Các thành tố của trường học an toàn thân thiện lành mạnh

KẾ HOẠCH
Xây dựng “Trường học An toàn - Thân thiện - Bình đẳng”

_________


        Căn cứ kế hoạch số 66/KH-SGD&ĐT ngày 04/10/2019 của Sở GD&ĐT Phú Thọ về việc Xây dựng “Trường học An toàn - Thân thiện – Bình đẳng”; Văn bản số 1396/SGD&ĐT-GDTrH ngày 01/10/2019 của Sở GD&ĐT về việc phối hợp chỉ đạo xây dựng “Trường học An toàn - Thân thiện - Bình
đẳng”.

Thực hiện văn bản số 311/KH-PGD&ĐT  ngày 10/10/2019 của Phòng GD&ĐT Đoan Hùng về việc xây dựng kế hoạch “Trường học an toàn – Thân thiện – Bình Đẳng”;

Trường THCS Bằng Doãn xây dựng kế hoạch triển khai như sau:

I. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1.Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trungương về việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [GD&ĐT], đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

2. Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường;         3. Quyết định 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 của Thủ tường Chính phủ phêduyệt Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025;         4. Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GD&ĐT banhành Quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục

phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;

5. Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ GD&ĐTban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn,

thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non;

6. Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ GD&ĐT banhành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương

tích trong trường phổ thông;

7. Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD&ĐT
Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo;

8. Chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ GD&ĐT về tăngcường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên

trong các cơ sở GD&ĐT.

9. Kế hoạch số 66 /KH-SGD&ĐT ngày 04/10/2019 của Sở GD&ĐT Phú
Thọ về việc Xây dựng “Trường học An toàn - Thân thiện - Bình đẳng”


II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Xây dựng mô hình “Trường học An toàn - Thân thiện - Bình đẳng”
 nhằm đảm bảo học sinh được học tập, hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh, bình đẳng góp phần phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

2. Thông qua việc xây dựng mô hình “Trường học An toàn - Thân thiện – Bình đẳng” học sinh được giáo dục, nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng ứng xử, giảiquyết các vấn đề về phòng tránh nạn thương tích, tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông; phòng chống xâm hại, kỳ thị; chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe bản thân; giữ gìn bảo vệ môi trường; bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng.
           3. Quá trình thực hiện xây dựng “Trường học An toàn - Thân thiện - Bình đẳng” có sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp hiệu quả của các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn, sự đồng thuận, ủng hộ và tích cực tham gia của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh nhà trường.


           4. Xây dựng “Trường học An toàn - Thân thiện - Bình đẳng” phải phùhợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; huy động được các nguồnlực xã hội để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo điều kiện dạy học, tổ

chức các hoạt động giáo dục an toàn, chất lượng, hiệu quả.

III. TIÊU CHUẨN “TRƯỜNG HỌC AN TOÀN - THÂN THIỆN - BÌNH ĐẲNG”

1. Tiêu chuẩn 1. Tổ chức nhà trường

Tiêu chí 1.1.

Có Ban chỉ đạo xây dựng “Trường học An toàn - Thân thiện– Bình đẳng”: Chậm nhất 15/10/2019, Hiệu trưởng nhà trường ra quyết địnhthành lập Ban chỉ đạo xây dựng “Trường học An toàn - Thân thiện - Bình đẳng”với thành phần: Hiệu trưởng là trưởng ban chỉ đạo, phó HT là phó trưởng banchỉ đạo, thư ký và các thành viên là trưởng các tổ chức, đoàn thể trong nhàtrường, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, hàng năm Ban chỉ đạo phải

được kiện toàn nếu có thay đổi [tháng 9, hàng năm]

Tiêu chí 1.2.

Có kế hoạch xây dựng “Trường học An toàn - Thân thiện -Bình đẳng”: Sau khi được thành lập, hàng năm Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạchxây dựng “Trường học An toàn - Thân thiện - Bình đẳng” để thực hiện [năm học2019-2020 xây dựng kế hoạch xong trước 20/10/2019]. Kế hoạch được xâydựng phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và được sựthống nhất, đồng thuận của của cha mẹ học sinh, chính quyền và các đoàn thể

trong nhà trường, mỗi năm học Ban chỉ đạo xây dựng một kế hoạch.

