Cách khắc phục tình trạng học online

Trong giờ học online của học sinh lớp 1 Trường tiểu học Tràng An [quận Hoàn Kiếm], cô giáo đang hướng dẫn cách viết các nét cơ bản, bỗng màn hình dừng, khiến cả lớp ngơ ngác. Thì ra, cô giáo bị “out” khỏi phòng Zoom. Lớp học mất thêm thời gian mới có thể ổn định lại như cũ. Giờ học vì vậy cũng phải kéo dài hơn mới hoàn thành lượng kiến thức cần dạy. Đây là tình huống rất thường gặp của những buổi học trực tuyến mấy ngày qua.

Năm học trước, học sinh ở Hà Nội đã có giai đoạn ngắn học theo hình thức trực tuyến nên không còn lạ lẫm, bỡ ngỡ với hình thức này. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc học và dạy được trơn tru. Nhiều buổi học đã gặp sự cố nghẽn mạng.

Nhiều trường đã linh hoạt, sắp xếp thời khóa biểu cho học sinh lệch nhau để tránh nhiều người truy cập cùng thời điểm. Với những hôm gặp sự cố, giáo viên đã báo cáo nhà trường để thống nhất với gia đình học sinh dạy bù vào thời điểm khác. Trường tiểu học Trường Yên [huyện Chương Mỹ] chuyển sang sử dụng phần mềm Google Meet thay cho Zoom để đường truyền ổn định hơn. Nhờ đó, các tiết học cũng ít gặp sự cố. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết: Sở đã trao đổi với các đơn vị viễn thông giữ ổn định, mở rộng băng thông đường truyền, đồng thời, hướng dẫn các trường triển khai, thực hiện nhiệm vụ dạy - học online, chủ động bố trí khung thời gian hợp lý, lệch nhau.

Chuyển sang dạy học trực tuyến, thầy, cô giáo cũng dần trở thành các “chuyên gia công nghệ”. Ngoài soạn nội dung kiến thức, giáo viên phải học hỏi, mày mò để sử dụng thành thạo các thiết bị, ứng dụng trong thiết kế và điều hành giờ học điện tử. Cô Đinh Thu Hiền [giáo viên Trường tiểu học Đoàn Kết, quận Long Biên] chia sẻ, bên cạnh kiến thức được tập huấn, các thầy, cô giáo tự lên mạng tìm hiểu hoặc nhờ người khác hướng dẫn cách làm video, PowerPoint, cách lưu trữ, trình chiếu, đẩy lên mạng… Để các video đạt chất lượng, các thầy, cô giáo thường phải chọn khu vực yên tĩnh để quay, thức đêm làm để không bị tiếng ồn ảnh hưởng. Để hỗ trợ giáo viên và học sinh, ngành giáo dục đang đẩy mạnh việc xây dựng kho học liệu trên Cổng thông tin điện tử kết hợp với kênh Youtube. Các học sinh, phụ huynh, thầy, cô giáo có thể dễ dàng tiếp cận các bài học này, hoặc qua các bài giảng được phát trên truyền hình. 

Với phương châm “không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau”, Công đoàn ngành giáo dục phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang tích cực thực hiện Chương trình “Máy tính cho em” và đã trao nhiều máy tính, thiết bị tặng các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên Vũ Thị Thu Hà cho biết: “Chúng tôi đang đề nghị các trường rà soát, báo cáo những trường hợp học sinh khó khăn, chưa có thiết bị học trực tuyến. Khuyến khích các đơn vị hỗ trợ trực tiếp cho các trường hợp này. Đồng thời, tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, nhà hảo tâm đóng góp chương trình "Máy tính cho em" nhằm giúp đỡ những học sinh đang thiếu thiết bị học tập. 

