Cách học tiếng lóng LGBT

Sính ngôn ngữ ẽo ợt để mua vui

Đang cao trào trong bữa tiệc sinh nhật, Thanh Hiền không ít lần sởn gai ốc với câu nói đùa của cậu bạn. Thi thoảng để tếu táo cho câu chuyện vui của mọi người, Hòa lại chêm thêm một câu cửa miệng: Nỡm ợ! rồi, khỉ gió nhà ngươi!

Từ nhại ngôn ngữ ẽo ợt đến hành động đồng tính luôn có khoảng cách mong manh. Ảnh minh họa.

Và sau buổi sinh nhật ấy, dù trong lòng rất khó chịu, Thanh Hiền, cô sinh viên năm thứ hai Đại học Mỏ không thể khước từ ngôn ngữ được thịnh hành mà phải hòa nhập để chiều lòng bạn. Nhưng càng dấn vào cuộc chơi, cô càng thấy rõ bản chất thú chơi tai quái, bồng bột của tuổi mới lớn.

Những câu nói ẽo ợt, điệu chảy rớt đến rùng mình của Hòa cùng với những pha cười phá lên của đám bạn khiến Thanh Hiền thấy sợ lúc đầu nhưng sau cũng thấy hay hay, buồn cười. Nhưng sâu trong tâm thức cô vẫn hiểu đó chính là căn nguyên dẫn đến những thói quen khó sửa.

Tội vạ tại miệng, trăm thứ tại miệng mà ra, những âm thanh nửa nam, nửa nữ đã được cô và bạn bè lĩnh hội nhanh chóng thành câu cửa miệng. Rồi theo thói quen thành câu cửa miệng Thanh Hiền dùng mọi nơi, mọi chỗ với bạn bè cũ, mới, thậm chí thường xuyên dính chưởng buột miệng trong phát ngôn trong các buổi sinh hoạt lớp và giao tiếp với gia đình. Dần dần, đã thành thói quen, những ngữ điệu kiểu xăng pha nhớt kèm những hành động mượt mà đã biến Hiền thành con người khác.

Hậu quả, trong một đám giỗ sum họp rất đông họ hàng, để khen gợi đứa em, Thanh Hiền sính luôn từ lóng quỷ sứ, nỡm ạ!. Mọi người bất ngờ, choáng trước cách ăn nói của cô cháu gái ngoan hiền. Và sau đó, cô vẫn vô tư thể hiện thói quen phong trào để chơi đùa với các anh chị em họ hàng khiến các trưởng lão trong họ phật yá̊.

Cũng sau buổi giỗ, tin đồn Thanh Hiền bị đồng tính lan truyền khắp làng làm bố mẹ cô mất ăn, mất ngủ và hoài nghi về bệnh chân tay miệng của con gái. Bố mẹ cô phải cất công lên Hà Nội kiểm duyệt mọi sinh hoạt của Hiền và đưa Thanh Hiền tới bác sỹ tâm lý khám bệnh.

Kết quả nhận định của bác sỹ không hề có vấn đề gì liên quan đến đồng tính và thần kinh, bố mẹ Hiền mới thở phào nhẹ nhõm và tin con gái chỉ là nạn nhân của việc lây lan những tiếng lóng phong trào của giới trẻ.

Không chỉ có Hiền mà bạn bè của cô cũng không ít lần bị hiểu nhầm tai hại về việc sính tiếng lóng phong trào kiểu này.

Dễ đánh mất mình

Những cảm xúc quá đà, bột phát, hay những cuộc xõa hết mình, các bạn trẻ thường hay thể hiện cá tính nhất thời và có những hành động lập dị để giải trí, giải sầu quên đi tâm trạng hiện tại. Và môi trường phóng túng trong các cuộc chơi là mảnh đất màu mỡ cho những tiếng lóng dân chơi, tiếng lóng phong trào, những câu cửa miệng, những lời nói thiếu văn hóa.

Từ đó những tiếng lóng được phổ biến phát đi mọi nơi, mọi ngõ ngách, hàng quán, nơi đóng đô thường xuyên của dân teen [tuổi mới lớn]. Và khi đã thành phong trào thì không có một cản trở nào, một sự e ngại nào có thể khiến dân teen mảy may suy nghĩ đến những tác hại của nó.

