài học về nhận thức và hành động trong cuộc sống. Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân. Phát triển và nâng tầm vấn đề.

Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý rất đa dạng, có thể là vấn đề mang tính tích cực [lòng dũng cảm, tình yêu thương, tình mẫu tử, tình thầy trò, tình đồng bào…] hoặc tiêu cực [bệnh vô cảm, sự dối trá, vụ lợi…]. Dù đề bài ra theo hướng nào, để làm tốt, học sinh có thể triển khai theo 5 bước sau:

Bước 1: Giải thích [là gì]

Phần này thường trả lời cho câu hỏi là gì, như thế nào… Trước hết, người viết cần tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa; nếu đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể trong cả câu nói thì nó biểu hiện ý nghĩa gì. Qua đó rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng đạo lý, quan điểm của tác giả thể hiện thế nào qua câu nói.

Bước 2: Phân tích [tại sao]

Học sinh trả lời câu hỏi tại sao vấn đề này lại đúng hoặc không đúng, không phù hợp, đồng thời dùng dẫn chứng thực tiễn để chứng minh lập luận của mình, giúp phần bàn luận sâu sắc và thuyết phục người đọc, người chấm thi.

Bước 3: Bác bỏ [nếu không như vậy thì thế nào]

Đây là thao tác khó nhưng thể hiện bản lĩnh của người viết và quyết định nhiều đến điểm số bài thi. Bác bỏ bằng cách lật ngược vấn đề vừa bàn luận, nếu vấn đề là đúng thì đưa ra mặt trái của vấn đề. Ngược lại, nếu vấn đề sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.

Bước 4: Bình luận, đánh giá [có giá trị gì, tác động ra sao]

Đánh giá xem vấn đề đó đúng hay sai, còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không, có tác động thế nào đến cá nhân người viết, ảnh hưởng thế nào đến xã hội nói chung.

Bước 5: Bài học nhận thức và hành động [tích cực]

Đầu tiên là bài học rút ra cho bản thân người viết [rút ra bài học gì, bản thân đã làm được chưa, nếu chưa thì cần làm gì để đạt được…]. Tiếp theo, đối với gia đình, những người xung quanh và xã hội thì bài học nhận thức là gì, thuyết phục mọi người cùng áp dụng và hành động.

“Tuân thủ các bước, thẳng thắn nhìn nhận vấn đề và đưa ra dẫn chứng thực tế, kết hợp sử dụng thêm câu châm ngôn, tục ngữ, ca dao để cho thấy kinh nghiệm sống phong phú, có hiểu biết sâu rộng cả trong quá khứ và hiện tại, bài viết của các em sẽ được đánh giá tốt và đạt điểm cao”.

Để biết thêm thông tin tuyển sinh trường THCS Đào Duy Từ quý vị phụ huynh liên hệ theo số điện thoại:

Điện thoại văn phòng THCS Đào Duy Từ: [024]35545231        ĐTDĐ: 0936 113 833

Thông tin tuyển sinh xem tại: Tuyển sinh

Link đăng kí tuyển sinh Online: ĐĂNG KÍ TUYỂN SINH

17 Tháng 12, 2019

Thường chiếm từ 2 cho đến 3 điểm trên thang điểm 10, câu nghị luận xã hội 200 chữ là câu hỏi thường xuyên gặp trong đề thi môn Ngữ văn lớp 9. Để làm tốt câu hỏi này, ta cần nắm được dàn bài chung của các đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9. Từ đó, tùy theo từng dạng bài cũng như đề cụ thể mà triển khai các luận điểm chi tiết theo từng cách khác nhau

Xem thêm: Đề thi thử vào 10 môn toán 2020: Bộ 5 đề có kèm đáp án

Đề thi vào 10 môn văn : Bộ 5 đề thi chuẩn cấu trúc – có lời giải

1, Dàn bài chung của các đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9

Trước hết ta cần nắm được cấu trúc 3 phần của một đoạn văn nghị luận xã hội. Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ sẽ có dàn bài chung như sau:

A – Phần mở đoạn: Giới thiệu sơ lược về nội dung vấn đề xã hội hay tư tưởng đạo lí cần bàn luận

B – Phần thân đoạn

Bước số 1: Trước hết, ta cần giải thích các từ ngữ trọng tâm trong đề bài

Bước số 2: Nêu luận điểm chính về vấn đề xã hội hay tư tưởng đạo lí đó

Bước số 3: Mở rộng vấn đề xã hội hay tư tưởng đạo lí với những góc nhìn sâu hơn hoặc ta đặt ra những giả thiết ngược lại đối với vấn đề đó.

