Các hệ thống thuộc gầm ô tô

  • Tổng quan
  • Sản phẩm & Giải pháp
  • Công nghệ Ô tô
  • Hệ thống khung gầm

Ngày nay, giải pháp của chúng tôi cho ứng dụng khung gầm không đơn thuần dừng lại ở các vòng bi - chúng tôi đã thiết kế lại để hôm nay các giải pháp đó trở thành hệ thống cơ điện tử hoàn chỉnh với công nghệ tinh vi từ cảm biến tích hợp để thu thập dữ liệu, đến bộ trợ động cơ điện cho các ứng dụng khung gầm hoạt động. Sản phẩm của chúng tôi không những tập trung vào tính an toàn và thoải mái mà còn đáp ứng nhu cầu về hiệu quả chi phí. Nhờ sự trợ giúp từ giải pháp của chúng tôi, các nhà khai thác xe tải có thể cắt giảm đáng kể tổng chi phí sở hữu. Danh mục sản phẩm đầu tư được hoàn thiện nhờ các vòng bi cho bộ phận phụ kiện và ứng dụng đặc biệt của phương tiện thương mại.

1. Cấu tạo chung của ô tô

“Cấu tạo xe ô tô như thế nào, có phức tạp hay không?” chắc chắn là câu hỏi không ít người đặt ra về phương tiện đi lại này. Thực tế, mỗi chiếc xe ô tô có đến 10.000 - 30.000 linh kiện, chi tiết.

Nhìn chung, các chi tiết này được phân vào 5 phần chính trong cấu tạo chung của ô tô: động cơ, hệ thống khung gầm, hệ thống điện, cabin/khoang hành khách, các hệ thống phụ trợ khác. Mỗi bộ phận đảm nhiệm một công năng riêng, cụ thể như sau:

1.1. Động cơ ô tô

Được ví là trái tim của ô tô, động cơ ô tô chính là nguồn động lực giúp cho toàn bộ chiếc xe di chuyển. 

Động cơ ô tô

1.2. Hệ thống khung gầm

Hệ thống khung gầm ô tô được thiết kế gồm nhiều các hệ thống khác nhau, mỗi loại sẽ thực hiện một chức năng riêng. 

- Hệ thống truyền lực

Hệ thống truyền lực được thiết kế bao hồm bộ ly hợp, hộp số, truyền động các đăng, bộ truyền lực chính, bộ vi sai, các bán trục. Bộ phận này thực hiện nhiệm vụ truyền momen xoắn từ động cơ đến bánh xe, giúp thay đổi độ lớn và chiều hướng của momen xoắn.

- Phanh xe

Trong khi đó, hệ thống phanh có tác dụng làm giảm tốc độ hoặc dừng xe đảm bảo cho toàn bộ chiếc xe đứng yên. Hệ thống phanh được phân thành nhiều loại như: phanh chân, phanh tay, phanh chống, phanh đĩa, phanh chống bó cứng, v.v giúp cho người lái cảm thấy yên tâm khi điều khiển.

Phanh chân trên xe ô tô

- Hệ thống lái

Hệ thống lái nằm trong cấu tạo ô tô cơ bản với chức năng giữ hướng hoặc thay đổi chuyển động của xe theo sự điều khiển của người lái, đảm bảo độ êm cho xe. Các thành phần chính của hệ thống lái bao gồm: 

  • Vô lăng lái
  • Trục lái
  • Bộ phận hỗ trợ lái
  • Thước lái
  • Hệ thống giảm xóc và bánh xe
  • Banh xe trong he thong lai o to
  • Các bánh xe trên ô tô

1.3. Điện ô tô

Tuy chỉ chiếm rất ít diện tích so với toàn bộ xe nhưng điện ô tô là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trên xe. Đặc biệt, cách hoạt động của hệ thống điện ngày càng được cải tiến, tích hợp hệ thống điện - điện tử ô tô, bao gồm điện động cơ, cung cấp điện đảm bảo cho toàn bộ xe hoạt động trơn tru và êm ái hơn.

1.4. Cabin/khoang hành khách

Khoang hành khách là không gian tạo ra sự thoải mái và tiện nghi cho người dùng. Nội thất xe ô tô bao gồm:

  • Hệ thống bọc tiêu âm quanh bên trong xe
  • Toàn bộ ghế ngồi và bộ phận điều chỉnh ghế
  • Các túi khí, dây thắt an toàn
  • Các hộc chứa đồ hay loát khoảng để đồ sau


Các ghế ngồi trên xe được trang bị dây an toàn

1.5. Các hệ thống phụ trợ

Các hệ thống phụ trợ được thiết kế bao gồm: điều hòa, radio…….phục vụ cho nhu cầu giải trí của người sử dụng xe.

2. Tên gọi các bộ phận trên xe ô tô

Để đảm bảo cho việc điều khiển xe ô tô an toàn và bảo dưỡng đúng cách, người sử dụng xe ô tô cần phải biết tên gọi các bộ phận trên xe ô tô và hiểu rõ được nguyên lý hoạt động của chúng. Dưới đây là tên các bộ phận của xe ô tô, bạn nên tham khảo:

2.1. Tên các chi tiết của xe ô tô ở ngoại thất

Ngoại thất chính là những thiết kế bên ngoài của chiếc ô tô, nơi mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy các bộ phận khi nó xuất hiện. 