Hưởng ứng hoạt động ý nghĩa này, nhiều trường học, thầy, cô giáo, nhà hảo tâm cùng nhau tích cực tìm cách nhanh chóng trang bị máy móc cho học sinh. Trường tiểu học thị trấn Phùng [huyện Đan Phượng] có hai học sinh không có điều kiện mua thiết bị học trực tuyến. Trường đã trao tặng mỗi học sinh này một chiếc điện thoại thông minh. Tại huyện Đan Phượng, Trường THCS Thọ An cũng có hai học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Giáo viên trong trường cùng nhau đóng góp gần 11 triệu đồng để mua máy tính trao tặng các em… Anh Hồ Quang Hải [ở ngõ 537 Bát Khối, quận Long Biên] cho biết: “Hưởng ứng chương trình “Máy tính cho em” do thành phố phát động, chúng tôi kêu gọi mọi người quyên góp thiết bị hoặc linh kiện máy tính, điện thoại bị hỏng, không dùng tới. Sau đó, chúng tôi sửa chữa, thay thế linh kiện, rồi chuyển thiết bị tới các trường hợp cần hoặc thông qua các trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo, hỗ trợ học sinh còn khó khăn về thiết bị học trực tuyến”.

NGUYÊN TRANG

17:09 | 14/09/2021

Việc tổ chức dạy và học trực tuyến cho học sinh được xem là phương án nhằm duy trì tiến độ học tập của học sinh trong bối cảnh dịch Covid 19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, một trong những vấn đề nan giải nhất trong việc dạy học trực tuyến hiện nay là tình trạng đường truyền không ổn định, các phần mềm dạy trực tuyến bị quá tải.

Qua thực tế tuần đầu tiên triển khai dạy học trực tuyến, bên cạnh nỗi lo thiếu thiết bị dạy học, giáo viên, học sinh nhiều nơi gần như bất lực vì máy cứ "quay vòng vòng", liên tục bị out ra khỏi phòng học trực tuyến do đường truyền chậm hoặc kết nối bị gián đoạn.

Em Hoàng Xuân Nguyên, học sinh trường THPT Chu Văn An nhiều lần không đăng nhập vào phầm mềm học trực tuyến

Tại tiết dạy học trực tuyến môn lịch sử của lớp 9A6 Trường THCS Nguyễn Tất Thành, TP. Gia Nghĩa vào sáng ngày 13/9, theo sĩ số của lớp có đến 40 học sinh, nhưng chỉ có 21 học sinh đăng nhập thành công vào phòng học trực tuyến, số còn lại không đăng nhập vào được do nghẽn mạng. Để hỗ trợ những học sinh không thể đăng nhập vào lớp học trực tuyến, bên cạnh việc tìm nguyên nhân khắc phục, giáo viên phải thực hiện nhiều hình thức khác để gửi bài, giải đáp thắc mắc, sửa bài tập cho học sinh.

Lớp học trực tuyến thường xuyên bị thiếu số học sinh do đường truyền không ổn định

Theo Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông, từ ngày 6/9, hơn 7.000 học sinh bậc THCS và THPT tại Đắk Nông bước vào giảng dạy trực tuyến thông qua phần mềm Zoom, Google Meet hay nhiều nền tảng công nghệ khác. Tuy nhiên sau 1 tuần triển khai dạy học trực tuyến nhiều học sinh và giáo viên gặp khó khăn do đường truyền không ổn định, các phần mềm dạy trực tuyến bị trục trặc, quá tải. Trước tình trạng trên, Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục cần bố trí khung thời gian thích hợp để giảm mật độ truy cập cùng một thời điểm. Ngoài ra có thể linh hoạt chia nhỏ lớp học, kết hợp các hình thức khác nhau. Ví dụ gửi video bài giảng cùng với việc giao nhiệm vụ cho học sinh qua Zalo, email, các group trên Facebook. Bên cạnh đó, Sở sẽ làm văn bản gửi Sở Thông tin và truyền thông chỉ đạo các nhà mạng trên địa bàn khắc phục hạn chế, nâng cấp đường truyền để việc dạy học trực tuyến được đảm bảo ổn định.