C – Phần kết đoạn

Khẳng định lại luận điểm chính, rút ra bài học cho bản thân, gia đình cũng như đối với xã hội

2, Chữa các đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9 mẫu: Dạng 1: Câu hỏi NLXH về một vấn đề xã hội hay một hiện tượng đời sống

Đọc đoạn trích:

Nếu bạn không phải là một cái cây, lý gì bạn phải ở yên một chỗ?

Nếu muốn trải nghiệm, việc bạn cần làm là phải không ngừng hành động, không ngừng đặt bản thân vào thế chủ động và thế sẵn sàng, đi những vùng đất mới, thử những cái mới, làm những điều mới, học những thứ mới, quen những người bạn mới. Phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt.

Đừng nói bạn không thể vì chắc chắn bạn có thể, lý do là vì tôi biết bạn không phải một cái cây. Cái cây đứng một chỗ nhận tất cả những gì nó cần: ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng nhưng bản thân nó vẫn luôn khao khát được vươn ra xa hơn.

Thế nên rễ nó mới dài tủa đi khắp nơi, thế nên tán nó mới vươn rộng và càng không ngừng vươn cao để nhìn được những vùng đất xa lạ. Bạn may mắn hơn cái cây, bạn có thể tự dịch chuyển mình đi khắp chốn, thế thì tại sao lại không?

Tuổi trẻ – lứa tuổi trải nghiệm 

Thoát khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm.

Mọi hành trình đều bắt đầu từ một bước chân. Ngay ngày mai, hãy thử làm những việc bạn chưa từng làm, dù nhỏ bé và đơn giản nhất thôi: hãy cười với một người lạ cùng tòa nhà, hãy đi một con đường khác tới công ty, hãy gọi một món ăn nghe tên thật lạ, hãy nghĩ một cách giải quyết khác cho công việc quen thuộc hàng ngày…

Những thứ nhỏ bé này có thể đem đến cho bạn nhiều nguồn cảm hứng để bắt đầu những trải nghiệm khác to lớn hơn, bắt đầu hành trình lắp ghép cuộc đời mình bằng những điều mới mẻ và thú vị.

[Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu – Phi Tuyết]

Hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh [chị] về vai trò của trải nghiệm đối với tuổi trẻ.

Đáp án

Gợi ý cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về một vấn đề xã hội

A – Phần mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghị luận: vai trò của trải nghiệm đối với tuổi trẻ.

B – Phần thân đoạn

– Giải thích: Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm.

– Bày tỏ ý kiến: Trải nghiệm có vai đặc biệt quan trọng đối với con người, đặc biệt là tuổi trẻ, vì:

+ Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp người trẻ mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp tuổi trẻ gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời.

+ Trải nghiệm giúp tuổi trẻ khám phá phá chính mình để có lựa chọn đường đời đúng đắn.

+ Trải nghiệm giúp người trẻ dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.

+ Thiếu trải nghiệm cuộc sống của tuổi trẻ sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích…

+ Lấy dẫn chứng về những người trải nghiệm để chứng minh.

– Bàn mở rộng:

+ Khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích.

– Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kĩ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Cá biệt, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…

C – Phần kết đoạn: Nêu bài học nhận thức và hành động:

Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn. Khẳng định lại vấn đề cần bàn luận.

Xem thêm:

Thi vào 10 Tiếng Anh: Phân tích và chữa chi tiết 2 đề chuẩn cấu trúc

Thi vào 10 Hà Nội: Đề thi thử Tiếng Anh có đáp án chi tiết

Đề thi chuyên Anh HN – Ams có đáp án chi tiết

3, Chữa các đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9 mẫu: Dạng 2: Nghị luận về tư tưởng đạo lý

Ngạn ngữ Pháp có câu: Những tư tưởng lớn thường xuất phát từ trái tim lớn, những ân tình nặng thường đến từ lẽ phải. Ý kiến của anh [chị]

Hướng dẫn làm bài:

Trong bộ đề nghị luận xã hội 200 chữ những câu hỏi về tư tưởng đạo lý thường là những câu dễ. Khi gặp dạng đề nghị luận xã hội về vấn đề có tính chất khá quen thuộc, các em cần chú ý:

– Tránh thái độ chủ quan.

– Đọc kĩ, xem xét kĩ yêu cầu của đề. Bởi vấn đề đưa ra có thể quen thuộc nhưng thông thường đều có tính chất cập nhật, gắn với đời sống hiện đại

– Nên chú ý xây dựng luận điểm có tính sáng tạo, đảm bảo được tính chất cập nhật đó.

