Cách điều trị ho khan ở trẻ em

Ho không phải là một bệnh lý mà chỉ là triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài của các bệnh viêm đường hô hấp. Hiểu đúng hơn “ ho là phản xạ tự nhiên có lợi cho cơ thể trẻ ”, giúp tống xuất đờm, chất nhầy, virus, vi khuẩn và các tác nhân cản trở đường hô hấp ra bên ngoài. Vậy bé bị ho khan phải làm sao? mẹ cần làm gì để giúp trẻ nhanh hết ho? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé:

1. Trẻ bị ho khan do đâu?

Ho khan là hiện tượng cơn ho không tạo ra đờm hoặc chất nhầy, thường kéo dài lâu ngày không khỏi. Thông thường, trẻ bị ho khan do nhiễm virus cảm cúm, gây kích thích dây thần kinh trong họng. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào dù là trẻ em hay người lớn.

Trẻ bị ho khan liên tục khiến bé lên cơn ho khó chịu ( trang web study.com )

Cơn ho khan ở trẻ khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Khi bị ho khan do nhiễm virus, trẻ có thể có triệu chứng cảm lạnh thông thường và cúm. Trẻ bị ho khan do nhiễm virus có thể bị ho khi bắt đầu mắc bệnh, ở giữa hoặc cuối của giai đoạn nhiễm trùng, thậm chí có thể kéo dài sau khi các triệu chứng khác đã hết.

Là một bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm đường hô hấp. Trẻ bị ho gà thường sẽ ho từng chuỗi kế tiếp nhau, càng lúc càng nhanh rồi yếu dần, sau đó có giai đoạn hít vào thật sâu nghe như tiếng gà gáy, sau cơn ho thì mặt đỏ môi tím, hai mí mắt sưng, tĩnh mạch cổ nổi.

Là một bệnh mãn tính liên quan đến viêm và hẹp đường thở. Hen suyễn đặc trưng bởi những cơn khó thở khởi phát đột ngột khi có một yếu tố khởi phát. Các yếu tố gây khởi phát tùy từng người, thường là lông động vật, côn trùng, vận động thể lực…

Ho có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố tống 1 vật thể lạ ra khỏi đường hô hấp, do đó không loại trừ khả năng trẻ đã hít hoặc nuốt phải vật lạ

Ho khan có thể là triệu chứng của dị ứng, đặc biệt nếu nó bắt đầu vào một thời điểm nhất định trong năm hoặc xảy ra sau khi tiếp xúc với một thứ gì đó cụ thể. Cách tốt nhất để kiểm soát dị ứng là tránh những thứ gây ra các triệu chứng của con bạn.

Tiếp xúc với các chất kích thích môi trường khác nhau có thể gây viêm họng dẫn đến ho khan. Các chất kích thích phổ biến có thể gây ho bao gồm: khói thuốc lá, khí thải xe hơi, ô nhiễm không khí, bụi bặm, không khí quá lạnh hoặc khô.

Những nguyên nhân gây ho khan thường gặp ở trẻ

2. Triệu chứng thường gặp ho khan ở trẻ:

Trẻ bị ho khan về đêm

Vào ban ngày, bé ở tư thế vận động nên các chất nhầy tiết ra dễ dàng hơn, nhưng ban đêm khi ngủ các chất nhày ứ đọng trong cổ gây kích thích ho.
Trẻ ho về đêm hoặc sáng sớm phần đa do bị nhiễm lạnh, bị viêm mũi xoang nên đờm nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho khi ngủ và về sáng sớm.

Trẻ bị ho khan sổ mũi

Ho, sổ mũi là phản ứng của cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân bên ngoài và những loại virus, vi khuẩn gây bệnh khác nhau. Nguyên nhân do dị ứng thời tiết, thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc do lây nhiễm virus qua đường hô hấp.

Ho khan có thể kèm theo những triệu chứng sổ mũi nhẹ

Trẻ bị ho khan do bệnh lý viêm đường hô hấp

Một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra có thể dẫn đến ho khan ở trẻ em bao gồm: cảm lạnh thông thường, cảm cúm, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, viêm phế quản.

