Cách làm bài văn miêu tả nội tâm năm 2024

– Trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 8, miêu tả chủ yếu được đề cập đến là dạng bài miêu tả bên ngoài. Đối với tả người, đó là miêu tả ngoại hình. Ngữ văn 9 tiếp tục rèn luyện về miêu tả, nhưng có nâng cao và phát triển thêm. Học sinh cần hiểu thế nào là miêu tả bên ngoài, thế nào là miêu tả nội tâm trước khi rèn kết hợp các yếu tố này trong tự sự.

– Đối tượng của miêu tả bên ngoài là những cảnh vật và con người với chân dung, hình dáng, hành động, ngôn ngữ, màu sắc,… có thể quan sát được trực tiếp. Còn đối tượng của miêu tả nội tâm là những suy nghĩ, tình cảm, những diễn biến tâm trạng của nhân vật,… những gì không quan sát được một cách trực tiếp.

– Giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm có mối quan hệ .với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả bên ngoài mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật. Và ngược lại, từ việc miêu tả tâm trạng nhân vật người đọc hình dung được hình thức bên ngoài.

Miêu tả nội tâm nhân vật là một bước tiến của nghệ thuật. Những tác phẩm vãn học dân gian, nhìn chung không có miêu tả tâm.trạng, nội tâm. Nhân vật trong truyện cổ dân gian chủ yếu tự bộc lộ mình qua hành động, sự việc, ngôn ngữ,… Tính cách nhân vật cũng đơn giản, một chiều, phần lớn là các nhân vật chức năng – loại nhân vật sinh ra chỉ để làm một việc, thực hiện một chức năng nào đó. Phải đến giai đoạn sau này của văn học viết, mới có miêu tả nội tâm, miêu tả tâm trạng.

1. Ghi nhớ

– Miêu tả nội tâm là tái hiện những suy. nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm tự sự.

– Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật ; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.

2. Bài tập

Bài số 14. Đọc phần trích của các văn bản dưới đây :

1. “Cụ Bá sinh một người con gái không biết tên là gì, người ta thường gọi nôm là Mít. Mặt tròn, má phình, chân tay mũm mĩm, da mịn, tóc dài, đứng lên còn chấm đất. Cô không đẹp lắm nhưng có duyên, cười rất tươi, má lúm đồng tiền tròn xoáy. .Cô thích đội khăn vuông mỏ quạ. Trời rét cũng như trời nóng, cô thích trùm khăn để khỏi xấu đôi má phình”.

[Theo Song An Hoàng Ngọc Phách]

2. “Đêm Hà Nội thật đẹp. Những con phố vắng. Hàng cây vào đông thưa lá. Mùi hoa sữa đặc quánh. Hường đã bao lần ước ao được đi trên con đường thoang thoảng mùi hoa sấu với người Hường yêu. Hai cô bạn đã ngủ. Hường lại để những ý nghĩ lướt đi trên con đường vắng”.

[Trích truyện ngắn Niềm tin của Nguyễn Thị Lan,

Giải Nhì cuộc thi viết truyện ngắn cho thanh niên, sinh viên, học sinh – NXB Giáp dục, 2004]

3. “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện :

– Thế nó cho bắt à ?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

– Khốn nạn… Ông giáo ơi ! Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì nó chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên… Này ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : “A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão cư xử với tôi như thế này ?”. Thì ra tôi bằng này tuổi đầu rồi còn tránh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !”.

[Trích Nam Cao, Lão Hạc]

4. “Về quê ! Lúc bức xúc, hoang mang nhất, tôi lại tìm về quê, hơi ấm mẹ sẽ làm tôi nhẹ nhõm và dịu lòng… Tôi bắt đầu vào đời từ năm năm trước : Ngày tôi rời quê ra thành phố, tôi hoan hỉ : Chào những ao tù nước đọng, chào đường làng gập ghềnh sống trâu, chào tuổi thơ nhọc nhằn tối ngày cắt cỏ chăn trâu, tóc cháy hòe vàng. Xa thật rồi những ngày tháng mười mót thóc dài lội bì bõm đạp rong rêu, gốc rạ. Bàn chân tôi không còn nứt nẻ đạp cỏ giẫm sương sớm, gánh năn lác khô đi ngược chiều gió thổi cuối mùa đông… Lòng háo hức, ý nghĩ nông nổi ngày xa quê ấy, buồn vui thời sinh viên, cay đắng lúc chờ xin việc… tất cả như vừa mới hôm qua”.

[Trích truyện ngắn Những bước đi vào đời của Sương Nguyệt Minh –

Giải Nhì cuộc thi viết truyện ngắn cho thanh niên,

sinh viên, học sinh, NXB Giáo dục, 2004]

  1. Nêu nội dung của các văn bản trích trên, mỗi nội dung chứa trọn từ 1 đến 2 câu văn.
  1. Tìm những câu văn, đoạn văn miêu tả cảnh sắc thiên nhiên bên ngoài, miêu tả ngoại hình của con người.

Tìm những câu văn, đoạn văn miêu tả nội tâm của nhân vật [tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật trực tiếp].

  1. Những; câu văn, đoạn văn miêu tả cảnh sắc thiên nhiên bên ngoài hoặc ngoại hình của nhân vật ờ các văn bản trên, có mối quan hệ gì trong việc thể hiện nội tâm nhân vật ? Hãy phân tích để làm rõ.

Từ đó có thể phân biệt được thế nào là miêu tả nội tâm trực tiếp, thế nào là miêu tả nội tâm gián tiếp không ?

Bài số 15. Từ chỗ hiểu về miêu tả nội tâm nhân vật, hãy chọn 1 hoặc 2 đoạn văn trích trong các tác phẩm đã học, vận dụng để phân tích những câu văn miêu tả nội tâm trực tiếp, gián tiếp và kết luận về cái hay của cách miêu tả sâu Sắc này trong văn tự sự.

Bài số 16. Để giải một bài tập : Tìm những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích [Truyện Kiều, Nguyễn Du], một bạn học sinh đã chọn các câu thơ dưới đây. Theo em, cách chọn của bạn học sinh này đúng hay sai ? Vì sao ?

– Những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài lầu Ngưng Bích :

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,

Vẻ non xa, tẩm trăn ẹ gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

Hoặc :

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

– Những câu thơ miêu tả nội tâm :

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai ?

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Bài số 17. Đọc nhiều lần đoạn trích Mã Giấm Sinh mua Kiều – Truyện Kiều – Nguyễn Du].

  1. Em có đồng ý không nếu bạn em chọn hai câu thơ sau đây là hai câu miêu tả ngoại hình của Mã Giám Sinh ?

Quá niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao

– Hai câu thơ miêu tả trên có giúp người đọc hiểu phần nào phẩm chất bên trong của Mã Giám Sinh không ? Phân tích.

  1. Một bạn học sinh khác đã chọn bốn câu thơ dưới đây [cũng trong đoạn trích trên] miêu tả nội tâm của Thuý Kiều. Em có đồng ý không ? Tại sao ?

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng /

Ngại ngùng dín gió e sương

Ngừng hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày.

Bốn câu thơ miêu tả trên về Thuý Kiều có giúp người đọc hiểu thêm được hình thức bên ngoài của nàng Kiều không ? Vì sao ?

Chủ Đề