Cách hô hấp nhân tạo khi bị đuối nước

Cách hô hấp nhân tạo khi bị đuối nước

Sơ cứu và bảo quản chi bị đứt lìa trong cấp cứu

Tai nạn khiến chi bị đứt rời là một tình trạng cấp cứu. Bên cạnh việc giữ tính mạng bệnh nhân thì cách bảo quản chi thể bị đứt lìa cũng vô cùng quan trọng. Sơ cứu và bảo quản ...

Đọc thêm

Cách hô hấp nhân tạo khi bị đuối nước

Cấp cứu ngạt nước

Ngạt nước có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, ngay cả những người bơi thành thạo cũng có thể bị đuối nước. Nếu không được cấp cứu kịp thời, xử lý đúng cách thì tỷ lệ tử vong ...

Đọc thêm

Đuối nước là một tai nạn gây tình trạng ngạt thở cấp tính, dẫn đến ngừng thở, ngừng tim. Khi bị ngạt thở do đuối nước, nếu nạn nhân được sơ cứu kịp thời, tích cực và đúng phương pháp sẽ có khả năng được cứu sống, ngược lại thì khả năng tử vong rất cao hoặc có thể để lại di chứng tổn thương não nặng nề.

17:01 02/08/20 5.951 lượt xem

Cơ chế tổn thương do đuối nước Có 2 dạng đuối nước, đuối nước ướt và đuối nước khô. Đuối nước ướt là do hít nước vào phổi, sau khi nước vào phổi gây ngập lụt trong lòng các phế nang, phế quản làm cản trở quá trình trao đổi khí dẫn đến ngạt thở, suy hô hấp cấp. Còn đuối nước khô là do hít phải nước một cách đột ngột gây phản xạ co thắt thanh quản, ngừng thở đột ngột dẫn đến ngừng tim ngừng thở nhưng không có nước trong lòng phế quản và phế nang. Khi bị đuối nước ướt hoặc đuối nước khô, nạn nhân có thể rơi vào trạng thái ngạt thở cấp tính. Tình trạng ngạt thở cấp tính này dẫn đến hiện tượng thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào của toàn cơ thể và khoảng từ 2 đến 3 phút sau nạn nhân có thể bị tử vong. Khi bị ngạt thở do đuối nước, nếu nạn nhân được sơ cứu kịp thời, tích cực và đúng phương pháp sẽ có khả năng được cứu sống, ngược lại thì khả năng tử vong rất cao hoặc có thể để lại di chứng tổn thương não nặng nề.

Dấu hiệu nhận biết:


Nạn nhân ở dưới nước hoặc sắp có nguy cơ bị chìm. Dấu hiệu bị sặc nước như: Ho dữ dội, sặc sụa, mặt đỏ hoặc tím, khó thở hoặc ngừng thở. Bất tỉnh do ngừng thở, ngừng tim.

Cách hô hấp nhân tạo khi bị đuối nước
Cán bộ Hội Chữ thập đỏ thành phố Sầm Sơn hướng dẫn thao tác sơ cứu người bị đuối nước

Nguyên nhân Do úp mặt vào nước không tự thoát ra được; Bị rơi hoặc ngã xuống chỗ nước sâu, nước xoáy nguy hiểm; Không biết bơi; Bị chuột rút khi đang bơi, đang ở dưới nước; Do thiên tai, lũ lụt; Môi trường sống trong gia đình và cộng đồng không an toàn: Bể nước, giếng không nắp, ao, hồ...

Các bước sơ cứu đuối nước


Các bước trong quy trình kỹ thuật sơ cứu đuối nước trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh không thở, không mạch.

  • Bước 1: Gọi người đến trợ giúp để cùng cấp cứu. (Gọi ngay khi đang đánh giá nạn nhân).
  • Bước 2: Nhanh chóng đánh giá tình trạng để xử trí được đúng. (Xác định được nạn nhân còn thở không).
  • Bước 3: Khai thông đường thở nhằm loại bỏ dị vật, đờm dãi, bùn đất khiến nạn nhân tắc thở. (Ngửa cổ, nâng cằm há miệng nạn nhân để lấy được dị vật, đờm dãi.
  • Bước 4: Hô hấp nhân tạo 2 lần. 
  • Bước 5: Ép tim ngoài lồng ngực 30 lần để hỗ trợ tuần hoàn. (Yêu cầu ép nhanh, ép mạnh, không gián đoạn và để ngực phồng lên hết sau mỗi lần ép).
  • Bước 6: Tiếp tục thực hiện kỹ thuật hồi sinh tim phổi theo chu trình đến khi nạn nhân thở được và có mạch trở lại.
  • Bước 7: Kiểm tra sự tỉnh táo của nạn nhân.
  • Bước 8: Kiểm tra các tổn thương khác để xử trí được kịp thời.
  • Bước 9: Ủ ấm cho nạn nhân, theo dõi tình trạng nạn nhân để chống sốc, chống hạ đường huyết.
  • Bước 10: Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để được điều trị tốt hơn.

