Cách giảm đau mụn ở mũi

Cách trị mụn bọc ở mũi thông qua thói quen hằng ngày kết hợp với phương pháp từ thiên nhiên luôn được nhiều chị em phụ nữ sử dụng. Theo đánh giá, đây là những cách mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc và khiến nốt mụn bọc biến mất nhanh chóng nhưng không để lại sẹo. Vậy đâu là cách trị mụn bọc an toàn và hiệu quả nhất. 

Mụn bọc có hình dáng to và gây đau nhói, cũng là một trong các loại mụn khó “đánh bay” nhất.  Đặc biệt khi mụn bọc mọc ở mũi, nó trở thành “khắc tinh đáng sợ” của chị em, khiến họ bất chấp tìm mọi cách để trị.

Mụn bọc là biến thể nặng hơn của mụn trứng cá

Mụn bọc là biến thể nặng hơn của mụn trứng cá. Khi mới xuất hiện, mụn bọc chỉ là một nốt sần nhỏ, có nhân mụn, có thể gây cảm giác ngứa. Khi những yếu tố bên ngoài tác động như bụi bẩn, dầu nhờn trên mặt, vi khuẩn, cá nhân người bị mụn không biết cách chăm sóc tốt, mụn sẽ dần phát triển, sưng to, đỏ, mưng mủ và gây cảm giác khó chịu, đau nhức. Sau khi xử lý, dễ để lại sẹo hoặc vết thâm trên da. 

Có 2 loại mụn bọc bạn cần lưu ý: mụn bọc trên da và mụn bọc ẩn dưới da.

Với mụn bọc trên da, chúng ta rất dễ nhận biết. Nhưng đối với mụn bọc dưới da, nhiều người dễ nhầm lẫn nó với mụn trứng cá. Tuy nhiên, nếu để ý, bạn sẽ thấy vị trí nốt mụn sẽ hơi sưng, vùng da xung quanh mụn bị cứng khi chạm tay, vùng mụn sẽ xuất hiện dịch vàng hoặc mủ. 

Mụn bọc không đơn giản chỉ là một loại mụn, mà nó còn phản ánh tình trạng cơ thể rất chuẩn. Cụ thể như những người thường xuyên nổi mụn bọc ở mũi nguyên nhân hầu hết là do cơ thể đang nóng trong người và gan đang không được tốt. 

Không những vậy, mụn bọc khi không xử lý đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho người bị mụn. Mụn sẽ ngày càng viêm nhiễm, lây lan sang vùng da lân cận, cảm giác đau kéo dài, thậm chí khiến người bị mụn sốt và mệt mỏi. 

Để tìm ra cách trị mụn bọc ở mũi chính xác nhất, bạn nên tìm hiểu thật kỹ các giai đoạn phát triển của mụn để áp dụng phương pháp kịp thời và đạt hiệu quả cao. 

Không chỉ ở mũi, mụn bọc ở má hay ở cằm đều phải trải qua những giai đoạn sau: 

  • Giai đoạn 1: Là mụn trứng cá trên da, bị tấn công bởi vi khuẩn, bụi bẩn và dầu nhờn, khiến nốt mụn bị viêm, bọc mủ. Lúc này, các vết mụn đang còn nhỏ và khó có thể nhận biết được mụn đó là mụn bọc. 
  • Giai đoạn 2: Mụn bắt đầu phát triển, lớn dần lên, hình thành nhân mụn, có dịch trắng hoặc vàng, khi vô tình đụng phải, lại có cảm giác đau, nhức. Tuy nhiên, lúc này bạn không nên tò mò mà chạm vào mụn vì sẽ khiến mụn bọc ở mũi bị chai, lâu lành và dễ để lại sẹo, thâm sau khi xử lý. 
  • Giai đoạn 3: Mụn chín, chỉ cần tác động nhỏ cũng sẽ vỡ, khi vỡ sẽ có mủ và máu kèm theo. Lúc này, cần phải xử lý hết máu bầm và thật khéo léo để đưa nhân mụn ra ngoài sao cho không để lại vết thâm và sẹo.
Quá trình hình thành mụn bọc