Ngoại thất của một chiếc xe hơi

Tên các chi tiết của xe ô tô từ bên ngoài vào lần lượt như sau:

-Lưới tản nhiệt: Là bộ phận quan trọng của xe ô tô. Bộ phận này được thiết kế với mục đích cho phép luồng khí, gió vào bên trong xe giúp làm mát và giảm nhiệt độ động cơ khi hoạt động quá lâu. Nhờ đó, bộ tản nhiệt xe ô tô và động cơ bên trong được bảo vệ và vận hành tốt hơn.

-Cản xe ô tô: Cản xe ô tô được lắp ở vị trí trước và sau xe với mục đích giảm các rủi ro hỏng hóc cho các bộ phận khác khi xảy ra va chạm.

-Nắp ca-pô: Phần khung kim loại lắp ở vị trí đầu xe nhằm bảo vệ các khoang động cơ bên trong xe. Nắp có thiết kế đóng mở dễ dàng. 

-Đèn pha ô tô: Là bộ phận không thể thiếu của bất kỳ chiếc xe hơi nào, giữ nhiệm vụ dẫn đường cho xe khi điều khiển vào ban đêm.

-Gương chiếu hậu: Được lắp đặt hai bên góc phải và trái của xe, gần với hai cửa xe trước để tài xế dễ dàng quan sát khi di chuyển hoặc xin đường.

Các bộ phận ngoại thất xe ô tô

-Kính chắn gió xe ô tô: Kính chắn gió chính là khung kính to được đặt phía trước tài xế, phía trên nắp ca-pô. Các tấm kính này có khả năng chịu lực lớn, độ trong suốt cao, không hạn chế tầm nhìn đồng thời bảo vệ tài xế và không gian bên trong khỏi tác động gió, mưa, bụi hoặc thời tiết xấu, cũng như khi có va chạm mạnh.

2.2. Các bộ phận trong buồng lái xe ô tô

Các bộ phận trong buồng lái xe ô tô cũng có nhiều bộ phận đa dạng với những tên gọi khác nhau.

-Bảng táp-lô: Tổng hợp chức năng của buồng lái bao gồm: bảng đồng hồ, bảng điều khiển.

-Các công tắc trên ô tô: Được thiết kế ở trục lái bao gồm 4 nấc chính: Lock, ACC, On, Start.

-Bàn đạp phanh: Là bộ phận của ô tô được thiết kế với mục đích giúp xe giảm tốc độ hoặc giữ xe cố định. Ô tô có 2 vị trí phanh bao gồm phanh chân và phanh tay.

Phanh tay của xe hơi

-Vô lăng xe: Là một trong những bộ quan trọng của buồng lái, giúp tài xế có thể dễ dàng điều khiển hướng đi của xe.

-Bàn đạp ly hợp: Bộ phận ô tô có thiết kế nằm phía bên trái của trục lái, thực hiện nhiệm vụ đóng hoặc mở ly hợp, giúp ngắt truyền động cơ của hộp số đến hệ thống truyền động phía sau.

-Bàn đạp ga ô tô: Thiết kế bàn đạp ga ô tô lắp ở vị trí bên phải của trục vô lăng, điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu cho động cơ.

-Cần điều khiển số xe ô tô: Bộ phận này được lắp đặt ở vị trí bên phải của người lái với mục đích điều khiển sự ăn khớp của các bánh răng trong hộp số, thay đổi tốc độ chuyển động của xe.

Cần điều chỉnh số của xe ô tô

2.3. Động cơ và khung gầm ô tô

Xe ô tô không có động cơ sẽ không thể tự di chuyển. Khi động cơ hoạt động, nhiệt năng sẽ được chuyển đổi thành cơ năng và truyền đến các bánh xe, giúp cho toàn bộ chiếc xe chuyển động và di chuyển trên mọi cung đường. 

Theo đó, động cơ xe bao gồm các chi tiết sau:

  • Bưởng máy
  • Piston
  • Trục cam - cò
  • Xu pat
  • Bugi
  • Thanh truyền lực
  • Các hệ thống bánh răng, dây cu loa

Khung gầm ô tô là một trong các bộ phận của xe ô tô cực kỳ quan trọng được thiết kế với mục đích nâng đỡ các bộ phận trên xe, kết nối các bộ phận hoạt động đồng bộ. Trong đó, các bộ phận này được gọi với những tên sau: khung liền vỏ, khung rời vỏ mỗi loại sẽ thực hiện công năng riêng, tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh cho toàn bộ chiếc xe.


Khung gầm của xe hơi

3. Các lưu ý khi sử dụng các hệ thống trên ô tô cho lái mới

Là phương tiện giao thông quen thuộc, tuy nhiên đối với những người mới học lái thì sẽ không tránh khỏi bỡ ngỡ và khó khăn. Chính vì thế, để đảm bảo cho quá trình lái xe an toàn và đúng cách, các lái mới phải nắm được các hệ thống trên ô tô và tên gọi của chúng. Đồng thời, chú ý đến các lưu ý sau khi lái xe ô tô:

  • Sử dụng xe ô tô nhỏ
  • Làm quen với tên gọi các bộ phận và thao tác trên xe
  • Điều khiển xe ô tô chậm, chắc
  • Giữ khoảng cách giữa các xe khi điều khiển
  • Ghi nhớ các cần điều khiển, công tắc thiết bị trong ô tô
  • Di chuyển đúng làn đường dành cho ô tô

Với những thông tin được chia sẻ trên của các kỹ sư KATA, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về cấu tạo cơ bản của xe. Nắm rõ tên gọi các bộ phận trên xe ô tô vừa giúp quá trình điều khiển xe an toàn, vừa giúp bạn biết cách bảo dưỡng xe bền và tốt hơn. Chúc bạn luôn tự tin và vận hành xe an toàn! 

Chủ Đề