Tiêu chí 1.3. Nhà trường có nhân viên y tế trường học, có giáo viên/nhân
viên tư vấn tâm lý học đường. Nhân viên y tế có trình độ chuyên môn theo quy định và thường xuyên được cập nhật kiến thức chuyên môn. Trong trường hợp nhà trường không có
 nhân viên y tế thì phải phối hợp bằng văn bản với Trạm Y tế xã hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ hình thức phòng khám đa khoa trở lên để chăm sóc sức khỏe học sinh.Cán bộ, giáo viên, nhân viên tư vấn tâm lý học đường phải được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; nhân viên được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tiêu chí 1.4

. Có các nội quy, quy định để quản lý nền nếp học sinh. Các nội quy, quy định của nhà trường được đăng tải trên trang cổng thông tin điện tử của nhà trường, niêm yết công khai tại trường và phổ biến tới toàn thể giáo viên, nhân viên, học sinh: Các trường phải có Nội quy nhà trường, nội quy học sinh, các lớp học phải có nội quy lớp, có biển tên lớp đầy đủ, rõràng, mỗi phòng ở phải có danh sách học sinh trong phòng, các nội quy quy định

phải được treo ở vị trí thuận tiện, dễ quan sát, in chữ vừa đủ để đọc được.

Tiêu chí 1.5. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học.

Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh [nếu có] thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; thực hiện công khai đầy đủ các nội dung theo quy định [Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; Công khai thu chi tài chính]: Nhà trường không để tồn đọng ý kiến, kiến nghị kéo dài không giải quyết, hoặc để đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, có hòm thư góp ý, có công khai đường dây nóng đến toàn thể cha mẹ học sinh và học sinh trong nhà trường.

Tiêu chí 1.6.

Kế hoạch giáo dục nhà trường được xây dựng theo địnhhướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; phát huy được tính tích cực,chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập và tham gia các hoạtđộng giáo dục. Có kế hoạch giáo dục, giúp đỡ học sinh chậm tiến bộ, học sinh

có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật.

Tiêu chí 1.7.

Có các quy định về phát hiện và xử lý khi xảy ra tai nạnthương tích, bạo lực, xâm hại, kỳ thị…. ở trong trường học. Có kế hoạch, quychế hoặc phương án phối hợp với các cơ quan hữu quan [Công an, Y tế, ĐoànThanh niên, Hội Phụ nữ...] để đảm bảo an toàn, trật tự trong trường học; kịp thờicứu nạn khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, ngộ độc, tai nạn tại nhà trường; kịp thờibảo vệ, hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên, học sinh khi bị bạo lực, xâm hại,…

            Tiêu chí 1.8. Có kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường, giáo viên với cha mẹ học sinh đảm bảo kịp thời, liên tục, thông suốt. Có đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin phản ánh của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân về các vấn đề của nhà trường: Các trường phải có danh sách đầy đủ cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh cùng với số điện thoại liên lạc, khuyến khích các trường sử dụng các phần mềm nhắn tin, sổ liên lạc điện tử, lắp camera để phối hợp với phụ huynh theo dõi, giúp đỡ, chăm sóc, giáo dục học sinh.

2. Tiêu chuẩn 2. Tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục
Tiêu chí 2.1. Tổ chức dạy học

a] Giáo viên dạy học có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh, giúpcác em tự tin trong học tập: Phân loại học sinh theo trình độ, tổ chức dạy 2buổi/ngày, dạy thêm, học thêm đúng quy định; các trường có học sinh bán trú,nội trú tổ chức hiệu quả việc tự quản, tự học của học sinh, quan tâm đến các đối

tượng học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

b] Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức,phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh nhằmkhuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên,rèn luyện khả năng tự học của học sinh: Giáo viên phải chủ động trong việc xâydựng kế hoạch dạy học, chủ động trong việc lựa chọn phương pháp dạy học phùhợp với đối tượng học sinh, áp dụng chọn lọc những tích cực trong tổ chức dạyhọc theo mô hình trường học mới, coi trọng kiểm tra đánh giá học sinh thườngxuyên, học sinh đánh giá học sinh, kết hợp giáo dục kiến thức và giáo dục kỹ

năng, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.

c] Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng giáo viên thựchiện các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập: tiếp tục tuyên truyền, khuyến khích học sinh tham gia nghiên cứu khoahọc, cử giáo viên hỗ trợ học sinh có ý tưởng tham gia cuộc thi sáng tạo thanhthiếu niên nhi đồng, cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học,đăng tải những kinh nghiệm học tập, những tiết học hiệu quả trên cổng thông tin

điện tử của nhà trường.