Cách hô hấp nhân tạo khi bị đuối nước
Hô hấp nhân tạo hỗ trợ người bị đuối nước

Cách hô hấp nhân tạo khi bị đuối nước

Ép tim ngoài lồng ngực để hỗ trợ tuần hoàn

Cách hô hấp nhân tạo khi bị đuối nước

Tổ chức dạy bơi cho người dân, nhất là trẻ em tại cộng đồng, hạn chế, kiểm soát các nguy cơ đuối nước trong gia đình và ở cộng đồng

Phòng ngừa đuối nước Tổ chức dạy bơi cho người dân, nhất là trẻ em tại cộng đồng; Hạn chế, kiểm soát các nguy cơ đuối nước trong gia đình và ở cộng đồng; Dự phòng, huấn luyện cấp cứu đuối nước, chủ động chuẩn bị phương tiện cứu hộ, sơ cứu đuối nước trong mùa mưa bão; Đảm bảo an toàn đi lại, sinh hoạt trong mùa mưa bão.

Lưu ý:

Không làm nghiệm pháp Heimlich và dốc ngược nạn nhân. Khi nạn nhân bị đuối nước thường bị ngạt thở, ngừng thở, ngừng tim do vậy việc đầu tiên là phải khai thông đường thở, thổi ngạt và ép tim. Dốc ngược nạn nhân sẽ làm chậm trễ việc cứu sống nạn nhân, nhất là trong trường hợp đuối nước khô, không có nước trong  phổi nạn nhân cho nên dốc ngược nạn nhân sẽ không có tác dụng.

Chỉ được phép vận chuyển nạn nhân bị đuối nước đến cơ sở y tế khi nạn nhân đã tự thở và có mạch trở lại.

Ngọc Bảo (Theo tài liệu Huấn luyện sơ cấp cứu cho tập huấn viên Chữ thập đỏ)

Cách hô hấp nhân tạo khi bị đuối nước

Cách hô hấp nhân tạo khi bị đuối nước

Cách hô hấp nhân tạo khi bị đuối nước

Cách hô hấp nhân tạo khi bị đuối nước

Cách hô hấp nhân tạo khi bị đuối nước

Cách hô hấp nhân tạo khi bị đuối nước

Cách hô hấp nhân tạo khi bị đuối nước

  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay3,743
  • Tháng hiện tại38,159
  • Tổng lượt truy cập4,474,569

Thời tiết nóng bức vào mùa hè khiến số người đi bơi tăng lên. Không chỉ đến các bể bơi, nhiều người còn tìm đến các ao hồ sông suối, dẫn đến việc xảy ra các vụ đuối nước thương tâm.

Trang bị kỹ năng cần thiết khi đi bơi, tìm đến những nơi có thể bơi lội an toàn... sẽ giúp giảm tai nạn đuối nước. Bên cạnh đó còn một vấn đề nữa vô cùng quan trọng. Đó là trang bị kỹ năng sơ cứu khi bị đuối nước. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, việc cứu người bị tai nạn đuối nước còn nhiều bất cập hay thậm chí sai lầm.

Các tình huống ngạt nước

Một số tình huống gây nên tình trạng ngạt nước là ngạt nước do kiệt sức hoặc không biết bơi; Ngạt nước (nước giật, sốc nước) do ngất khi tiếp xúc với nước; Ngạt nước do chấn thương; Ngạt nước do nhiệt hoặc chênh lệch nhiệt; Ngạt nước do dị ứng (hiếm gặp); Ngạt nước do sợ hãi (thường ở trẻ em); Ngạt nước trong khi lặn (ngất do chấn thương áp lực tai, phản xạ hít vào sau khi nhịn thở kéo dài, thiếu máu não do kiềm hô hấp, tai biến do giảm áp quá nhanh...).

Đuối nước thường dẫn đến tử vong

Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu ôxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Người ta thống kê thấy khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước. Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu ôxy não và bất tỉnh. Từ chỗ nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được. Đó cũng được gọi là chết đuối khô. Vì vậy khi gặp trường hợp đuối nước cần xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp.

Cách cấp cứu người bị đuối nước.

Nguyên tắc cấp cứu tại chỗ

Nguyên tắc này cần khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp ôxy cho nạn nhân. Do vậy việc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước:

Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước ta cần khẩn trương tìm cách đưa họ lên bờ. Nếu không biết bơi ta phải tìm khúc gỗ, phao... ném xuống cho họ bám vào để lên bờ hoặc chạy ngay đi tìm người đến cứu.

Tuyệt đối không nhảy xuống nước nếu không biết bơi. Vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì với được, kể cả người cứu nạn. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở.

Chỉ xuống cứu khi người cứu biết bơi, nếu không biết bơi cần gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu.

Cách sơ cứu khi trẻ bị ngạt nước

Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.

Bước 2: Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.

Bước 3: Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.

Nếu lồng ngực không di động, tức là trẻ ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức. Sau khi thổi ngạt 2 cái, cần kiểm tra xem tim trẻ còn đập hay không bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngực bên trái xem có tiếng tim đập không.

Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim trẻ đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái) theo tỷ lệ 15/2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người, hoặc 30/2 nếu có 1 người. Sau đó vừa làm vừa đưa trẻ đi viện.

Nếu trẻ còn tự thở, cho trẻ nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm. Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn.

Những việc làm không đúng cần tránh

Nhiều người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, đây là hành động hoàn toàn sai vì thứ nhất, nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Thứ 2 là khi ngạt nước thực ra nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.

Không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cứu nạn nhân, gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống. Điều này là do thiếu ôxy ở các tổ chức trong một thời gian dài, đặc biệt là não.

Lời khuyên của thầy thuốc

Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không. Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền. Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát. Đặc biệt, trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác. Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.

Theo Sức khỏe và đời sống