Các chính sách kế toán áp dụng tài công ty

Chính sách kế toán công ty cổ phần, Đọc xong phần này các bạn học kế toán nắm được các kiến thức cơ bản về công ty cổ phần 

+ Nghiệp vụ góp vốn thành lập công ty, + Các nghiệp vụ về biến động vốn điều lệ trong công ty cổ phần + Nghiệp vụ phát hành trái phiếu + Nghiệp vụ về chia cổ tức cho các cổ đông trong công ty cổ phần

+ Các nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức lại và giải thể công ty cổ phần

Hình ảnh: “Chính sách kế toán công ty cổ phần”

A. Tổng quan về công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này. – Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần = gọi là cổ phần – Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ TS khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào DN

– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế tối đa

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký KD.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

– Cổ phần ưu đãi cổ tức – Cổ phần ưu đãi hoàn lại – Cổ phần ưu đãi biểu quyết – Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi – Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông

– Cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định

B. Vai trò chính sách kế toán

Đối với các đối tượng bên trong doanh nghiệp: – Đối với nhà quản trị

– Đối với kế toán viên

Đối với các đối tượng ngoài doanh nghiệp: – Đối với nhà đầu tư, ngân hàng, các tổ chức tín dụng

– Đối với cơ quan thuế, tổ chức kiểm toán độc lập

Đặc trưng nổi bật của công ty cổ phần là việc quản lý tập trung thông qua cơ chế hội đồng ra quyết định. Luật DN chỉ quy định chung về cơ cấu và hình thức tổ chức bộ máy công ty cổ phần, còn thực chất, việc tổ chức và phân phối quyền lực trong công ty cổ phần thuộc về nội bộ các nhà đầu tư.

C. Nhiệm vụ của kế toán công ty

Về mặt chính trị

-> Kế toán công ty cung cấp các thông tin cần thiết cho việc hoạch định các chính sách kinh tế – chính trị, tạo môi trường về mặt chính sách cho hoạt động chung của công ty.

Bạn đang xem bài: Chính sách kế toán công ty cổ phần

Về mặt kinh tế

– Các công ty được thành lập mang lại lợi ích cho không chỉ các thành viên mà cho cả xã hội và công đồng; mở rộng, tăng cường các liên kết kinh tế, thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và sự phát triển thương mại….
-> Kế toán công ty còn ghi nhận được trách nhiệm và lợi ích của các bên liên quan trong quá trình hoạt động của công ty.

Về mặt tài chính

-> Kế toán công ty cung cấp các thông tin tài chính cần thiết để cổ đông, thành viên hoặc các đối tượng có liên quan đến lợi ích của công ty có thể xác định khả năng ổn định tài chính của 154 công ty, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, tiềm năng của công ty….

Về mặt pháp luật

– Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của kế toán, công ty được thành lập và hoạt động theo luật pháp.
-> Kế toán công ty thể hiện tính tuân thủ pháp luật một cách chặt chẽ trong từng quy định cụ thể về chế độ hạch toán.

Hình ảnh: “Chính sách kế toán công ty cổ phần”

D. Các chính sách kế toán áp dụng trong doanh nghiệp

Chính sách kế toán hàng tồn kho

Hệ thống quản lý tồn kho:

Phương pháp kê khai thường  xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ

– Dự phòng giảm giá hàng tồn kho – Phương pháp tính theo giá đích danh – Phương pháp nhập sau xuất trước Ước tính kế toán – Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho – Phương pháp bình quân gia quyền; phương pháp nhập trước xuất trước;

Đánh giá sản phẩm dở dang trong các DN SX

  • Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp [vật liệu chính] tiêu hao.
  • Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
  • Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức.

Chính sách kế toán TSCĐ

Doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng một trong ba phương pháp khấu hao TSCĐ như sau: – Phương pháp khấu hao đường thẳng – Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm – Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

-> Thời gian khấu hao TSCĐ và sửa chữa TSCĐ

Chính sách kế toán về nợ phả

Các khoản phải trả không theo dự tính ban đầu mà phải ước tính thường xuyên để xác định sự giảm sút về kinh tế như: dự phòng phải trả, dự phòng trợ cấp mất việc làm => Phương pháp ước tính giá trị hợp lý về khoản chi phí, ước tính về kết quả và ảnh hưởng tài chính thông qua đánh giá của ban giám đốc hoặc nhiều phương pháp đánh giá để ghi nhận giá trị các khoản mục đó.

