Cách cắm thêm ổ cứng vào máy tính

  1. 1

    Đảm bảo bạn đang dùng máy tính Windows. Mặc dù bạn có thể thay ổ cứng của máy tính iMac, nhưng việc này cực kỳ khó và có thể vi phạm điều khoản bảo hành. Trái lại, máy tính để bàn Windows thường dễ xử lý hơn.

    • Nếu muốn lắp đặt ổ cứng trên máy tính Mac, bạn có thể đem máy đến trung tâm hỗ trợ của Apple để được hỗ trợ.

  2. 2

  3. 3

    Đảm bảo bạn có thể lắp đặt ổ cứng cho máy tính. Trước khi bạn mua ổ cứng mới, hãy chắc chắn bạn có thể lắp đặt ổ cứng mới cho máy tính. Nếu muốn lắp thêm ổ cứng thứ hai cho máy tính để bàn, bạn cần đảm bảo thùng máy có đủ khoảng trống để lắp thêm ổ cứng. Nếu bạn dùng loại màn hình máy tính all-in-one (tất cả trong mộ), hãy chắc chắn ổ cứng trong màn hình có thể thay thế được.

  4. 4

    Mua ổ cứng tương thích với bo mạch chủ của máy tính. Ổ cứng SATA là loại phổ biến nhất dành cho máy tính đời mới, nhưng nhiều bo mạch chủ mới hơn có hỗ trợ ổ cứng SSD M.2 với kích thước nhỏ hơn và hoạt động nhanh hơn ổ cứng SATA (nếu ổ cứng và bo mạch chủ có hỗ trợ NVMe).[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ổ cứng SATA có hai kích thước. Loại có kích thước khoảng 9cm được lắp trong hầu hết máy tính để bàn. Riêng màn hình máy tính tích hợp cần ổ cứng SATA có kích thước khoảng 7cm.
    • Ổ cứng SSD M.2 cũng có nhiều kích thước. Kích thước của loại ổ cứng này được ghi chú bằng 4 chữ số. Ví dụ: ổ cứng M.2 2280 có kích thước 22x80mm và loại M.2 2260 có kích thước 22x60mm. Để cài đặt ổ cứng SSD M.2, bạn cần xem liệu bo mạch chủ có khe kết nối M.2 hay không và kích thước ổ cứng SSD mà bo mạch chủ hỗ trợ. Kích thước phổ biến với máy tính để bàn là 2280. Bạn cũng cần kiểm tra xem khe kết nối M.2 trên máy tính là khe khóa M hay B. Ổ cứng SSD M.2 với khe khóa M sẽ không vừa với kết nối khóa B. Hãy xem sách hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ và đảm bảo ổ cứng SSD M.2 mà bạn mua tương thích với bo mạch chủ.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • So sánh ổ cứng SSD với ổ cứng HDD: HDD là ổ cứng cơ học. Loại ổ cứng này hoạt động chậm hơn và có giá thành thấp hơn. Ổ cứng SSD không có các bộ phận chuyển động. Sản phẩm này hoạt động nhanh hơn, êm hơn và có giá thành cao hơn. Bạn cũng có thể mua ổ cứng HDD/SSD hybrid.

  5. 5

    Tắt và ngắt điện máy tính. Để tắt máy tính, bạn chỉ cần nhấp vào biểu tượng Start, rồi nhấp vào biểu tượng nguồn trong trình đơn Start. Nhấp vào Shut Down (Tắt nguồn) để tắt máy tính. Bạn cũng có thể ấn và giữ nút nguồn trên bàn phím laptop hoặc thùng máy của máy tính để bàn. Tháo dây nguồn của máy tính và ấn nút nguồn để giải phóng lượng điện còn sót trong các linh kiện.

  6. 6

    Tháo nắp thùng máy. Bạn sẽ cần đến tuốc nơ vít đầu nhỏ để tháo nắp thùng máy. Nắp hai bên thùng máy phải được tháo ra.

  7. 7

    Tự nối đất. Đây là thao tác ngăn sốc tĩnh điện làm hỏng các linh kiện máy tính. Bạn có thể tự nối đất bằng cách chạm vào vật kim loại trong khi thao tác, hoặc đeo vòng tay chống tĩnh điện khi xử lý linh kiện trong thùng máy.

  8. 8

    Tháo ổ cứng cũ. Nếu bạn muốn tháo ổ cứng cũ, hãy nhớ tháo hết dây cáp nối bo mạch chủ và bộ nguồn. Vặn mở tất cả ốc vít nếu ổ cứng được giữ cố định bằng ốc vít.

    • Bạn cũng cần tháo dây cáp và thẻ khác để thấy ổ cứng được gắn chặt trong hộp.