Mụn bọc nguy hiểm và khó chữa dù xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Không những vậy, mụn bọc phát triển phức tạp và khó loại bỏ một cách triệt để vì nguyên nhân xuất hiện là do yếu tố bên trong cơ thể. Nếu mụn bọc ở mũi xuất hiện nhiều, đây chính là báo hiệu cho cơ thể bạn không được khỏe, như: 

  • Dấu hiệu về các bệnh liên quan đến gan: xơ gan, viêm gan… 
  • Hệ tiêu hóa có vấn đề: bất ổn, dạ dày, nội tạng bị nóng.
  • Mụn bọc xuất hiện ở mũi và cằm: dấu hiệu cảnh báo các bệnh tim mạch, huyết áp.
  • Mụn bọc xuất hiện bên trong mũi: dấu hiệu của rách niêm mạc dẫn đến bị viêm, hay các bệnh lý về viêm xoang.

Mụn bọc sẽ không nguy hiểm nếu bạn cẩn thận và tuân thủ theo đúng những nguyên tắc, cách chăm sóc mụn bọc dưới sự hướng dẫn của chuyên gia như: rửa mặt đúng cách, ăn uống, không sờ tay lên mặc, không tự ý nặn mụn bọc… 

Ngược lại, đã có rất nhiều bạn phải nhập viện khi tự ý nặn mụn bọc. Việc nặn mụn bọc tại nhà đôi lúc sẽ không đảm bảo vệ sinh và đặc biệt là chắc chắn một điều bạn không biết cách chính xác để nặn mụn. Chính vì vậy, đôi lúc vô tình muộn sẽ gặp thêm vi khuẩn từ tay, dụng cụ nặn mụn. Điều này khiến mụn vốn dĩ bị viêm, nay sẽ trở nên nhiễm trùng và trở nặng. Khó xử lý hơn rất nhiều.

Mụn bọc được xử lý không đúng cách còn gây tổn thương nặng nề đến da, để lại sẹo rỗ hoặc sẹo thâm…

Mụn bọc rất nguy hiểm

Hệ bài tiết trong cơ thể kém sẽ dẫn đến chức năng thận và gan không thể hoạt động một cách bình thường như đúng năng suất mỗi ngày. Chính điều này gây ức chế lên các tuyến nhờ, buộc tuyến bã nhờn phải hoạt động mạnh hơn để đẩy chất độc hại trong cơ thể ra ngoài. Từ đó, da luôn chứa nhờn, kết hợp với tế bào chết và bụi bẩn, gây bít lỗ chân lông và tạo điều kiện vi khuẩn mụn xâm nhập, hình thành. 

Một trong những nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi, và cũng là điều mà bạn nên biết để xây dựng cách trị mụn bọc ở mũi tốt nhất cho mình. Đó chính là chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày không có khoa học, thất thường. 

Việc ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, kết hợp với ngủ không đủ giấc, thức khuya, làm việc quá sức, thường xuyên căng thẳng… cũng là những nguyên nhân gây mụn trên da phổ biến. 

Nếu không gặp các trường hợp trên, thì việc mụn xuất hiện ở mũi có thể là do di truyền từ bố hoặc mẹ. 

Xét về tính lây lan, mụn bọc không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây từ người này sang người khác. Nó chỉ hình thành và phát triển dựa trên những yếu tố xung quanh như thói quen, di truyền và môi trường. Tuy nhiên, đối với làn da, thì mụn bọc có khả năng lây từ vùng da này sang vùng da khác nếu bạn không biết cách xử lý nốt mụn đúng cách, khiến vi khuẩn từ mụn bọc xâm nhập và các nốt mụn đang hình thành kế bên. 

Vậy nên, để không khiến mụn bọc xuất hiện, bạn cần có chế độ chăm sóc da cũng như điều trị mụn đúng cách, hợp lý. 

