Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian

Phạm tội liên tục là một trong những thuật ngữ thường xuyên bị nhầm lẫn với phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Trên thực tế, để phân biệt chính xác về phạm tội là điều khá khó khăn nếu không có lượng kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn. Thông qua bài viết dưới đây, Phan Law Vietnam xin chia sẻ thông tin pháp lý này đến bạn đọc để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu về pháp luật Hình sự. 

Xem thêm:
>> Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là hành vi như thế nào?
>> Nên hiểu về hành vi phạm tội như thế nào?
>> Tìm hiểu hành vi quấy rối tình dục là như thế nào?

Xác định hành vi phạm tội liên tục

Phạm tội liên tục được hiểu là hành vi khách quan có tính liên tục. Hành vi phạm tội được thực hiện nhiều lần, liên tiếp và cùng xâm phạm đến một mối quan hệ xã hội. Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP có thông tin về hình thức phạm tội này tại điểm a khoản 5 Mục 2 như sau:

“Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự [gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích…], đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu:

a] Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.

Ví dụ: Tối ngày 12/11/2001 Nguyễn Văn A mang theo một bao tải với mục đích đi trộm cắp tài sản. Lần thứ nhất A vào một gia đình và lấy được 1 chiếc đài cát sét trị giá 200 ngàn đồng bỏ vào bao tải đem dấu ở một bụi cây. Lần thứ hai A vào một gia đình khác lấy được một bộ quần áo trị giá 250 ngàn đồng và bỏ tiếp vào bao tải. Khi đi ngang qua thấy một chiếc xe đạp trị giá 300 ngàn đồng dựng ở sân của một gia đình khác, A phá khoá và dắt xe đạp ra bỏ bao tải tài sản vừa trộm cắp được lên xe đạp. Khi A đạp xe đi được một đoạn thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Trong trường hợp này tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 750 ngàn đồng; do đó, A phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 138 BLHS.”

Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ Luật Hình sự, phạm tội 02 lần trở lên là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Trong khi đó, phạm tội liên tục như chia sẻ ở mục trên là yếu tố để cấu thành tội phạm hoàn chỉnh. 

Ngoài ra, đối với tình tiết phạm tội 02 lần trở lên, mỗi hành vi phạm tội đều đủ cơ sở để cấu thành một tội phạm hoàn chỉnh và được quy định tại nhiều loại tội phạm khác nhau không chỉ riêng các tội phạm về xâm phạm quyền sở hữu. 

Phan Law Vietnam – Hỗ trợ tất cả các vướng mắc pháp lý hình sự

Việc xác định chính xác đâu là hành vi cấu thành tội phạm, đâu là tình tiết tăng nặng khung hình phạt rất quan trọng trong quá trình xử lý trách nhiệm hình sự. Nếu không may vướng vào thủ tục tố tụng hình sự, bạn nên lựa chọn hợp tác với đơn vị pháp lý chuyên nghiệp như Phan Law Vietnam. Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn:

  • Tư vấn pháp luật hình sự: Với đội ngũ luật sư và các chuyên viên pháp lý chuyên môn cao với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ định hướng và tư vấn thông tin pháp lý tốt nhất cho từng trường hợp mà bạn đang gặp phải
  • Dịch vụ tranh tụng: Thủ tục tố tụng Hình sự là một trong những thủ tục pháp lý khó khăn. Trường hợp bạn không nắm rõ được các quy định và các áp dụng quy định, bạn không thể tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Chúng tôi sẽ là người bên cạnh và bảo vệ bạn.
  • Tư vấn và giúp bạn tìm và phân tích chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự, phân tích hành vi vi phạm và lỗi trong tố tụng hình sự từ đó nhằm mục đích minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;
  • Đồng hành để bảo vệ, giúp bạn nhận thức rõ được quyền và nghĩa vụ của mình trong điều kiện, hoàn cảnh hiện tại đối với cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trước phiên tòa tránh tình trạng bị ép cung, mớm cung, dụ cung nhằm minh oan, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về phạm tội liên tục cũng như các loại tội phạm tại những bài viết mà Phan Law Vietnam chia sẻ trên trang //phan.vn. Ngoài ra, các luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.

PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: 
Liên hệ Văn phòng Luật Sư


Trên thực tế cũng như tinh thần công văn số 64/TANDTC - PC ngày 03/4/2019 của Tòa án nhân dân tối cao thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính thì trong trường hợp này vẫn vận dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001của Liên ngành tư pháp TW hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV của Bộ luật Hình sự năm 1999 để vận dụng thực hiện.
          Vấn đề đặt ra ở đây theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001 của Liên ngành tư pháp TW thì mới hướng dẫn quy định cụ thể về trường hợp hành vi nhiều lần chiếm đoạt tài sản mà liên tục kế tiếp nhau về mặt thời gian trong đó mỗi lần chiếm đoạt tài sản đều dưới mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì cộng tổng giá trị chiếm đoạt tài sản tại các lần để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người này.
          Cụ thể: Theo Điểm a, b, c, Tiểu mục 5, Mục II Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp quy định “Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự [gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích...], đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu: a] Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian; b] Việc thực hiện các hành vi xâm phạm sở hữu có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu mà có làm nguồn sống chính; c] Với mục đích xâm phạm sở hữu, nhưng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên việc xâm phạm sở hữu phải được thực hiện nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dưới hai triệu đồng.”           Còn đối với trường hợp một đối tượng nhiều lần thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, mỗi lần đều đủ định lượng để truy cứu trách nhiệm hình sự [trên 2 triệu đồng] thì vẫn áp dụng theo tinh tinh thần của mục 1 phần III thông tư 02 liên tịch để cộng tổng giá trị tài sản chiếm đoạt làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu tổng giá trị tài sản chiếm đoạt thuộc khoản 1 Điều 173 BLHS thì truy cứu theo khoản 1 Điều 173 BLHS, nếu tổng giá trị tài sản chiếm đoạt thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 173 BLHS thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 173 BLHS và xem xét áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đó là phạm tội từ 02 lần trở lên.           Tuy nhiên với các quy định của pháp luật hiện hành, chưa có quy định nào hướng dẫn thi hành đối với việc định lượng tài sản trộm cắp để định khung hình phạt trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi trộm cắp liên tục kế tiếp về mặt thời gian trong đó có lần đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, có lần không đủ yếu tố định lượng để truy cứu trách nhiệm hình sự [giá trị tài sản chiếm đoạt dưới hai triệu] dẫn tới khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.           Ví dụ cụ thể: Khoảng 02 giờ ngày 27/12/2018, tại đoạn đường thuộc thôn ĐV1, xã T.H, huyện T.L tỉnh H. N.  Trần Văn H - sinh năm 1988 trú tại thôn BL. xã TN. huyện T.L, tỉnh H.N [bản thân H chưa có tiền án tiền sự] đã lén lút dùng vam phá khóa lấy trộm 01 xe mô tô BKS 90 B2- 09192 trị giá 20.000.000 đồng [Hai mươi triệu đồng] của anh Đinh Văn L trú tại thôn ĐV1, xã T.H, huyện T.L tỉnh H. N. Quá trình điều tra mở rộng vụ án, xác định vào khoảng 23 giờ ngày 25/12/2018, Trần Văn H đã lén lút đột nhập vào sân nhà ông Nguyễn Hữu H - sinh năm 1947, trú tại thôn ĐV1, xã T.H, huyện T.L tỉnh H. N trộm cắp 01 xe đạp điện trị giá 1.000.000 đồng của ông H.                Trong trường hợp này, nảy sinh 03 quan điểm: Quan điểm thứ nhất: Không cộng tổng giá trị tài sản của hai lần thực hiện hành vi trộm cắp của H vì theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 02 chỉ hướng dẫn cộng tổng giá trị các lần trộm cắp tài sản mà mỗi lần đều dưới mức tối thiểu để xác định giá trị tài sản để truy cứu trách nhiệm hình sự và cộng tổng giá trị các lần trộm cắp tài sản mà mỗi lần đều trên mức tối thiểu luật định, còn trong trường hợp này chỉ xác định H hai lần thực hiện hành vi vi phạm, lần thứ nhất chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000 đồng còn lần thứ hai chiếm đoạt tài sản có trị giá 20 triệu đồng [tức là không cộng tổng giá trị tài sản đã chiếm đoạt]. Quan điểm thứ hai cho rằng: cần cộng tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt để truy cứu TNHS người phạm tội trong trường hợp này, tức là phải tính tổng giá trị tài sản mà H chiếm đoạt của cả 02 lần thực hiện hành vi tức là 20.000.000 đồng + 1.000.000 đồng = 21.000.000 đồng, trong trường hợp này cần xác định tổng số giá trị tài sản mà H đã chiếm đoạt là 21.000.000 đồng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với H. Quan điểm thứ ba cho rằng: Chỉ lấy giá trị tài sản trị giá 20.000.000 đồng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với H và ra quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp xe đạp điện trị giá 1.000.000 đồng do cho rằng mặc dù hành vi của H không thuộc trường hợp liên tục kế tiếp nhau về mặt thời gian theo hướng dẫn của thông tư 02 bởi lẽ xảy ra ở hai ngày khác nhau không thuộc trường hợp như ví dụ hướng dẫn của Thông tư 02 [Các lần thực hiện hành vi liên tục kế tiếp xảy ra trong một đêm], do đó hành vi thực hiện trước đó không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cần xử lý hành chính và truy cứu TNHS đối với hành vi phạm tội thực hiện vào ngày 27/12/2018. Theo quan điểm của chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ hai cần phải cộng tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong trường hợp này để xác định giá trị tài sản chiếm đoạt bởi lẽ hành vi phạm tội của H liên tục, kế tiếp về mặt thời gian thực hiện hành vi, việc cộng tổng giá trị tài sản bảo đảm thực hiện theo đúng tinh thần của Thông tư liên tịch số 02, bên cạnh đó bảo đảm việc xem xét khách quan, toàn diện tính chất mức độ hành vi phạm tội của Trần Văn H, là cơ sở để đánh giá, xem xét quyết định hình phạt đối với bị cáo.

Đây là những khó khăn vướng mắc hiện nay khi vận dụng pháp luật trong vấn đề xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt để làm căn cứ định khung hình phạt, thiết nghĩ liên ngành tư pháp TW cần ban hành văn bản sửa đổi, hướng dẫn thực hiện để thống nhất vận dụng trên thực tế. 

 Từ khóa: cơ quan, thực hiện, hiện nay, quy định, trách nhiệm, vấn đề, tài sản, luật hình, xử lý, hành vi, hướng dẫn, xác định, căn cứ, chiếm đoạt, thời điểm, trường hợp, giá trị, tuy nhiên, thẩm quyền, kế thừa, trị giá

Video liên quan

Chủ Đề