  9. 9

    Lắp ổ cứng mới (nếu có) vào hộp đựng ổ cứng. Một số máy tính sử dụng hộp đặc biệt để giữ cố định ổ cứng. Nếu máy tính có hộp đựng ổ cứng, bạn cần vặn mở toàn bộ ốc vít và lấy ổ cứng cũ ra. Lắp ổ cứng mới vào hộp đó và vặn ốc vít để giữ cố định.

  10. 10

    Lắp ổ cứng mới. Đặt ổ cứng vào khe đã từng lắp ổ cứng cũ, hoặc khe bổ sung dành cho ổ cứng thứ hai.

  11. 11

    Giữ cố định ổ cứng. Khi ổ cứng đã được lắp vào, bạn sẽ vặn ốc vít được kèm theo để giữ cố định ổ cứng trong hộp. Tốt hơn hết bạn nên vặn hai ốc vít vào mỗi bên của ổ cứng. Nếu ốc vít chưa được siết chặt, ổ cứng sẽ lúc lắc và gây ra tiếng ồn dẫn đến hư hỏng.

    • Siết ốc vít sao cho chặt, nhưng đừng siết chặt quá kẻo ổ cứng sẽ bị hỏng.

  12. 12

    Gắn ổ cứng vào bo mạch chủ. Ổ cứng mới sẽ sử dụng dây cáp SATA mảnh giống dây cáp USB. Dùng dây cáp SATA để kết nối ổ cứng với bo mạch chủ. Dây cáp SATA có thể kết nối bằng cả hai đầu.

    • Để cài đặt ổ cứng SSD M.2, bạn chỉ cần lắp SSD vào khe M.2 theo góc 30 độ. Ấn đầu còn lại của ổ cứng SSD xuống và vặn ốc vít để gắn nó vào bo mạch chủ.
    • Nếu muốn kết nối với ổ cứng được lắp ban đầu, dây cáp SATA cần được gắn vào kênh SATA đầu tiên. Đó là SATA0 hoặc SATA1. Hãy xem tài liệu của bo mạch chủ để biết thông tin chi tiết.

  13. 13

    Kết nối bộ nguồn với ổ cứng. Hầu hết bộ nguồn mới có đầu kết nối nguồn SATA, nhưng bộ nguồn cũ chỉ có đầu kết nối Molex (4 chân chốt). Trong trường hợp này, nếu muốn lắp đặt ổ cứng SATA, bạn cần bộ chuyển đổi Molex sang SATA.

    • Thử lúc lắc các dây cáp để đảm bảo chúng đã được kết nối.

  14. 14

    Đóng thùng máy. Bạn sẽ lắp nắp thùng máy và gắn các dây cáp vào vị trí cũ sau khi tháo nắp để thao tác trong thùng máy.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  15. 15

    Kết nối máy tính với nguồn điện và bật nguồn. Bạn sẽ nghe được âm thanh cho biết ổ cứng bắt đầu xoay.

    • Nếu bạn nghe tiếng bíp hoặc âm thanh chói tai, hãy tắt máy tính ngay lập tức và kiểm tra các kết nối của ổ cứng.

  16. 16

Để giúp máy tính có thêm không gian lưu trữ rộng rãi và hoạt động được ổn định hơn, nhiều người dùng hiện nay đang có xu hướng lắp thêm 2, thậm chí là 3 hoặc 4 ổ cứng vào trong chiếc máy tính của mình. 

Nghe qua có vẻ sẽ rất khó khăn để thực hiện nhưng nếu bạn biết cách và làm theo đúng các bước thực hiện mà mình sẽ hướng dẫn trong bài viết dưới đây thì mình tin là các bạn có thể hoàn toàn tự thực hiện việc lắp thêm ổ cứng trên máy tính tại nhà mà không cần đến sự trợ giúp của những kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

I. Lợi ích của việc lắp thêm ổ cứng thứ 2 trên máy tính.

Việc lắp đặt thêm 2 hoặc nhiều ổ cứng vào máy tính sẽ đem lại rất nhiều những lợi ích thiết thực như sau:

Giúp quá trình khi khởi động Windows và tốc độ truyền tải dữ liệu trên máy tính được nhanh chóng hơn.

Cách cắm thêm ổ cứng vào máy tính

Cách cắm thêm ổ cứng vào máy tính

Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Làm tăng không gian lưu trữ dữ liệu trên máy tính mà không cần tốn quá nhiều chi phí cũng như giúp gia tăng tốc độ của quy trình xử lý dữ liệu.

Phục vụ nhu cầu giải trí được trải nghiệm mượt mà hơn như lướt web, xem phim và chơi game đồ họa 3D sẽ cho tốc độ nhanh hơn gấp 2 lần so với bình thường.

Giúp giảm tải cường độ hoạt động của bộ nhớ chính và làm tăng tuổi thọ sử dụng của các linh kiện và bộ phận trong máy tính và quan trọng hơn hết là giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho người dùng.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

II. Các bước lắp đặt ổ cứng thứ 2 lên máy tính.

Lưu ý rằng phương pháp này chỉ có thể áp dụng trên máy tính để bàn (PC) và không thể thực hiện được trên laptop do hạn chế về mặt cấu hình và tính năng.