Trẻ bị ho khan do sặc sữa hay do mắc dị vật

Khi có vật lạ trong đường hô hấp của trẻ thì phản ứng ho sẽ xuất hiện để tống vật đó ra bên ngoài. Lưu ý với trường hợp này thì cha mẹ nên tìm biện pháp để lấy vật lạ ra chứ không cần dùng thuốc.

Vậy khi trẻ bị ho khan, cha mẹ cần làm gì để giúp con ?

3. Trẻ bị ho khan phải làm sao?

Ho khan kéo dài quá 5 ngày sẽ dễ gây biến chứng sang viêm phổi, viêm phế quản. Khi đó, việc điều trị cho trẻ sẽ khó khăn hơn rất nhiều và cần phác đồ điều trị kết hợp kháng sinh, chống viêm và thuốc đặc trị.

Do vậy, mẹ cần lưu ý những nguyên tắc dưới đây để điều trị triệt để cơn ho khan ở trẻ:

  • Cần điều trị cho trẻ ngay

Ho không phải là bệnh lý nên thông thường không quá nguy hiểm. Ho đe dọa đến sức khỏe, tính mạng trẻ trong các trường hợp:

– Để kéo dài và tăng tần suất tái mắc.

– Gây mệt mỏi, đau tức ngực, kém ăn, nôn trớ sụt cân.

– Chuyển biến thành bệnh mãn tính không thể chữa dứt điểm khiến trẻ phải chung sống với các cơn ho cả đời.

Vì vậy, khi con ho, chúng ta cần điều trị ngay, để tránh diễn tiến nhanh các bệnh viêm đường hô hấp.

Đưa trẻ đi thăm khám bác sỹ để kiểm tra tình trạng ho khan và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

Không sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa biết nguyên nhân gây ho là do virus hay vi khuẩn. Không giống như nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm virus không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh. Thay vào đó, điều trị phụ thuộc vào việc nghỉ ngơi nhiều và truyền dịch.

Hiện nay, tình hình kháng kháng sinh đang gia tăng nhanh chóng. Việc sử dụng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây suy giảm đề kháng dẫn đến bội nhiễm sang các bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Thực tế, hầu hết các bác sĩ đều không khuyến khích việc bố mẹ tự ý cho trẻ nhỏ dùng thuốc. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi, thậm chí đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi cũng nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

>> Xem thêm:

Các thuốc trị ho khan ngứa họng hiệu quả THEO PHÁC ĐỒ 

Cách trị ho khan NHANH NHẤT cắt cơn ho hiệu quả 100%

Không phải khi nào trẻ bị ho cũng cần được bác sĩ thăm khám đặc biệt. Đa phần các triệu chứng sẽ dần tự khỏi. Tuy nhiên, bạn cần gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức đối với cơn ho kèm theo một trong các dấu hiệu sau đây:

– Trẻ có biểu hiện tím tái môi và quanh môi.

– Trẻ thở mệt, thở gắng sức.

– Trẻ ngừng thở.

Đối với các triệu chứng sau đây, cần đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt:

– Cảm thấy khó chịu khi thở hoặc nói chuyện

– Ho kèm nôn mửa.

– Chảy nước dãi hoặc khó nuốt

– Đau ngực khi thở sâu

– Ho và thở khò khè

– Trẻ dưới 4 tháng tuổi có nhiệt độ tại trực tràng trên 39°C (Không được cho trẻ uống thuốc hạ sốt)

– Trẻ sốt cao 40°C, không cải thiện trong vòng hai giờ sau khi sử dụng thuốc hạ sốt.

– Trẻ nhũ nhi bú kém hoặc bỏ bú.

– Ho dai dẳng lâu ngày không khỏi.

Cho trẻ uống nhiều nước

Cho bé nghỉ ngơi và uống đủ nước mỗi ngày sẽ có lợi cho sức khỏe. Việc bổ sung nhiều nước sẽ gia tăng độ ẩm, giúp cho mũi trẻ đỡ ngạt đồng thời giảm khô họng, giảm kích ứng và khó chịu ở ngực.