Ngành giáo dục và đào tạo đã có những chỉ đạo nhằm đảm bảo chất lượng dạy học trực tuyến

Theo ghi nhận của các nhà mạng, từ ngày 6/9, khi nhiều địa phương triển khai dạy và học trực tuyến, nhu cầu sử dụng Internet cố định tăng đột biến. Mặt khác do ảnh hưởng từ 2 sự cố cáp quang biển diễn ra cùng lúc trên 2 tuyến cáp AAG và AAE-1 đã ảnh hưởng tới truy cập của khách hàng đến các trang website quốc tế. Tuy nhiên, với những khó khăn, hạn chế mà hiện nay giáo viên và học sinh đang gặp phải trong quá trình dạy học trực tuyến, đề nghị các nhà mạng sớm có giải pháp kỹ thuật cải thiện để nâng cấp hệ thống, mở rộng băng thông đường truyền, để việc dạy học được đảm bảo ổn định, tránh gián đoạn./.

T/h: Hoàng Hoa – Văn Chinh

Trong tình hình dịch bệnh covid căng thẳng như ngày nay thì việc đến trường học tập sẽ trở thành một vấn đề đau đầu. Nhưng tình trạng nghỉ hè bất đắc dĩ này kéo dài cũng không phải là tốt cho các học sinh, sinh viên. Vì thế, bộ giáo dục cũng đã thống nhất sẽ cho học sinh trở lại học tập bằng phương pháp học online tại nhà. Điều này sẽ dẫn đến nhiều rắc rối, nhưng trước mắt sẽ là việc mất tập trung trong học tập online. Từ đó bài viết này sẽ có sứ mệnh giúp các bạn học sinh, sinh viên khắc phục việc bị mất tập trung. Vì đây là vấn đề  mình mắc phải nên những giải pháp dưới đây cũng là cách mà mình đã áp dụng.

1. Nguyên nhân mất tập trung

1.1. Gần với nhiều thiết bị

Các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng hay laptop sẽ là nguyên nhân gây ra mất tập trung trong việc học tập. Cũng như việc nhu cầu cá nhân và việc ăn uống. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập. Vì não bộ con người sẽ không thể làm nhiều việc cùng một lúc. 

Điều này được chứng minh khi bạn làm làm nhiều việc, não sẽ bị phân tán sự chú ý. Và sự tập trung cho bài học cũng giảm đi. Sau buổi học bạn sẽ cảm thấy chẳng đọng lại được tí kiến thức nào.

1.2. Không gian

Đây cũng là vấn đề nan giải. Vì khó có thể có được không gian yên lặng khi mùa dịch mọi người đều ở nhà. Dù vô tình hay cố ý thì trong giờ sinh hoạt mọi người ít nhiều cũng gây ra tiếng động. 

Thậm chí sẽ có các buổi ca nhạc văn nghệ tại gia của các vị hàng xóm xung quanh. Nếu là tiếng nhạc ca hát thỉnh thoảng để giải tỏa nỗi niềm mùa dịch sẽ không đáng nói. Nhưng các việc này cứ diễn ra hàng ngày thì sẽ gây ra ô nhiễm tiếng ồn và ảnh hưởng đến cộng đồng. Và bạn sẽ lâm vào tình trạng mất tập trung trong học tập online.

1.3. Bài giảng không thu hút

Nếu là sinh viên đại học thì chắc hẳn bạn cũng nhận ra rằng không phải cách dạy của giáo viên nào cũng hợp với cách học của bạn. Ngoài ra, trang web học tập của các trường đại học đều xảy ra lỗi mạng hoặc bị sập web do đường truyền và lượng truy cập lớn.  

Từ đó có thể lý giải, giáo viên dạy hay, bài giảng thu hút, học tập không bị áp lực mà còn thoải mái vui vẻ. Thì học sinh, sinh viên sẽ có hứng thú học tập và động lực học tốt hơn. 

[source: pexels]

>> Xem thêm:Tuổi Trẻ Nên Hưởng Thụ Hay Học Tập

1.4. Thiếu sự tương tác

Điều này sẽ ít ai để ý đến nhưng nó thật sự rất ảnh hưởng đến thái độ học tập dù là học online hay offline. Nếu buổi học không có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh thì sẽ trở nên rất nhàm chán. 