Nếu bạn muốn nâng ở laptop thì tốt nhất là thay thế một ổ cứng khác với dung lượng nhiều hơn như mong muốn.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn tiến hành tắt nguồn máy tính, rút nguồn ổ cắm điện và tháo vỏ thùng CPU. Nên đảm bảo và kiểm tra môi trường xung quanh bạn không dẫn điện hay bị ẩm ướt. Để an toàn hơn, bạn có thể sử dụng dây tiếp đất và quấn vào cổ tay của bạn trước khi thực hiện.

Và sau khi chạm vào vỏ máy tính bạn hãy để tay xuống đất rồi mới tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 2: Lựa chọn ổ cứng máy tính phù hợp và tương thích rồi đưa vào một vị trí trống trong giá lắp nằm bên trong thùng CPU, trong đó sẽ một giá lắp có sẵn các khe trượt để chứa đựng ổ cứng. Bạn hãy quan sát thật kỹ cách ổ cứng được gắn vào bên trong giá lắp và từ đó làm cẩn thận và tương tự với ổ cứng mà bạn muốn lắm vào. 

Cách cắm thêm ổ cứng vào máy tính

Bước 3: Các bạn tìm cáp được đánh dấu SATA trên bo mạch chủ ở ổ cứng có trong máy và cắm cáp SATA của ổ cứng mới vào ngay cạnh vị trí đó. Lưu ý rằng đầu cắm chỉ dùng một đầu nối và nằm ở bên phải.

Cách cắm thêm ổ cứng vào máy tính

Bước 4: Sau đó các bạn gắn dây cáp điện vào ổ cứng. Thiết kế của cáp điện SATA cũng khá giống với thiết kế của cáp dữ liệu SATA nhưng sẽ rộng và dài hơn. Và dây cáp điện này có nhiệm vụ truyền dẫn nguồn điện của máy tính tới vị trí này. 

Cách cắm thêm ổ cứng vào máy tính

Bước 5: Nếu bạn lắp cả hai ổ cứng đều nằm trên cùng một vị trí trong giá lắp thì sau đó bạn đợi một lúc rồi vặn các ốc vít của ổ cứng có sẵn trong máy lỏng ra để giúp ổ cứng mới lắp có thể trượt vào đúng vị trí bên trong hơn. 

Sau đó, bạn hãy lắp vỏ vào lại thùng CPU như ban đầu, rồi kết nối lại các cổng kết nối và dây nguồn điện rồi khởi động máy tính lên. 

Bước 6: Khi máy tính đã mở lên, bạn nhấn vào menu Start và tìm kiếm cụm từ Computer Management và chọn vào kết quả tìm kiếm đầu tiên để mở Computer Management.

Cách cắm thêm ổ cứng vào máy tính

Bước 7: Bạn nhấn vào mục Disk Management nằm bên trái màn hình.

Bước 8: Một cửa sổ Initialize Disk sẽ hiện lên, bạn sẽ thấy ổ đĩa mới xuất hiện. Windows sẽ yêu cầu bạn cấp quyền khởi tạo ổ cứng mới. Nếu không có bất kỳ tùy chỉnh nào thì bạn hãy nhấn OK để tiến hành quá trình khởi tạo ổ cứng mới.

Cách cắm thêm ổ cứng vào máy tính

Bước 9: Khi quá trình khởi tạo hoàn tất, ổ cứng mới đã được thêm vào nhưng chúng vẫn chưa được phân vùng. Do đó bạn hãy trở lại phần Computer Management và nhấn chuột phải vào vị trí của ổ cứng mới và chọn vào dòng New Simple Volume.

Cách cắm thêm ổ cứng vào máy tính

Khi cửa sổ New Simple Volume Wizard xuất hiện thì có nghĩa ổ cứng mới đã được phân vùng.

Bước 10: Tiếp đó trong phần cài đặt New Simple Volume Wizard bạn hãy nhấn Next liên tục qua từng bước tùy chọn. Sau đớ, Windows sẽ cho phép bạn định dạng và đặt tên ổ cứng mới. Sau đó, để tìm kiếm ổ cứng thứ hai thì bạn có thể tìm kiếm bằng chữ cái và nó sẽ hiện lên trong mục Computer khi bạn nhấn vào menu Start và nhấn vào Computer

Cách cắm thêm ổ cứng vào máy tính

Vậy là mình đã vừa hướng dẫn các bạn cách lắp đặt thêm ổ cứng thứ cho máy tính bàn và đưa ra những lợi ích của việc lắp đặt này. Mong rằng các bạn sẽ dễ dàng thực hiện phương pháp này tại nhà để giúp cho chiếc máy tính bàn của mình luôn được hoạt động ổn định và mượt mà. Chúc các bạn thực hiện thành công!