Hướng dẫn làm bài:

A – Phần mở đoạn: Giới thiệu về câu ngạn ngữ trong đề bài

B – Phần thân đoạn:

1, Giải thích câu ngạn ngữ:

– Tư tưởng lớn là những tư tưởng đem đến những phát minh hay những cống hiến vĩ đại cho nhân loại về kinh tế, chính trị, khoa học,… người có tư tưởng lớn là vĩ nhân, con người kiệt xuất.

– Trái tim lớn là trái tim cháy bỏng đam mê, khát khao sáng tạo không ngừng hướng tới những điều tốt đẹp cho con người.

– Ân tình nặng là tình yêu thương sâu nặng, sự gắn bó, sẻ chia giữa con người với con người.

– Lẽ phải là những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Như vậy, trái tim lớn là nguồn gốc tạo nên tư tưởng lớn và lẽ phải là cái gốc để đem đến những ân tình sâu nặng.

2, Phân tích, lý giải:

– Câu ngạn ngữ phản ánh một quy luật, trái tim lớn là nguồn gốc của tư tưởng lớn. Nhờ sự thôi thúc của trái tim lớn mà nhân loại có được những phát minh, cống hiến vĩ đại trên các lĩnh vực, làm giàu thêm kho tàng tri thức của loài người.

Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người mang trong mình trái tim cao cả, sẵn sàng hi sinh để cho những tư tưởng lớn ra đời. Thực tế, nhiều nhà tư tưởng lớn của thế giới cũng như của nước ta đều xuất phát từ trái tim mãnh liệt hướng tới những cống hiến cho con người.

Vì thế muốn có những tư tưởng lớn, con người phải có những đam mê, khám phá sáng tạo.

– Lẽ phải cũng là cái gốc của những ân tình sâu nặng. Đó chính là phẩm chất, đạo đức tốt đẹp giữa con người với con người, cá nhân với cộng đồng. Có thể nói tất cả những điều tốt

đẹp trong cuộc sống đều bắt nguồn từ lẽ phải.

– Câu ngạn ngữ đã chỉ ra mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa trái tim lớn với tư tưởng lớn, giữa lẽ phải với ân tình sâu nặng. Nếu không có trái tim lớn thì cũng không có được những tư tưởng lớn và không có lẽ phải thì cũng không có ân tình sâu nặng.

3, Mở rộng vấn đề:

Nhưng khi vận dụng vào đời sống cũng cần hiểu một cách linh hoạt: không phải khi nào trái tim lớn cũng đem đến những tư tưởng lớn, đúng đắn, tiến bộ và không phải khi nào lẽ phải cũng đem đến những ân tình nặng,…

– Tư tưởng lớn tác động trở lại giúp cho trái tim có thêm đam mê, nghị lực phấn đấu, vươn lên; ân tình sâu nặng cũng củng cố cho lẽ phải vững chắc hơn, đúng đắn hơn.

C – Phần kết đoạn: Rút ra bài học cho bản thân.

Đề thi thử vào lớp 10 môn toán: Bộ 4 đề chuẩn có đáp án chi tiết

Bộ 6 đề thi vào 10 môn toán có đáp án chi tiết – ôn thi THPT công lập và Chuyên

Cập nhật đề thi học kì 1 môn Văn lớp 9 [có đáp án]

3, Chữa các đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9 mẫu: Dạng 3: Đề NLXH tích hợp với câu Đọc hiểu

Đây là dạng đề nghị luận xã hội mới nhất: dạng đề tích hợp với câu hỏi Đọc hiểu. Thường sẽ gồm 4 câu hỏi ngắn và 1 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ. Cụ thể như sau

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

[1] Với lợi thế của người đi sau, chúng ta đã nhìn rõ những cơ hội và thách thức trong các tổ chức hợp tác với các nước láng giềng, khu vực và tổ chức toàn cầu như APEC, đặc biệt là WTO. Với vị thế và thương hiệu mới, lập tức nền kinh tế đất nước đã có những tín hiệu chuyển động mạnh mẽ…Nhịp điệu mới, tốc độ mới có thể sẽ đạt được cao hơn mục tiêu đề ra, thậm chí ở một số khu vực, bộ phận có thể trở thành nóng.

APEC – Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

[2] Với “lợi thế người đi sau”, chúng ta ứng phó, giải quyết thế nào với tốc độ nóng của phát triển để thực hiện đúng mục tiêu phát triển nhanh và bền vững? Thực tế cho thấy, trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng chỉ trên 7% hàng năm nhưng quá nhiều vấn đề tiêu cực của kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường xảy ra.