Chính sách kế toán về doanh thu

Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.

  • Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát HH.
  • DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa
  • DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
  • Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng phải trả

Chính sách kế toán về chi phí đi vay

Chi phí đi vay bao gồm lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của DN, bao gồm: – lãi tiền vay – Chi phí phát sinh liên quan đến thủ tục vay, trả lãi vay định kỳ về thuê tài chính,…

→ Đối với các khoản chi phí đi vay phát sinh trong kỳ doanh nghiệp cần phân biệt khoản chi phí nào được vốn hóa vào nguyên giá TSCĐ, khoản chi phí nào không được phép và chỉ được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Bài viết: Chính sách kế toán công ty cổ phần

*** Có thể bạn quan tâm: 

Ngăn ngừa và xử lý rủi ro tài chính của DN

Muốn ngăn ngừa rủi ro tài chính, doanh nghiệp phải biết quản lý dòng tiền, biết hoạch định các khoản “vào”, “ra” trong cả dài hạn lẫn ngắn hạn. Nhiều doanh nghiệp quản lý dòng tiền theo kiểu “chạy ăn từng bữa” dù không phải đến mức thiếu thốn tiền mặt. Quản lý theo kiểu “chạy ăn từng bữa”, doanh nghiệp chỉ biết dòng tiền vào, ra trong tuần, trong tháng, mà không quan tâm đến việc lập kế hoạch xa hơn cho cả năm và cho nhiều năm. Những “người khổng lồ” vẫn có thể “gục ngã” hầu hết là vì xem nhẹ rủi ro thanh khoản, khi nợ đến hạn phải trả mà không kịp lo tiền [thanh khoản kém], nên bị chủ nợ yêu cầu lập thủ tục phá sản dù doanh nghiệp đang kinh doanh có lời!

Kết luận: Rủi ro tài chính tuy có đặc thù riêng, nhưng có thể nói là bao trùm lên mọi loại rủi ro. Một khi đã biết “đồng tiền đi liền khúc ruột” hay “dòng tiền như dòng máu” thì rủi ro tài chính là loại rủi ro dễ làm “đứt ruột” và “chảy máu” nhiều nhất. Quản lý rủi ro tài chính là hoạt động quan trọng nhằm bảo vệ cơ thể doanh nghiệp khỏi những “thương tích” trầm trọng có thể gây “chết người” trong tích tắc, khác với những rủi ro khác như bệnh tật có thể kéo dài.

Chính sách kế toán luôn quen thuộc với toàn bộ các đơn vị doanh nghiệp. Họ phải lựa chọn cho mình những chính sách kế toán hợp lý và nhất quán trong mọi giao dịch. Thế nhưng rất nhiều người chưa hiểu rõ về khái niệm chính sách kế toán là gì và những vấn đề xoay quanh nó. Để nắm bắt chắc chắn hơn hãy cùng dichvuluat.vn đi tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây bạn nhé!

Chính sách kế toán là gì

Đối với các bạn học được chuyên sâu trong ngành kế toán, ngân hàng, tài chính, ít nhiều cũng sẽ biết đến khái niệm chính sách kế toán là gì hoặc đã nghe qua về thuật ngữ này. Đặc biệt, khái niệm này xuất hiện trong những doanh nghiệp khá nhiều. Vì nó đóng một vai trò rất quan trọng trong các cuộc giao dịch tài chính của doanh nghiệp.

Vậy chính sách kế toán là gì? Chính sách kế toán dịch theo tiếng Anh được gọi là Accounting Policies. Nó được biết đến là các chính sách, nguyên tắc, cơ sở trong kế toán. Phương thức này được hầu hết mọi doanh nghiệp áp dụng rất nhiều trong việc trình bày và báo cáo tài chính.

Ví dụ như: Doanh nghiệp hay dùng phương pháp tính giá gốc cho mặt hàng tồn kho, chi phí kế toán đi vay,…hoặc rất nhiều những vấn đề khác cần sử dụng tới chính sách kế toán.

Doanh nghiệp sử dụng trong nhiều lĩnh vực

Chính sách kế toán đã xuất hiện rất lâu và được doanh nghiệp sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt với mỗi doanh nghiệp, chính sách kế toán có vai trò quan trọng. Nó hỗ trợ cho những hoạt động báo cáo về tài chính trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều.

