CÁCH ĐĂNG bài trên website của NHÀ TRƯỜNG

Rất nhiều trường học đã có trang web riêng, việc có trang web riêng phản ánh một sự đổi mới nhạy bén của trường học trong quản lý, truyền thông.

Thông qua trang web của mình, nhà trường có thể truyền tải mọi hoạt động của mình đến phụ huynh, học sinh; từ kế hoạch tuần, kế hoạch tháng, thời khóa biểu, kế hoạch vận động tài trợ; danh sách tài trợ, công khai chi tiết thu, chi của tài trợ v.v...

Khách quan mà nói, với trang web của mình, trường học đã thành công trên phương diện truyền thông hình ảnh, hoạt động và góp phần lành mạnh hóa việc vận động tài trợ, khắc phục tình trạng lạm thu hiện nay.

Bên cạnh đó, có nhiều trường đã dành chuyên mục tấm gương sáng, kịp thời khen ngợi các việc tốt, hành vi đẹp của thầy và trò, lan tỏa yêu thương và sự tử tế. Nhìn vào trang web, bạn đọc biết, đánh giá được phần nào hoạt động của một trường học.

Sẽ không có gì để nói, nếu không có việc trên trang web của trường Tiểu học thị trấn Yên Lạc (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) có đăng bài: "30 tháng 4 mãi không quên".

CÁCH ĐĂNG bài trên website của NHÀ TRƯỜNG
Hình ảnh được cắt ra từ bài viết trên trang web của trường Tiểu học thị trấn Yên Lạc (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) (Ảnh: chụp từ màn hình bài viết)

Nội dung của bài: 30 tháng 4 mãi không quên, sẽ thấy nhiềuthông tin xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ thành quả cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước vĩ đại của cha ông ta.

Đây là bài viết lấy từ một trang web phản động, thông tin bài viết xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ thành quả cách mạng; nói xấu chế độ, nói xấu Đảng.

Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với ông Phạm Thế Dũng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Lạc.

Ông Dũng xác nhận có bài viết: 30 tháng 4 mãi không quên trên trang web của trường Tiểu học thị trấn Yên Lạc với nhiều thông tin xuyên tạc, sai sự thật. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Lạc cũng đã báo cáo với cấp trên và yêu cầu cơ quan công an làm việc, xác minh.

CÁCH ĐĂNG bài trên website của NHÀ TRƯỜNG

Trang web trường Tiểu học thị trấn Yên Lạc đăng tải thông tin xuyên tạc lịch sử

Trang web của một trường học, lẽ ra phải phản ánh sự thật, chuyền tải cái hay, cái đẹp; định hướng giáo dục uống nước nhớ nguồn; vậy nhưng với hơn 800 lượt đọc, chẳng nhẽ trong số đó không có giáo viên, Đảng viên, cán bộ của ngành, của trường?

Tại sao một bài viết, không cần đọc kĩ cũng nhận ra nội dung sai trái; vẫn tồn tại lâu như thế? Trách nhiệm này không chỉ thuộc về ban giám hiệu, ban biên tập mà còn thuộc về những người đã đọc bài, không góp ý, tố cáo để ban giám hiệu, bí thư chi bộ nhà trường chỉ đạo xóa bài?

Làm sao để trang web của trường học không đăng tải bài có nội dung xấu?

Cần chọn quản trị web có tư tưởng chính trị rõ ràng, vững vàng, biết phân biệt thông tin đúng, sai, thông tin giả.

Ban giám hiệu cần có nguyên tắc duyệt nội dung cho trang web của trường; chỉ đưa nội dung bài viết về hoạt động của trường; nội dung, hình ảnh phải được người có trách nhiệm duyệt trước khi đưa lên web.

Nội dung đăng tải trên web, phải tuyệt đối tôn trọng sự thật, lịch sử; phản ánh sự thật các hoạt động của nhà trường.

Với khả năng của quản trị viên, ban biên tập, chưa đủ năng lực kiểm duyệt, chỉ nên liên kết thông tin với các trang báo chính thống, uy tín.

Bên cạnh website của một số trường thường xuyên cập nhật thông tin, hoạt động của nhà trường, có tác dụng quản lý, giáo dục tốt; cũng còn có những web của không ít trường có chỉ cho vui, cho có với người ta; việc duy trì nhưng trang web như thế tốn tiền ngân sách, vô bổ; chỉ có một tác dụng đánh giá đúng sự trì trệ trong quản lý của hiệu trưởng!

Vì thế, nên chăng các Sở, Phòng cần tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho ban giám hiệu, bộ phận phụ trách web của mỗi trường; tăng hiệu quả sử dụng ngân sách; giảm rủi ro trong thời gian vận hành trang web.

Tài liệu tham khảo:

1. giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/trang-web-truong-tieu-hoc-thi-tran-yen-lac-dang-tai-thong-tin-xuyen-tac-lich-su-post202769.gd

Lê Mai