Mụn bọc không lây từ người sang người nhưng lại dễ lây sang vùng da lân cận

Sau khi biết được nguyên nhân gây nên mụn bọc ở mũi. Có lẽ bạn cũng biết được làm thế nào để chăm sóc da, hỗ trợ điều trị và tránh xa mụn bọc đúng không nào. Đối với làn da đù đang xuất hiện mụn học hay không, bạn cũng cần thực hiện thói quen như sau:

  • Dùng tẩy trang 1 lần mỗi ngày vào buổi tối kể cả không sử dụng mỹ phẩm trên da mặt. 
  • Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với làn da 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. 
  • Thực hiện tẩy tế bào chết 2 – 3 lần/ tuần để loại bỏ bụi bẩn, da chết trên da. 
  • Đắp mặt nạ trị mụn bọc, chăm sóc da 2 – 3 lần/ tuần để da luôn được nuôi dưỡng. 
  • Hạn chế dùng mỹ phẩm trang điểm nếu có thể. Hoặc dùng những dòng mỹ phẩm chất lượng, chiết xuất từ thiên nhiên. 
  • Không nên dùng khăn lau khô da mà chỉ nên dùng khăn mịn dặm, thấm khô mặt. 
Chăm sóc da mặt là một trong những cách giúp da không xuất hiện mụn

Ngoài chăm sóc da, loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày cũng tác động rất lớn đến việc mụn bọc xuất hiện cũng như phát triển nặng thêm. Vậy nên, hãy cố gắng xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với các loại thực phẩm: 

  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, nước ép quả tươi, uống nhiều nước mỗi ngày, các loại thực phẩm có tính mát… để ngừa và giảm thiểu mụn. 
  • Không nên ăn các loại thực phẩm ngọt, béo, chứa quá nhiều đường hay đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn hay chứa nhiều chất kích thích… 

Bên cạnh đó, hãy luôn giữ tinh thần thật thoải, hạn chế bị căng thẳng, mệt mỏi. 

Việc thức khuya liên tục sẽ khiến da bạn xuất hiện rất nhiều mụn, đặc biệt là mụn li ti là mầm mống của mụn bọc. Vậy nên, muốn đánh bay lũ mụn đáng ghét, hãy cân đối giấc ngủ của mình, không thức khuya và ngủ thẳng giấc. 

Một số thói quen nên bỏ ngay như:

  • Sờ tay lên mặt.
  • Uống trà tắc, cà phê, trà sữa… thay vì uống nước lọc. 
  • Lựa chọn mỹ phẩm theo trào lưu, không quan tâm đến da.
  • Nặn mụn bừa bãi.

Song song với cách trị mụn bọc ở mũi bằng chăm sóc da và thay đổi thói quen hằng ngày. Bạn cũng nên sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để điều trị các nốt mụn bọc đã hình thành. Cụ thể như: 

Nhắc đến giấm táo bạn có thể biết nó là một nguyên liệu có khả năng giảm viêm và tiêu sưng mụn bọc ở mũi. Đồng thời nó còn giúp cân bằng độ PH của da cực kì tốt. Do đó sử dụng giấm táo để trị mụn bọc ở mũi là một giải pháp hợp lý đáng để bạn áp dụng với những nốt mụn to, sưng ở mũi hay những vùng da khác.

Cách trị mụn bọc hiệu quả với giấm táo

Cách thực hiện 

  • Nguyên liệu bạn chỉ cần chuẩn bị 1 – 2 giọt giấm táo. 
  • Rửa mặt thật sạch sau đó sử dụng giấm táo thoa lên vị trí nốt mụn bọc ở mũi và đợi khoảng 15 phút để nó khô tự nhiên. 
  • Cuối cùng hãy rửa lại bằng nước sạch. 

Với phương pháp trị mụn bọc này bạn có thể áp dụng mỗi lần để nhanh chóng “đá bay” nốt mụn bọc.

Tinh dầu tràm là một loại tinh dầu thiên nhiên có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, virus gây mụn, và diệt nấm da. Đồng thời ngăn ngừa sự hình thành vết sẹo sau khi mụn bọc bắt đầu lành. Chính vì vậy, lựa chọn tinh dầu tràm trà làm nguyên liệu trị mụn bọc ở mũi là giải pháp nên thực hiện.