Ngược lại, vô hình trung, teen bị cuốn vào những vòng xoáy của thú chơi chữ kì quái của chính mình.

Lan Hoa, từng là thủ khoa ngành maketting Trường ĐH Ngoại thương. Tốt nghiệp bằng ưu nhưng do trái tính Hoa khoái dùng tiếng lóng và bị quy chụp rồi bị nhiễm lúc nào không hay.

Trong cuộc liên hoan, Hoa được chứng kiến những tay chơi đẳng cấp của hội tự sướng, phát cuồng vì những sở thích bản thân. Từ việc khoái dùng những tiếng lóng đồng tính, Hoa nhanh chóng quen thân với đám bạn rồi dùng vô tội vạ tiếng lóng theo cảm xúc thăng trầm buồn vui thường ngày.

Sau những thói quen ngông dùng tiếng lóng với mọi người xung quanh, Hoa cảm thấy thích thú với sự tự do, cảm giác được tôn trọng và đề cao bản thân mà thứ ngôn ngữ này đưa lại.

Hoa không còn e ngại mà sẵn sàng dùng ngôn ngữ ẽo ợt quái đản nhất có thể làm cho đối phương gục ngã. Cô tự tin thể hiện những kiểu tóc nam diễn viên, ca sĩ hót, diện những bộ đồ không giống ai, dùng nước hoa của đàn ông cố gắng khẳng định chất men trong mình.

Nguy hiểm hơn, cô còn thấy thú vị với tất cả và thấy mình như được khám phá trong một thế giới mới.

Nhưng cuộc vui nào cũng đến lúc tàn. Khi cô nhận ra trong công ty ai cũng nhìn mình với con mắt ái ngại, thậm chí ở tuổi 26 cô chưa từng có người yêu, lúc đó Hoa mới sực tỉnh.

Nhưng người lo lắng nhất trong chuyện này lại chính là cha mẹ cô. Những ngôn từ được phát ra từ chính con gái và sự bảo thủ để bảo vệ cái tôi trong cô đã lấn át những lời khuyên để bây giờ Hoa nhận ra sự mệt mỏi trong con đường tìm đường lại chính mình.

Thói quen sử dụng tiếng lóng và ngữ điệu khi giao tiếp đã ăn sâu thành thói quen sinh hoạt hàng ngày là điều Hoa đang rất khó khăn để từ bỏ.

Tình cờ gặp chị tại một cuộc hội thảo và được chiêm nghiệm với từng khoảnh khắc hài chảy nước mắt về thú chơi kỳ lạ một thời. Thế giới lạ mà chị Hoa từng nếm trải có không ít tai nạn khóc dở, mếu dở với đủ quái chiêu.

Trái ngược với bản tính hiền dịu khi nói chuyện với tôi là những câu chuyện khó tin. Chị kể, chị từng phải thử qua rất nhiều loại dây thun vải, nịt vòng một thật chặt để có thể ăn khớp với tiếng lóng của hội đồng tính giả trong các cuộc họp nhóm. Hoặc tai nạn chết người khi ra đường gặp phải đứa con gái sát trai, nhầm tưởng chị là đàn ông, đành dùng chiêu giọng ái đồng tính để thức tỉnh bóng hồng.

Hài nhất là câu chuyện của cô bạn cùng nhóm chơi ngông sính ngôn ngữ đồng tính giả khi xuất chiêu với công an giao thông. Chị này chẳng may vượt quá đèn đỏ và bị công an tuýt còi và yêu cầu: Đề nghị anh xuất trình giấy tờ. Chị này liền áp dụng tiếng lóng chuyên dụng của nhóm nỡm ạ!.

Anh công an chỉ nghe đến đó toát mồ hôi hột không nói gì mà chỉ thẳng đường cho chị đi. Nhưng cũng không ít lần khác các chị bị lĩnh đủ những câu chửi mỉa mai đầy châm chọc là đồng tính khiến chị có suy nghĩ, quyết tâm tìm lại về cội nguồn văn hóa ngôn ngữ chuẩn mực.

Bình Minh


Video liên quan

Chủ Đề