Cho trẻ uống > 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng

Bổ sung tỏi

Một bí kíp điều trị ho khan hiệu quả mà cực kì đơn giản mà bố mẹ nào cũng nên thử đó là thêm tỏi vào trong những món ăn của trẻ.

Theo nghiên cứu cho thấy trong tỏi có chứa nhiều chất kháng khuẩn cao, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và nâng cao sức đề kháng, sức khỏe cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Bổ sung tỏi vào thực đơn của bé sẽ tạo thành kháng sinh mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ho tức thời.

Thêm tỏi vào trong thực đơn hàng ngày của trẻ

Mật ong + chanh

Mật ong là một trong những nguyên liệu tự nhiên rất lành tính và an toàn với sức khỏe khi trẻ sử dụng. Việc kết hợp mật ong với chanh sẽ có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp kháng khuẩn nên rất hữu ích trong việc trị ho cho trẻ.

Để thực hiện trị ho khan với mật ong, bạn cần chú ý:

* Nguyên liệu: 1kg chanh đào, 1 lít mật ong, 500gr đường phèn.

* Cách làm:

– Chanh đào rửa sạch, ngâm nước muối 30 phút rồi vớt ra cho ráo nước.

– Thái chanh từng lát mỏng và xếp vào lọ thủy tinh thoe từng lớp. Mỗi lớp chanh rắc một lớp đường phèn.

– Cuối cùng đổ mật ong ngập hỗn hợp chanh, đường phèn. Lưu ý nén chặt để chanh luôn ngập mật ong. Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng.

Khi bé bị ho cho trẻ uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê.

* Lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có nguy cơ gây ngộ độc.

Trị ho bằng khan bằng chanh mật ong nhanh chóng

Lá húng chanh

Húng chanh là loại rau thơm rất quen thuộc, được trồng rộng rãi khắp nơi. Lá húng chanh có tinh dầu, thành phần chủ yếu là carvacrol có tác dụng trị ho.

Theo Đông y, húng chanh tính ấm, vị cay, hơi chua, mùi thơm, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, tiêu độc. Húng chanh kết hợp với quất, đường phèn… thường dùng làm thuốc chữa ho trẻ em, bệnh đường hô hấp, viêm họng.

* Nguyên liệu: Lá húng chanh tươi 20g (rửa sạch, thái nhỏ), đường phèn 20g.

* Cách thực hiện:

– Cho hai nguyên liệu vào bát, chưng cách thủy, chắt lấy nước, uống từ từ.

– Bã ngậm trong miệng, mút lấy nước.

– Mỗi ngày uống một lần, liên tục trong 3-5 ngày.

– Lưu ý chỉ dùng cho trẻ trên 2 tuổi.

Lá húng chanh có tác dụng trị ho ( cả ho khan và ho có đờm ) hiệu quả

Giữ ấm cổ cho trẻ

Khi trẻ bị ho khan, nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ môi trường bên ngoài là yếu tố ảnh hưởng đáng kể. Nếu bé sốt, cha mẹ hãy dùng khăn ấm lau mát cơ thể trẻ. Nếu trẻ lạnh, hãy cho trẻ mặc thêm quần áo để giữ ấm.

Nhiệt độ bên ngoài không nên quá thấp. Không để trẻ bị lạnh 2 bàn chân và tay. Nếu đưa trẻ đi ra ngoài không nên để chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ở ngoài quá cao, chỉ nên chênh lệch nhau 5oC.

Giữ ấm cổ họng trẻ là biện pháp tránh lây nhiễm hô hấp

Giữ phòng luôn thông thoáng

Chúng ta cần đảm bảo không khí trong nhà được lưu thông. Không nên để phòng bí khí hay đóng cửa suốt ngày vì trẻ sẽ dễ ngộp và môi trường không khí nhiều vi khuẩn do trẻ ho sẽ không được làm mới. Tuy nhiên cũng cần lưu ý không để gió ngoài trời hoặc gió quạt vào thẳng mặt và cổ trẻ.