Dùng tinh dầu tràm trị mụn

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 – 2 giọt tinh dầu tràm. 
  • Rửa mặt thật sạch, dùng tăm bông thấm tinh dầu thoa lên nốt mụn bọc ở mũi nhẹ nhàng. 
  • Thư giãn khoảng 10 phút đợi tinh dầu thẩm thấu, phát huy công dụng. 
  • Cuối cùng rửa lại thật sạch bằng nước ấm.

Trị mụn bằng nghệ chắc hẳn không còn là phương thuốc xa lạ đối với chị em phụ nữ. Bởi lẽ, nghệ là một nguyên liệu quen thuộc của phái đẹp trong các công thức chăm sóc da và điều trị da cực kì tốt. 

Trong thành phần của nghệ có chứa một hàm lượng tinh chất cucurmin và các chất chống oxy hóa có khả năng kháng khuẩn, trị mụn và hỗ trợ trị thâm vô cùng hiệu quả. Đồng thời khi kết hợp nghệ với mật ong nó trở thành một hỗn hợp trị mụn hoàn hảo. Nhờ đó, lựa chọn nghệ tươi và mật ong đưa vào một trong các cách trị mụn bọc ở mũi tại nhà là giải pháp hiệu quả mà bạn nên thử.

Việc kết hợp nghệ với mật ong đã trở thành một hỗn hợp trị mụn hoàn hảo. Nhờ đó, lựa chọn nghệ tươi và mật ong đưa vào một trong các cách trị mụn bọc ở mũi tại nhà là giải pháp hiệu quả mà bạn nên thử.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ và mật ong

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 200g nghệ tươi rửa sạch và gọt vỏ. Xay nhuyễn và trộn với 100g mật ong để tạo ra hỗn hợp trị mụn. 
  • Rửa mặt thật sạch và thoa hỗn hợp đã chuẩn bị lên nốt mụn bọc tại mũi, nằm thư giãn khoảng 20 phút thì rửa lại thật sạch với nước sạch.

Với công thức này bạn nên thực hiện 2 lần/tuần để thấy được nốt mụn biến mất mà không ảnh hưởng đến những vùng da lành. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nghệ tươi kết hợp với một số nguyên liệu như sữa tươi, sữa chua hoặc trứng gà và thực hiện cũng giống như công thức trên.

Với hàm lượng Vitamin C cực kì lớn có trong nước chanh, nó có khả năng kháng khuẩn và làm khô nốt mụn nhanh chóng. Chính công dụng này sẽ khiến nốt mụn mau chóng xẹp đi trong đêm, đồng thời giúp hạn chế khả năng bị thâm mụn, và tránh tình trạng bị viêm da.

Cách trị mụn bọc nhanh nhất với chanh tươi

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 quả chanh, rửa sạch vắt lấy nước cốt và tăm bông. 
  • Rửa mặt thật sạch, dùng tăm bông thấm nước cốt chanh và thoa lên vị trí nốt mụn bọc ở mũi hoặc những vị trí mụn khác. 
  • Giữ như vậy khoảng 20 phút để chanh phát huy tác dụng. 
  • Sau cùng rửa lại thật sạch bằng nước sạch. 

Với công thức này bạn nên thực hiện 2 lần/ngày để có kết quả nhanh nhất. Và một lưu ý quan trọng là khi áp dụng công thức này bạn nên che chắn thật kỹ và thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài. Bởi lẽ, chanh có tính axit nên làn da rất dễ bị bắt nắng với ánh mặt trời.

Như chúng ta đều biết, trong tỏi tươi có chứa kháng sinh tự nhiên không những chữa được các bệnh cảm cúm, ho… mà còn có thể chữa được cả mụn bọc. Bởi thành phần sulfur trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây ra mụn bọc. 

Bên cạnh đó, tỏi còn có chứa nhiều loại Vitamin và các khoáng chất cần thiết cho da như canxi, iot, photpho góp phần chăm sóc và nuôi dưỡng da khỏe mạnh từ sâu bên trong. Bạn có thể chọn 1 trong 3 cách trị mụn bọc bằng phương pháp dân gian bằng tỏi có thể thực hiện ngay tại nhà sau đây.

