Cách giữ ấm phổi cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh mới sinh ra sức đề kháng còn rất yếu nếu không được chăm sóc tốt sẽ rất rễ bị viêm phổi. Nhất là đối với trẻ sinh non. Khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi mẹ cần chăm sóc tốt cho bé để bé nhanh chóng khỏi bệnh. Dưới đây Attipas chia sẻ mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị viêm phổi .

Cách giữ ấm phổi cho trẻ sơ sinh

*** Bài viết liên quan:

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng

Hướng Dẫn Mẹ Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 1 Tháng Tuổi

Hướng dẫn Mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi

1. Luôn giữ ấm cho bé, mình luôn cho bé mang vớ khi trời lạnh, và 100% vào ban đêm. Khi ra đường phải đội nón, vào trời lạnh thì nón len che tai, trời ấm thì nón vải.
2. Bé bị mồ hôi trộm thì lau mồ hôi cho bé liên tục, nếu không mồ hôi thấm ngược trở lại, hoặc quạt làm mồ hôi bay hơi thì bé dễ nhiễm lạnh.
3. Bé bị trào ngược dạ dày thực quản nên cho bé nằm đầu cao.
4. Sặc sữa: thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho bé trước khi bú sữa để làm thông đường thở.
5. Khi cho bé bú bình, nên đưa bình sữa góc miệng trước rồi mới để lại vị trí bình thường, nếu để bình sữa trực tiếp, có bé háu ăn sẽ nút mạnh và dễ sặc.
6. Không nên tắm cho bé quá lâu.
7. Không nên dùng máy lạnh và quạt chĩa thẳng vào chỗ bé nằm, nên cho quạt quay vào góc tường.
8. Đối với bé bú bình, nên cho bé uống nước ấm sau khi uống sữa để sạch miệng, nhớ rơ lưỡi cho bé.
9. Cho bé ở trong phòng im lặng, ít ánh sáng nhưng phải sạch sẽ, thoáng mát có thể để một chiếc gối mỏng dưới vai để bé thở dẽ hơn

Cách giữ ấm phổi cho trẻ sơ sinh

Một số điều mẹ cần biết.

Mặc dù đã hết sức cẩn thận nhưng đôi khi có những nguyên nhân nằm ngoài hiểu biết của chúng ta,

Viêm đường Hô hấp ở các bé sơ sinh tiến triển rất nhanh, trong trường hợp bé bị ho, sốt, thở khò khè
phải đưa bé đi khám nhanh.

Các Mẹ thường có thói quen khi thấy bé bị Ho là cho bé uống thuốc giảm Ho ngay, nhưng Ho là phản xạ tự nhiên, là cách mà cơ thể tống đàm nhớt ra ngoài nên các Mẹ cân nhắc thêm nhé.

Đối với bé khò khè, mình tích cực cho bé uống nước ấm, 1 phần cũng giúp đàm nhớt loãng ra để bé dễ thở.

Đặc biệt theo dõi nhịp thở của bé, nếu bé thở mà cánh mũi phập phồng, lồng ngực rút lõm, nhịp thở nhanh để báo bác sĩ điều trị kịp thời.

*** Bài viết liên quan: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Bệnh Viêm Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh