Cách chữa ứ dịch vòi trứng

Nữ giới sau khi kết luận bị ứ dịch vòi trứng, tùy vào tình trạng hoàn cảnh sẽ có chỉ định điều trị phù hợp và kịp thời khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn điều trị cho bệnh nhân bằng các phương pháp phù hợp.

4.1 Phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng

Phương pháp điều trị ứ dịch vòi trứng phổ biến hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng bị ảnh hưởng. Với phương pháp này, vòi trứng sẽ được cắt đi toàn bộ chiều dài.

Phương pháp này thường không được các bác sĩ khuyến khích bởi phẫu thuật sẽ có thể gây tổn thương mạch máu nuôi buồng trứng, ảnh hưởng đến chất lượng trứng, giảm khả năng mang thai. Bên cạnh đó phẫu thuật cũng giúp loại bỏ các mô sẹo hoặc chất dính khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nếu ứ dịch vòi trứng do lạc nội mạc tử cung, bác sĩ có thể loại bỏ mô nội mạch tử cung tăng trưởng bất thường.

Nếu viêm vùng chậu là nguyên nhân gây ứ dịch vòi trứng bệnh nhân có thể điều trị kháng sinh.

4.2 Chích xơ

Ngoài ra phương pháp hiệu quả điều trị ứ dịch vòi trứng là chích xơ. Người bệnh sẽ được hút chất lỏng ứ dịch trong buồng trứng ra bằng kim, sau đó tiêm thuốc chuyên biệt để ngăn dịch tích tụ lại. Đây là cách điều trị giúp chị em phục hồi nhanh hơn so với phẫu thuật, và ít biến chứng ảnh hưởng nhưng theo các bác sĩ cho rằng, với cách điều trị này khả năng tái phát trở lại cũng cao.

4.3 Mổ nội soi

  • Phẫu thuật nội soi thông tắc vòi trứng, ống dẫn trứng: Bác sĩ tiến hành thông ống dẫn trứng dưới sự hướng dẫn của nội soi, giúp loại bỏ những mẫu mô vụn và tách những chỗ dính trong lòng ống dẫn trứng.
  • Phẫu thuật nội soi gỡ dính vòi trứng, ống dẫn trứng: Được áp dụng cho những trường hợp ống dẫn trứng bị dính do viêm nhiễm, dễ dẫn đến thai ngoài tử cung thì bệnh nhân cần được phẫu thuật cắt nong, gỡ dính vòi trứng, ống dẫn trứng để đảm bảo tinh trùng và trứng có thể lưu thông bình thường mà không bị mắc kẹt lại.

Sau khi mổ thông tắc, gỡ dính vòi trứng, bệnh nhân nên để tự nhiên trong vòng 3 tháng, nếu không được mới lên kế hoạch điều trị hiếm muộn. Để hạn chế nguy cơ biến chứng gây vô sinh ở nữ giới, chị em cần khám sản phụ khoa định kỳ tại bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa. Đặc biệt là khi có các dấu hiệu, triệu chứng bất thường.

Dù có triệu chứng hay không thì ứ dịch vòi trứng vẫn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó mà nhiều phụ nữ chỉ phát hiện ra mình bị ứ dịch vòi trứng khi cố gắng thụ thai trong nhiều năm mà không thành công.

Ứ dịch vòi trứng là tình trạng mà ống dẫn trứng bị tắc do chất lỏng.

Tình trạng này thường xảy ra do viêm vùng chậu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các bệnh như lạc nội mạc tử cung hoặc từng phẫu thuật trước đây. Ứ dịch vòi trứng có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nhưng đôi khi lại gây đau đớn liên tục ở vùng bụng dưới hoặc tiết dịch âm đạo bất thường.

Dù có triệu chứng hay không thì ứ dịch vòi trứng vẫn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó mà nhiều phụ nữ chỉ phát hiện ra mình bị ứ dịch vòi trứng khi cố gắng thụ thai trong nhiều năm mà không thành công.

Hãy tiếp tục đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về tình trạng này, các phương pháp điều trị và những biện pháp để cải thiện khả năng sinh sản.

Để có thể mang thai, tinh trùng phải gặp và thụ tinh cho trứng. Vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, trứng được phóng đi từ buồng trứng và bắt đầu di chuyển qua ống dẫn trứng xuống tử cung để gặp tinh trùng. Nếu một hoặc cả hai ống dẫn trứng bị tắc thì trứng sẽ không thể gặp được tinh trùng và sự thụ thai không thể diễn ra.

Nếu chỉ có một ống dẫn trứng bị tắc

Mỗi phụ nữ có hai buồng trứng và hai ống dẫn trứng. Trứng không rụng từ cùng một buồng trứng mỗi tháng mà hai buồng trứng sẽ luân phiên nhau phóng trứng. Đôi khi, cả hai buồng trứng đều phóng trứng trong cùng một tháng.

Nếu chỉ có một ống dẫn trứng bị ứ dịch và ống còn lại vẫn bình thường thì về lý thuyết, sự thụ tinh vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế thì không đơn giản như vậy mà sẽ phát sinh những vấn đề không mong muốn.

Ví dụ, bên ống dẫn trứng bị ứ dịch có thể rò rỉ chất lỏng vào tử cung khi mang thai. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng ứ dịch vòi trứng có thể gây gián đoạn sự cung cấp máu đến tử cung, buồng trứng và còn ảnh hưởng đến quá trình trứng sau thụ tinh bám vào làm tổ trong tử cung.

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn mà trong đó, trứng được thụ tinh bởi tinh trùng ở bên ngoài cơ thể. Sau một thời gian, phôi thai sẽ được cấy vào tử cung của người phụ nữ để mang thai. Thụ tinh trong ống nghiệm giúp bỏ qua vai trò của ống dẫn trứng trong quá trình thụ tinh tự nhiên.

Mặc dù thụ tinh trong ống nghiệm hiện được coi là giải pháp hỗ trợ sinh sản tốt nhất cho những phụ nữ bị ứ dịch vòi trứng nhưng phương pháp này có thể gây ra các vấn đề không mong muốn nếu được thực hiện mà không điều trị tình trạng tắc nghẽn.

Chất lỏng từ ống dẫn trứng bị tắc có thể rò rỉ, khiến phôi thai khó bám trên thành tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai. Do đó mà sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ hoặc tách ống dẫn trứng bị tắc khỏi tử cung trước khi thụ tinh trong ống nghiệm.

Một nghiên cứu đã được thực hiện ở 5.592 phụ nữ trải qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Trong số những phụ nữ này, 1.004 người bị ứ dịch vòi trứng và 4.588 người bị các dạng tắc vòi trứng khác. Tất cả đều không được điều trị. Hai nhóm này được thực hiện tổng số 8.703 lần chuyển phôi.

Các nhà nghiên cứu đã quan sát cả hai nhóm và đưa ra kết quả về tỷ lệ thành công ở mỗi giai đoạn như sau:

  • Những phụ nữ bị ứ dịch vòi trứng không được điều trị có tỷ lệ mang thai là 19.67% còn ở những phụ nữ bị các dạng tắc vòi trứng khác là 31.2%.
  • Tỷ lệ phôi thai bám được vào thành tử cung là 8.53% ở những phụ nữ bị ứ dịch vòi trứng và 13.68% ở nhóm bị các dạng tắc vòi trứng khác.
  • Tỷ lệ sinh nở thành công ở những phụ nữ bị ứ dịch vòi trứng là 13.4% còn những phụ nữ bị các dạng tắc vòi trứng khác là 23.4%.
  • Những phụ nữ bị ứ dịch vòi trứng có tỷ lệ sảy thai sớm cao hơn (43.65%) so với những phụ nữ bị các dạng tắc vòi trứng khác (31.11%).

Có một số lựa chọn để điều trị ứ dịch vòi trứng. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng

Quy trình phẫu thuật cắt đi ống dẫn trứng bị ứ dịch có thể được thực hiện bằng kỹ thuật nội soi ổ bụng hoặc bằng kỹ thuật mổ mở truyền thống.