Tỏi có tính kháng viêm nên làm dịu nốt mụn bọc nhanh chóng

Cách thực hiện 

Cách 1: Điều trị mụn bọc bằng tỏi tươi.

  • Bước 1: Lấy 1 củ tỏi, bóc vỏ rồi rửa sạch bằng nước. 
  • Bước 2: Cho tỏi vào máy xay nhuyễn, cho ra bát. 
  • Bước 3: Làm sạch da mặt, sau đó đắp trực tiếp tỏi xay nhuyễn lên vùng da bị mụn bọc. 
  • Bước 4: Để trong khoảng 10 phút, sau đó rửa lại mặt bằng nước sạch. 

Ưu điểm của cách trị mụn bọc bằng phương pháp tự nhiên từ tỏi này đó là khi xay tỏi nhuyễn đã giúp tỏi giải phóng được nhiều hoạt chất kháng khuẩn có tác dụng giảm sưng tấy. Do đó vết mụn bọc sẽ nhanh lành hơn.

Cách 2: Trị mụn bọc bằng tỏi tươi cùng với mật ong.

  • Bước 1: : Lấy 2 – 3 nhánh tỏi, bóc vỏ rồi rửa sạch bằng nước. 
  • Bước 2: Đổ tỏi vào máy xay nhuyễn, cho ra bát rồi đổ thêm 2 thìa mật ong vào trộn đều.
  • Bước 3: Rửa sạch mặt, sau đó đắp hỗn hợp tỏi mật ong lên vùng da bị mụn bọc. 
  • Bước 4: Để trên da khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm.

Đây cũng được coi là cách trị mụn bọc bằng phương pháp tự nhiên an toàn, dễ thực hiện tại nhà. Khi sử dụng nghệ trị mụn bọc sẽ giúp da mụn bọc được cải thiện rõ rệt, hỗ trợ làm se khít lỗ chân lông. Bởi trong nghệ có chứa nhiều curcumin có tác dụng giảm thâm chống lão hóa, tái tạo da, làm da trở nên đều màu rõ rệt.

Cách trị mụn bọc hiệu quả với nghệ tươi

Cách thực hiện 

  • Bước 1: Lấy nghệ tươi, rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn, cho ra bát. 
  • Bước 2: Vệ sinh da mặt sạch, sau đó thoa trực tiếp nghệ xay lên vùng da mụn. 
  • Bước 3: Để hỗn hợp đó trên da trong khoảng 15 – 20 phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào sâu bên trong cấu trúc da. 
  • Bước 4: Rửa sạch mặt với nước.

Lưu ý: Nên áp dụng cách đắp mặt nạ trị mụn bọc bằng nghệ đều đặn 2 – 3 lần/tuần không những giúp giảm mụn bọc mà còn làm cho da sáng mịn hơn.

Khoai tây ngoài là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng mà nó còn là nguyên liệu sử dụng để trị mụn, làm đẹp. Cách trị mụn bọc bằng phương pháp dân gian được xem là một mỹ phẩm thiên nhiên rất tốt cho làn da. Khoai tây rất giàu vitamin E và các Vitamin khác có tác dụng tái tạo tế bào da, làm giảm sưng viêm và trị mụn. 

Đặc biệt, trong khoai tây còn chứa nhiều vitamin C, các chất chống oxy hóa và các khoáng chất nên có khả năng nuôi dưỡng và tăng cường làm lành vết thương. Không những thế, tính kiềm của khoai tây còn loại bỏ tế bào da chết, bụi bẩn cũng như bã nhờn hiệu quả, những nguyên nhân gây nên mụn bọc.

Trị mụn bọc bằng khoai tây rất hiệu quả

Cách thực hiện 

  • Bước 1: Rửa sạch khoai tây, gọt vỏ rồi rửa lại lần nữa. Sau đó thái thành từng lát mỏng. 
  • Bước 2: Sau khi rửa mặt sạch, chúng ta lấy từng lát khoai tây đắp lên vùng da mụn. 
  • Bước 3: Để khoai tây trên mặt tối đa 20 phút, sau đó rửa sạch mặt bằng nước.