Tiêu chí 2.2. Các hoạt động giáo dục

a] Học sinh được học, giáo dục về đạo đức, lối sống, pháp luật, ý thứctrách nhiệm công dân với đất nước, với cộng đồng về các vấn đề: bảo vệ môitrường, sử dụng tiết kiệm năng lượng, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xãhội, phòng chống xâm hại, bạo lực gia đình, bạo lực học đường: Nâng cao chấtlượng giảng dạy môn đạo đức và giáo dục công dân, thực hiện việc tích hợp giáodục các nội dung trên vào các môn học theo quy định: học sinh phảibiết phân loại rác thải, có thói quen không sử dụng túi nilon, hạn chế sử dụng đồnhựa, ngắt nguồn điện khi không còn sử dụng, đối sử bình đẳng trong mối quanhệ với bạn khác giới, có kiến thức phát hiện, phòng tránh và tố cáo những hành

vi xâm hại, bạo lực gia đình, bạo lực học đường.

b] Học sinh được học kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi: Kỹ năng ứng xửvăn hóa, thân thiện; kỹ năng giải quyết hợp lý các tình huống mâu thuẫn; kỹnăng làm việc theo nhóm; kỹ năng hoạt động xã hội; kỹ năng rèn luyện, chămsóc sức khỏe bản thân; kỹ năng phòng chống xâm hại; kỹ năng phòng ngừa tainạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội: Phát động phong trào thực hiệnvăn hóa ứng xử trong trường học, tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống,hoạt động trải nghiệm trong năm học, trường có học sinh bán trú phát độngphong trào rèn luyện, chăm sóc sức khỏe bản thân trong học sinh, tổ chức cáccuộc thi tìm hiểu về luật an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội như matúy, mại dâm, phối hợp với các cơ sở có đủ điều kiện để dạy bơi cho học sinh,

các kỹ năng phòng chống đuối nước, phòng tránh lũ quét, sạt lở đất.

c] Học sinh được tham gia các hoạt động: Vệ sinh trường lớp; trồng, chămsóc cây, vườn hoa, thảm cỏ …trong khuôn viên trường; chăm sóc di tích lịch sử,văn hóa, cách mạng; chăm sóc giữ gìn, tôn tạo công trình công cộng ở địaphương: Các trường có kế hoạch phân công cho các lớp chịu trách nhiệm vệsinh lớp học, sử dụng, bảo quản và giữ gìn các đồ dùng dùng chung trong lớp[bàn ghế, thiết bị điện, tài liệu học tập, đồ dùng, thiết bị phục vụ học tập], mỗilớp chịu trách nhiệm vệ sinh một khu vực dùng chung trong nhà trường, có khuvực trồng và chăm sóc cây, hoa, thảm cỏ; phân công luân phiên học sinhphối hợp với các cơ quan, đoàn thể ở xã, khu xóm chăm sóc Đài tưởng niệm,

nghĩa trang Liệt sỹ, các công trình công cộng tại địa phương.

d] Học sinh được thành lập các câu lạc bộ sở thích; tổ chức, tham gia cáchoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; các trò chơi dân gian, hội thi biểudiễn dân ca, các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh: thành lập các câu lạc bộ Tiếng anh, câu lạc bộ hát xoan, câu lạc bộ thể thao [cầulông, bóng bàn, đá cầu,........tổ chức cấp trường vào các đợt kỷ niệm những ngàylễ lớn trong năm học, tham gia các cuộc thi, hội thi, hội diễn cấp tỉnh [giải bóng

bàn, giải bóng đá, điền kinh, hội khỏe phù đổng,...]