Trong phẫu thuật cắt ống dẫn trứng, toàn bộ ống dẫn trứng có vấn đề sẽ được cắt bỏ. Một số bác sĩ không khuyến khích thực hiện phương pháp này vì nó có thể làm hỏng mạch máu và ảnh hưởng đến nguồn máu nuôi buồng trứng. Nếu không được cung cấp máu đầy đủ thì chức năng buồng trứng sẽ bị suy giảm và gây ra các vấn đề khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Dù vậy nhưng đây vẫn được coi là một phương pháp điều trị điển hình cho vấn đề tắc ống dẫn trứng.

Tiêm xơ

Tiêm xơ là một giải pháp ít xâm lấn hơn nhiều so với phẫu thuật cắt ống dẫn trứng. Phương pháp này được thực hiện với sự hướng dẫn của siêu âm và theo như một số nghiên cứu thì có thể cho hiệu quả tương đương phẫu thuật.

Trong quá trình thực hiện, chất lỏng sẽ được dẫn ra từ ống dẫn trứng bị tắc. Để làm được điều này thì trước tiên, ống dẫn trứng được tiêm một loại chất gây kích ứng. Chất này khiến cho ống dẫn trứng sưng lên và đẩy chất lỏng tích tụ ra ngoài.

Mặc dù phương pháp điều trị này có thời gian hồi phục nhanh hơn phẫu thuật nhưng vẫn cần được nghiên cứu thêm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ ứ dịch vòi trứng tái phát sau khi tiêm xơ sẽ cao hơn so với phương pháp phẫu thuật.

Thông tắc vòi trứng

Một giải pháp khắc phục tình trạng tắc nghẽn mà không cần cắt bỏ hoàn toàn ống dẫn trứng là thông tắc vòi trứng (salpingostomy). Trong đó, ống dẫn trứng bị ứ dịch sẽ được rạch một đường nhỏ để dịch thoát ra ngoài. Sau đó, ống này sẽ được kẹp lại để ngăn không cho dịch rò rỉ vào tử cung. Mặc dù phương pháp này giúp giữ lại được ống dẫn trứng nhưng thường không được khuyến khích cho những trường hợp ứ dịch vòi trứng vì vấn đề rất dễ tái phát sau điều trị.

Sau khi điều trị ứ dịch vòi trứng, bệnh nhân có thể nói chuyện với bác sĩ về việc thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai.

Mỗi chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm thường kéo dài khoảng hai tuần. Bước đầu tiên là tiêm các loại thuốc và hormone để kích thích trứng trưởng thành, ngăn rụng trứng sớm và làm dày niêm mạc tử cung.

Một vài ngày sau lần tiêm cuối cùng, trứng trưởng thành sẽ được chọc hút từ buồng trứng bằng một cây kim rất mảnh. Quá trình này được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm.

Sau khi được tách ra khỏi buồng trứng, trứng được thụ tinh với tinh trùng ở bên ngoài cơ thể để tạo phôi. Tinh trùng được sử dụng có thể là tinh trùng tươi hoặc tinh trùng đông lạnh. Bước cuối cùng, trứng sau khi được thụ tinh (phôi thai) sẽ được chuyển vào tử cung bằng một ống thông.

Nếu thành công thì sẽ có kết quả thử thai dương tính sau từ 6 - 10 ngày kể từ khi chuyển phôi.

Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm sau khi điều trị ứ dịch vòi trứng bằng cách phẫu thuật cắt ống dẫn trứng hoặc tiêm xơ là khá cao, lên tới 38 - 40%.

Tóm tắt bài viết

Khả năng mang thai khi bị ứ dịch vòi trứng ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng tắc nghẽn và phương pháp điều trị. Mặc dù khi chỉ bị tắc một ống dẫn trứng và không điều trị thì vẫn có thể mang thai nhưng sẽ có nguy cơ cao xảy ra các biến chứng, ví dụ như sảy thai. Việc điều trị sẽ giúp tăng khả năng mang thai và sinh nở thuận lợi, đặc biệt là khi kết hợp với thụ tinh trong ống nghiệm.

Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng thụ tinh trong ống nghiệm sau phẫu thuật cắt ống dẫn trứng hay tiêm xơ đều có tỷ lệ thành công tương đương nhau.