Sử dụng máy tạo độ ẩm để phòng ngủ luôn thông thoáng

Sử dụng muối để rửa mũi hoặc vệ sinh mũi họng cho trẻ mỗi ngày

Nước muối sinh lý có tính diệt khuẩn cao, giúp làm sạch niêm mạc mũi, rửa trôi dịch nhầy có trong mũi và họng cũng như các loại bụi bẩn, phấn hoa khác bám vào.

Nếu sử dụng nước muối sinh lý súc miệng hàng ngày sẽ có tác dụng vệ sinh răng miệng, vòm họng, sát khuẩn, hạn chế sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, giảm viêm họng.

Pha muối loãng để súc miệng cho trẻ hàng ngày là biện pháp giúp trẻ cắt nhanh cơn ho khan

Lưu ý khi điều trị ho khan cho bé:

Để quá trình điều trị ho khan đạt kết quả nhanh và an toàn nhất, mẹ có thể thực hiện một số mẹo trị ho khan tại nhà như sau:

  1. Khi trẻ bị ho, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ, không nên tự ý mua thuốc trị ho, thuốc kháng sinh hay bất kỳ loại thuốc truyền miệng nào vì có thể làm tình trạng ho nặng thêm hoặc gây tiêu chảy, kháng thuốc.
  2. Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ. Tuy nhiên, không nên ủ ấm quá kỹ cho trẻ, khiến trẻ ngột ngạt khó chịu quấy khóc. Đặc biệt, việc mặc quá nhiều quần áo ấm khiến trẻ ra mồ hôi, có thể ngấm vào cơ thể gây cảm lạnh.
  3. Chữa ho về đêm cho trẻ bằng cách nâng đầu cao hơn: Tình trạng trẻ ngủ nhưng cơn ho vẫn hoành hành bởi vì ở trạng thái này các chất dịch nhầy ở mũi dễ dàng chảy ngược vào trong và đi vào hệ thống hô hấp. Đơn giản, mẹ chỉ cần cho con nằm với tư thế đầu cao hơn so với cơ thể thì tình trạng đó không còn diễn ra nữa.
  4. Thường xuyên vệ sinh mũi, miệng của trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%.
  5. Kẹo ngậm và một số loại thuốc có thể làm giảm đau họng do ho. Lưu ý không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi.
  6. Chế độ ăn uống của trẻ cần hạn chế các loại thực phẩm sau: chocolate, bạc hà, thức ăn dầu mỡ béo, cay, các chất kích thích và thức uống có ga.
  7. Tuân thủ chặt chẽ đơn thuốc của bác sĩ và có thể nấu một số món ăn dân gian có tác dụng trị ho cho trẻ.

Phòng tránh ho khan cho bé tại nhà

Mới đây, Bác sĩ Nhi Nguyễn Thị Diệu Thúy cho biết ” khi diễn biến thời tiết, khí hậu thay đổi ngày một thất thường như hiện nay, bố mẹ phải luôn bảo vệ sức khỏe hô hấp của trẻ bằng những biện pháp tại nhà “.

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Môi trường ẩm thấp, kém vệ sinh là điều kiện tốt cho nấm mốc và các vi khuẩn, virus phát triển khiến trẻ có thể bị viêm mũi, xoang, họng, viêm phế quản… Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh đồ đạc để phòng bệnh cho trẻ.
  • Đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ, nhằm phòng tránh những bệnh lý về đường hô hấp.
  • Hạn chế tiếp xúc với các mầm bệnh: nên hạn chế cho con tới những nơi đông người mùa dịch bệnh.
  • Giữ nhiệt độ phòng ổn định: Nhiệt độ trong nhà và ngoài trời không nên chênh lệnh quá 5oC. Luôn giữ cho phòng thông thoáng.
  • Tiêm phòng là biện pháp thiết lập hệ miễn dịch chủ động cho trẻ, giúp cơ thể tập dượt cách chống lại các bệnh nguy hiểm. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ, nhất là mũi phòng bệnh thường gặp lúc giao mùa như: cúm, rubella, viêm phổi do phế cầu, sởi, ho gà…

Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ trả lời được câu hỏi bé bị ho phải làm sao ? Chỉ cần nắm được những nguyên tắc này, cơn ho khan của trẻ sẽ nhanh chóng được loại bỏ.