e] Học sinh được tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn, đápnghĩa; giúp đỡ các bạn học sinh khuyết tật học hòa nhập; giúp đỡ các bạn họcsinh có hoàn cảnh khó khăn: Hàng năm nhà trường có phát động các phong tràoxây dựng quỹ khuyến học [nuôi lợn nhựa], có phân công học sinh giúp đỡ họcsinh khuyết tật học hòa nhập, thăm hỏi, động viên gia đình, học sinh có hoàncảnh khó khăn, không may bị tai nạn, thương tích, giúp đỡ người già cô đơn,

không nơi nương tựa, gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công.

3. Tiêu chuẩn 3. Cơ sở vật chất

Tiêu chí 3.1. Khuôn viên, khu vui chơi, bãi tập

a] Nhà trường có diện tích đất đảm bảo cho việc bố trí các khối công trình, sân chơi, bãi tập; có quy hoạch tổng thể và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;diện tích khu sân chơi, bãi tập cho học sinh đạt ít nhất 25% tổng diện tích đất của nhà trường.

b] Có cổng trường, biển tên trường và tường hoặc rào bao quanh. Tạicổng trường có các khẩu hiệu, pano tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Luật giao

thông: Cổng, biển trường ở điểm trường chính phải đúng theo Điều lệ, có tường rào bao quanh.

c] Khuôn viên được bố trí hợp lí, khoa học, có trồng cây xanh [cây bóngmát, cây cảnh, thảm cỏ, bồn hoa…] phù hợp với quy hoạch và cảnh quan chungnhà trường. Không trồng những cây có vỏ, lá, hoa, quả chứa chất độc hại, nhữngloại cây ròn, dễ gãy. Các cây cao, cổ thụ ở sân trường được chặt tỉa cành trướcmùa mưa bão và có rào chắn hoặc nội quy để học sinh không leo trèo, khi trồngmới phải tính toán không được trồng cây quá sát với lớp học, khuyến khích

trồng các loại cây bản địa [Sang, bằng lăng, lộc vừng,......]. Trong khuôn viên có


 

pano, khẩu hiệu được treo ở vị trí phù hợp, đảm bảo an toàn, thẩm mỹ, nội dungphù hợp, có tính giáo dục cao: Hạn chế bê tông hóa, phải bố trídiện tích trồng cây, hoa, đất để học sinh tham gia các hoạt động thể dục, thểthao; không để cỏ dại mọc ở các phần đất trong khuôn viên nhà trường, đặc biệt

là xung quanh các phòng học, nhà ở công vụ giáo viên, khu nội trú học sinh [nếu có].

d] Khu sân chơi, bãi tập đảm bảo chất lượng, an toàn; có đủ thiết bị,đồchơi tối thiểu, đảm bảo an toàn phục vụ vui chơi, luyện tập thể dục, thể thao và

các hoạt động giáo dục của nhà trường.

e] Đối với các khu vực [trong và xung quanh trường] có nguy cơ mất antoàn như ao, hồ, công trình đang xây dựng….phải có hàng rào chắc chắn ngăncách và biển cảnh báo. Giếng nước, bể chứa nước và các dụng cụ chứa nước

phải có nắp đậy chắc chắn.

Tiêu chí 3.2. Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập

a] Phòng học được xây dựng đạt tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo điềukiện thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập. Phòng học có cửa ra vào,cửa sổ đảm bảo thoáng mát về mùa nóng, ấm về mùa lạnh, đủ điều kiện về ánhsáng; có đủ bàn ghế vững chắc, mặt bàn nhẵn, góc bàn không nhọn, đảm bảo

khoảng cách theo quy định, phù hợp với tầm vóc học sinh.

b] Các phòng học, phòng học bộ môn có đủ các thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định.

c] Có hệ thống thống điện đảm bảo quy định về an toàn điện. Bảng điệncó nắp đậy và có khóa bảo vệ. Có trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy đặt ở nơi

thuận tiện cho việc sử dụng.

d] Ban công và cầu thang có tay vịn, lan can chắc chắn.