Giáo viên thì chiếu slide và giảng bài luyên thuyên. Còn người học chỉ nghe gây ra tẻ nhạt và dẫn đến bị mất tập trung. Tuy là lời thầy giảng rất hay và hữu ích nhưng ngồi nghe thôi cũng rất buồn tẻ. Từ đó học sinh sẽ nghe tai này qua tai kia, kết buổi cũng chẳng đọng lại tí kiến thức nào.

Vì vậy, khi dạy giáo viên có thể tổ chức các trò chơi đố vui nhỏ liên quan đến nội dung học. Còn về phần học sinh, sinh viên nên tương tác hoặc có thể vừa nghe giảng vừa ghi chú lại các ý thầy/cô dạy. Hoặc theo cách mình thường dùng để khắc phục là mình sẽ lặp lại lời thầy nói trong đầu. Kết quả là sẽ kéo lại sự tập trung nếu sơ sẩy hồn bay lên mây lúc nào không hay. 

Không phải là nhại lại lời thầy mà sao nhãng, lặp lại các từ khóa và ghi chép lại. Cứ một câu nhỏ thầy nói, mình sẽ lặp lại vài từ mấu chốt. 

2. Biện pháp khắc phục

2.1. Hãy kỷ luật với bản thân

Sẽ không có ai lúc nào cũng có nhiều thời gian mà cạnh bạn để nhắc nhở khi hay bị mất tập trung. Vì vậy tốt nhất nên ý thức và khắt khe với bản thân để đạt kết quả tốt trong học tập. Hãy nên lập thời gian biểu và lịch học ra để có thể quản lý tốt thời gian của bạn.

2.2. Xử lý các thiết bị

Khi học tập để tránh bị mất tập trung thì bạn nên tắt âm điện thoại hay cách ly nó. Vì nó chính là nguyên nhân quyến rũ bạn trong lúc học tập. 

Nếu học online thì chắc sẽ dùng thiết bị như máy tính hay điện thoại. Thì bạn hãy cố gắng mở slide bài giảng của thầy cô full màn hình. Và tránh mở app khác mà chơi game hay lướt fb. Và biện pháp khắc phục của Eti là mình sẽ quay màn hình slide của thầy. Lúc đó sẽ chú ý và thận trọng hơn cũng như các hoạt động khác làm gây nhiễu âm thanh hay mở nội dung khác. Từ đó sẽ không còn việc nào khác để gây ảnh hưởng. Và mình sẽ chỉ có thể nhìn slide của thầy mà tập trung học online.

2.3. Tìm không gian yên tĩnh

Nghỉ dịch thì ai cũng sẽ ở nhà, nhiều người thì không gian cũng mất đi sự tĩnh lặng. Vì vậy hãy tìm cho mình không gian riêng để học như vào phòng chốt cửa. Và nói với người thân hãy nhỏ tiếng trong lúc bạn tham gia học online.

[sourec: pexels]

2.4. Tạo thói quen ghi chép

Đối với các bạn học sinh cấp 2, 3 thì việc ghi chép không còn xa lạ nữa. Nhưng với sinh viên đại học như mình thì sẽ dần bị quên đi. Thay vì ghi chép, thầy cô sẽ cho chúng mình file bài giảng để đi in ra. Từ đó nếu mất tập trung học tập sẽ không có ý để ghi vào vở. Vì thế, cần tập thói quen ghi chú lại các ý quan trọng.

Cũng như ở trên thì phương pháp mình làm là lặp lại ý thầy nói để chép vào vở. Và việc làm này tránh sự mất tập trung trong việc nghe thầy giảng.

Trên đây là các kinh nghiệm do chính bản thân mình rút ra trong quá trình học tập online mùa dịch. Vì thế có rất nhiều sai sót, mình mong các bạn độc giả sẽ bỏ qua. Các bạn có kinh nghiệm gì thêm hãy comment ở dưới và cùng nhau bàn luận nhé!

Và đây là “Góc nhỏ” cảm xúc của Eti!

Video liên quan

Chủ Đề