Với phương pháp này chỉ có tác dụng làm xẹp nốt mụn lúc nó mới hình thành. Đá lạnh có khả năng làm giảm, sưng viêm và giảm kích thước của mụn bọc. Ngoài ra đá lạnh còn giúp cho làn da của bạn se khít lỗ chân lông.

Chườm đá lạnh làm dịu cơn đau và sưng của mụn bọc

Cách thực hiện 

  • Chuẩn bị vài viên đá và khăn sạch. 
  • Sau đó rửa sạch mặt, cho đá vào khăn bọc lại và chườm lên nốt mụn ở mũi khoảng 20 phút thì hoàn thành. 

Ngoài ra bạn cũng có thể nghiền đá ra cho dễ chườm hơn. Với phương pháp này bạn có thể thực hiện mỗi khi mụn bọc vừa mới xuất hiện.

Mặc dù đã nắm rõ được nguyên nhân cũng như những cách trị mụn bọc ở mũi không để lại sẹo. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn mắc những sai lầm trong quá trình thực hiện. Những sai lầm này thường đến từ thói quen hàng ngày của bạn. 

Hầu hết ai cũng tự ý nặn mụn dù đã được cảnh báo hệ quả rất nhiều. Việc nặn những nốt mụn nhỏ, mụn cám có thể may mắn không gây tổn hại đến da. Nhưng liệu có nên nặn mụn bọc ở mũi không?

Việc nặn mụn bọc ở mũi sẽ dễ khiến da tổn thương nặng. Vì nhân mụn bọc nằm sâu dưới da, khi nặn, bạn cần phải dùng lực rất nhiều để đẩy nhân mụn lên trên. Điều này vô tình khiến da bị tổn thương và để lại thâm. Không những vậy, sẹo rỗ sẽ dễ dàng hình thành khi không được xử lý tốt sau khi nặn mụn. 

Ngoài ra, trong quá trình nặn mụn, bạn không đảm bảo vệ sinh. Mụn rất dễ bị kích ứng và phát triển to hơn, gây sưng mủ và có thể dẫn đến viêm nhiễm.

Nặn mụn không đúng cách chỉ khiến mụn nặng thêm

Đắp mặt nạ là tốt. Nhưng đắp mặt nạ quá nhiều lại phản tác dụng. Các chị em chỉ nên đắp mặt nạ 2 – 3 ngày/tuần để da thông thoáng. Các dưỡng chất trong mặt nạ có thể thẩm thấu vào da dần dần. Tuy nhiên, hãy lựa chọn dòng sản phẩm mặt nạ phù hợp với da của mình. Tránh trường hợp gây kích ứng và mụn phát triển.

Bạn chỉ nên rửa mặt 2 lần/ngày. Việc rửa mặt quá nhiều sẽ cuốn sạch lớp dầu nhờn trên da. Điều này vô tình kích thích các tuyến nhờn hoạt động mạnh hơn so với bình thường. Mà tuyến bã nhờn hoạt động nhiều, lượng nhờn tiết ra nhiều, dẫn đến gây nên mụn.

Chăm sóc da mặt quá nhiều cũng khiến da bị tổn thương

Hầu hết những nguyên liệu trị mụn trên đều có tính chất kháng khuẩn, chống viêm và làm sạch nốt mụn giúp kìm hãm sự phát triển vi khuẩn trong mụn bọc. Chính vì vậy, để cải thiện tình hình mụn bọc, cũng như việc ngăn ngừa mụn bọc xuất hiện. Bạn chỉ cần giữ da thật sạch sẽ, lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp với da. Thường xuyên tẩy tế bào chết cho da. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Đồng thời, nên cấp ẩm cho da thường xuyên”.

Hãy luôn nhớ nguyên nhân chính gây nên mụn bọc chính là lượng dầu trên da quá nhiều, kết hợp cùng với bụi bẩn và da chết trên da. Gây bí lỗ chân lông. Hình thành nên mụn.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp cho tìm ra cách trị mụn bọc ở mũi nhanh nhất mà không để lại sẹo, có được làn da rạng rõ không khuyết điểm. Chúc tất cả thành công và có một làn da thật mịn màng. 

Video liên quan

Chủ Đề