Tiêu chí 3.3. Khối hành chính quản trị

a] Khối hành chính - quản trị có đủ các phòng hành chính - quản trị, các thiết bị được sắp xếp hợp lý, khoa học và hỗ trợ hiệu quả các hoạt động nhà trường.

b] Khu để xe được bố trí hợp lý, đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự: Phải cóbiển quy định gian để xe theo từng lớp hoặc khối lớp, đủ chỗ để xe, có nhà để xe

riêng cho giáo viên và học sinh.

c] Có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tácsơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh. Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ

cấp cứu ban đầu theo quy định.

Tiêu chí 3.4. Nhà vệ sinh; hệ thống cấp, thoát nước

a] Có đủ nhà vệ sinh cho giáo viên, nhân viên, học sinh [nam riêng, nữ
riêng], đảm bảo sạch sẽ, không ô nhiễm môi trường; sử dụng thuận lợi cho học sinh khuyết tật. Có chỗ rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.

b] Có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước; có hệ thống phânloại, thu gom và xử lý rác thải, chất thải đáp ứng quy định của Bộ GD&ĐT và

Bộ Y tế, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Tiêu chí 3.5. Nước uống, nhà ăn, khu nghỉ bán trú, nội trú

a] Có đủ nước uống hợp vệ sinh cho giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường.

b] Đối với các trường có học sinh nội trú, bán trú phải có khu bếp, nhà ănrộng rãi, ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ,đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinhthực phẩm do Bộ Y tế quy định. Nguồn thực phẩm cung cấp đảm bảo vệ sinh, an

toàn, có mẫu lưu thức ăn hàng ngày theo quy định.

c] Khu nghỉ bán trú, nội trú [nếu có] được bố trí thuận tiện cho việc sinh
hoạt, học tập, đảm bảo các điều kiện an toàn sức khỏe cho học sinh.

4. Tiêu chuẩn 4. Quan hệ, ứng xử, trang phục trong nhà trường

Tiêu chí 4.1. Quan hệ, ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

a] Đối với đồng nghiệp: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, trách nhiệm, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; thể hiện rõ chính kiến; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết;không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của đồng nghiệp            b] Đối với học sinh: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ học sinh. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của học sinh.           c] Đối với phụ huynh và khách đến trường: Ngôn ngữ đúng mực, trungthực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi,

không gây khó khăn, phiền hà.

Tiêu chí 4.2. Quan hệ, ứng xử của học sinh

a] Đối với giáo viên, nhân viên: Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ,chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm

tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.

b] Đối với học sinh khác: Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợptác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúcphạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo, gây hiềm khích, quấy rối, épbuộc, đe dọa, bạo lực với bạn học khác; không phát tán thông tin để nói xấu, làm

ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm bạn học.

c] Đối với phụ huynh và khách đến trường: Kính trọng, lễ phép, trung thực.
          Tiêu chí 4.3. Trang phục

a] Đối với giáo viên, nhân viên: Trang phục lịch sự, giản dị, phù hợp với
môi trường và hoạt động giáo dục; không sử dụng trang phục gây phản cảm.

b] Đối với học sinh: Trang phục, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ và phù hợpvới lứa tuổi, truyền thống văn hóa dân tộc, địa phương, thuận tiện cho việc họctập và sinh hoạt ở trường; không sử dụng trang phục gây phản cảm.

          5. Tiêu chuẩn 5. Kết quả hoạt động

Tiêu chí 5.1.

Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh bị tai nạnthương tích, tai nạn đuối nước, ngộ độc thực phẩm [trong trường].

Tiêu chí 5.2. Không có cán bộ, giáo viên vi phạm pháp luật và vi phạm


đạo đức nhà giáo.

Tiêu chí 5.3. Không có học sinh vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội.
Tiêu chí 5.4. Không có hiện tượng kỳ thị, phân biệt đối xử giữa các học sinh; không có giáo viên, học sinh bị xâm hại, xúc phạm; không xảy ra tình trạng bạo lực học đường.

Tiêu chí 5.5.

Chế độ, chính sách, quyền lợi của giáo viên, nhân viên, họcsinh được đảm bảo theo quy định. Học sinh được giúp đỡ, tư vấn tâm lý kịp thời

khi gặp khó khăn.