Sự nóng lên khá đột ngột của thị trường chứng khoán cho đến thời điểm này nói chung vẫn là tín hiệu tích cực về kinh tế nhưng về xã hội, những biểu hiện không thuận đã nhìn thấy được trong hiệu ứng nới rộng khoảng cách giàu – nghèo.

Cùng với biểu hiện không thuận này, những tệ nạn đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại, quan liêu, tham nhũng đang hoành hành đã làm cho một bộ phận xã hội giàu nhanh hẳn lên, cả chính đáng và không chính đáng, về hình thức dân giàu thì nước mạnh nhưng dân giàu mà không minh bạch, không kiểm soát được, không huy động được sự giàu có trong dân vào mục đích chung phát triển kinh tế – xã hội thì lại có tác động ngược lại […]

[3] Thực tế đất nước hiện nay cũng đã nóng lên với rất nhiều báo động về sự trì trệ, lạc hậu của lề lối hành chính, về sự yếu kém đầy rủi ro trong giao thông, sự lạc hậu gắn với nhiều căn bệnh trong giáo dục, y tế, những báo động của ô nhiễm môi trường từ thành thị đến nông thôn, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên rừng, sông suối và biển…

[4] Từ “lợi thế người đi sau”, chúng ta không chỉ học người ở cách làm giàu mà luôn phải tỉnh táo lường định trước, phải đầu tư nghiên cứu học hỏi để đề ra những biện pháp hữu hiệu phòng và chống, ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những tiêu cực, rủi ro, đổ vỡ trong cả kinh tế, xã hội và văn hóa.

[Nguyễn Mạnh – báo Quân đội Nhân dân ngày 03/03/2007]

Câu 1: Đặt một nhan đề phù hợp với nội dung đoạn văn bản.

Câu 2: Căn cứ vào nội dung đoạn văn và hiểu biết thực tế, anh/ chị hãy giải thích thế nào là “lợi thế người đi sau”?

Câu 3: Đọc kĩ đoạn văn [2] và cho biết đoạn văn được viết theo phương thức nào?

Câu 4: Bài học mà anh/ chị rút ra được khi nhìn nhận những thuận lợi và thách thức trong “Lợi thế người đi sau”?

LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]: Hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] thể hiện suy nghĩ của anh/chị về vai trò của tinh thần học hỏi trong bối cảnh của sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế – xã hội hiện nay.

Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được vai trò quan trọng của tinh thần học hỏi trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội.

A – Phần mở đoạn

B – Phần thân đoạn

1, Giải thích: Học hỏi là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, từ cuộc sống, từ các mối quan hệ, từ những người xung quanh. Quá trình học hỏi diễn ra lâu dài, bền bỉ.

2, Nêu luận điểm chính:

Đời sống xã hội, nền kinh tế hiện nay đều đang trong quá trình tăng trưởng mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức. Tinh thần học hỏi có vai trò vô cùng quan trọng, cần thiết, giúp mỗi người thích nghi với sự phát triển của xã hội, tận dụng cơ hội để phát triển cá nhân cũng như góp phần vào sự ổn định và phồn thịnh của cộng đồng. Học phải đi đôi với hỏi để biến tri thức thực sự thành của mình chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động.

3, Mở rộng, lật ngược vấn đề:

Nếu không chịu học hỏi thì sớm muộn cũng sẽ tụt hậu và bị đào thải khỏi xã hội hiện đại.

C – Phần kết đoạn: Liên hệ, rút ra bài học thiết thực cho bản thân: không ngừng học hỏi, chuẩn bị hành trang cho tương lai…

Nhìn chung, đề bài cho các đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9 thường chỉ xoay quanh 3 dạng bài cơ bản: NLXH về một vấn đề xã hội hay một hiện tượng đời sống; NLXH về tư tưởng đạo lí; NLXH tích hợp câu đọc hiểu. Để làm tốt cả 3 dạng bài này, các em chỉ cần nắm vững cấu trúc 3 phần rồi xây dựng dàn ý chi tiết tùy theo từng dạng, từng đề cụ thể

Gợi ý tài liệu ôn thi tuyển sinh vào lớp 10

Bộ sách ôn thi vào 10 cấp tốc: Đột phá 9+

Đồng giá 150k/ cuốn: Bí quyết chinh phục điểm cao lớp 9: Tổng ôn toàn bộ kiến thức lớp 9 cấp tốc, cầm chắc 9 điểm/ môn thi vào 10

Bộ sách ôn thi vào trường CHUYÊN đỉnh nhất

Mọi thông tin xin mời liên hệ:

  • CCBook – Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

Video liên quan

Chủ Đề