Tiêu chí 5.6.

Thực hiện tốt nhiệm vụ duy trì, nâng cao chất lượng phổ cậpgiáo dục, xóa mù chữ được giao. Tiếp nhận 100% học sinh khuyết tật [trên địa

bàn, có nguyện vọng] học hòa nhập. Tỷ lệ học sinh bỏ học hằng năm dưới 1%.

IV. CÔNG NHẬN “TRƯỜNG HỌC AN TOÀN - THÂN THIỆN - BÌNH ĐẲNG”

1. Điều kiện công nhận

Trường có 24/24 tiêu chí của 5 tiêu chuẩn [quy định tại mục III] đạt chuẩn thì có thể đề nghị công nhận “Trường học An toàn – Thân thiện – Bình đẳng”.

2. Hồ sơ đề nghị công nhận

- Biên bản tự kiểm tra [theo mẫu của Phòng GD&ĐT quy định];- Tờ trình của nhà trường đề nghị Phòng GD&ĐT công nhận “Trường học

An toàn - Thân thiện - Bình đẳng”

3. Kiểm tra công nhận

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của nhà trường, phòng GD&ĐT thànhlập đoàn kiểm tra [từ 4 - 6 người] gồm: Trưởng đoàn là lãnh đạo phòngGD&ĐT, thư ký là chuyên viên phòng GD&ĐT; một số ủy viên là cán bộ,chuyên viên phòng GD&ĐT hoặc lãnh đạo, giáo viên các cơ sở giáo dục cùng

cấp học. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra kết quả xây dựng “Trường học An toàn – Thân thiện – Bình đẳng” của nhà trường theo các tiêu chí quy định; lập tờ trình đề nghị Trưởng phòng GD&ĐT cấp Giấy chứng nhận “Trường học An toàn – Thân thiện – Bình đẳng” [nếu đủ điều kiện].

4. Công nhận lại

Giấy chứng nhận Trường học “An toàn - Thân thiện - Bình đẳng” có thờihạn 3 năm kể từ ký. Hết thời hạn 3 năm, nhà trường hoàn thiện hồ sơ đề nghịPhòng GD&ĐT kiểm tra công nhận lại [nếu đủ điều kiện].Quy trình kiểm tra công nhận lại Trường học “An toàn - Thân thiện - Bình

đẳng” giống như công nhận lần đầu.

Hồ sơ, minh chứng, kết quả các hoạt động giáo dục để kiểm tra công nhậnlần đầu là của 01 năm học [liền kề với thời điểm kiểm tra]; đối với kiểm tra công

nhận lại là của 03 năm học [liền kề với thời điểm kiểm tra].

5. Thời gian nhận hồ sơ công nhận, công nhận lại: Tháng 4 hàng năm

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí xây dựng “Trường học An toàn - Thân thiện - Bình đẳng” đượctrích từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho cơ sở giáo dục và từ các nguồn huy

động hợp pháp khác theo quy định.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trường THCS Bằng Doãn Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng “Trường học An toàn - Thân thiện – Bình đẳng” đúng quy định.

Hàng năm, Xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng “Trườnghọc An toàn - Thân thiện - Bình đẳng” của trường theo hướng dẫn, chỉ đạo của

Phòng GD&ĐT, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Tham mưu cho Đảng ủy, HĐND, UBND xã trong việc bố trí ngân sách,lồng ghép các nguồn vốn, huy động các nguồn lực từ xã hội để xây dựng mô

hình “Trường học An toàn - Thân thiện - Bình đẳng”.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn để tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền, trải nghiệm, rèn kỹ năng ...cho học sinh.

Thường xuyên rà soát, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn“Trường học An toàn - Thân thiện - Bình đẳng”. Lập hồ sơ, minh chứng đề nghị

công nhận, công nhận lại theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện xây dựng “Trường học An toàn - Thân
thiện - Bình đẳng” của trường THCS Bằng Doãn/.

Nơi nhận:

- Lãnh đạo phòng [để b/c];

- UBND các xã [để b/c];

- Như trên;

- Lưu: VT.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hà Thị Thu Hường

Video liên quan

Chủ Đề