Mỗi doanh nghiệp, đơn vị khi lựa chọn về chế độ kế toán nào thì nó sẽ có những chính sách kế toán chi tiết phù hợp và tương ứng với chế độ đó. Những chế độ kế toán thường hay gặp là kế toán doanh nghiệp, kế toán đơn vị với chủ đầu tư hoặc chế độ kế toán dành cho đơn vị hành chính sự nghiệp,…

Ngoài ra , một số chính sách kế toán là gì thường hay được sử dụng có thể nói đến như nguyên tắc ghi nhận những khoản tiền, ghi nhận hàng tồn kho, ghi nhận và khấu hao về bất động sản cho doanh nghiệp đầu tư, ghi nhận khoản đã đầu tư về tài chính, nguyên tắc ghi nhận vốn hóa khoản chi phí đi vay, nguyên tắc ghi nhận cho chi phí phải trả,…

Ghi nhận hàng tồn kho

Một khi doanh nghiệp đã đưa ra những chính sách tài chính, thì phải áp dụng nó hợp lý với các giao dịch hoặc hoạt động kế toán của mình. Nếu như trong doanh nghiệp có sử dụng sai hoặc không hợp lý rất có thể dẫn đến những sai sót trong báo cáo tình hình về tài chính. Việc sai sót khi báo cáo tài chính là việc làm cấm kỵ đối với nhân viên kế toán và cả doanh nghiệp.

Một khi doanh nghiệp lựa chọn sử dụng cho chính sách kế toán thì phải áp dụng nó nhất quán đối với mọi giao dịch hay sự kiện tương tự trong hoạt động của công ty. Bởi vì chính sách kế toán là phương thức, nguyên tắc để báo cáo tài chính. Khi nó được áp dụng không thống nhất với các giao dịch thì bên doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối. Mang lại nhiều nhầm lẫn và sai trái không đáng có.

Trừ khi hoạt động của chuẩn mực của kế toán khác cho phép hoặc yêu cầu phân loại về giao dịch, sự kiện tương tự. Hoặc là các nhóm nhỏ khác đã sử dụng những chính sách kế toán khác nhau. Và trong các trường hợp này thì bạn sẽ phải lựa chọn ra một chính sách nhất quán và bao quát cho hầu hết các nhóm sử dụng chung.

Điều này cho thấy với một doanh nghiệp phải có sự nhất quán trong khi dùng chính sách kế toán. Nhằm cho những giao dịch không bị nhầm lẫn với nhau và quản lý dễ dàng hơn rất nhiều.

Sự nhất quán trong khi dùng chính sách kế toán

Để thật sự thông hiểu hơn về chính sách kế toán là gì? thì bạn cần phải biết các thay đổi trong chính sách kế toán và áp dụng cho doanh nghiệp một cách hợp lý nhất.

Chính sách kế toán là gì? sau khi áp dụng, lựa chọn cho doanh nghiệp không phải là thứ muốn thay đổi là được. Nó không giống với việc bạn tuyển dụng các nhân viên kế toán và khi họ làm tốt thì bạn giữ lại còn không làm được thì bạn lại sa thải. Nhưng đối với chính sách kế toán nếu như trong doanh nghiệp muốn thay đổi thì phải phụ thuộc một trong các trường hợp như sau:

Thứ nhất là phải có sự thay đổi của những quy định về pháp luật. Hoặc là có thay đổi theo chuẩn mực và chế độ kế toán thì sẽ được phép thay đổi cho chính sách.

Có sự thay đổi và dẫn tới BCTC sẽ cung cấp những thông tin phù hợp về ảnh hưởng của giao dịch, sự kiện đó đối với hoạt động kinh doanh, tài chính, luân chuyển tiền tệ dành cho doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh

Đối với hai trường hợp trên thì doanh nghiệp được thay đổi về chính sách kế toán, ngoài ra sẽ không được thay đổi. Đây là quy định mà doanh nghiệp, công ty phải hiểu và nắm bắt rõ nhất.

Sẽ có rất nhiều người hiểu lầm cho sự thay đổi của chính sách kế toán là gì, họ cho rằng các hoạt động đó chính là thay đổi về chính sách. Tuy nhiên nếu như là người lãnh đạo tài giỏi hoặc một nhân viên tài chính về kế toán chuyên nghiệp sẽ không thể bị nhầm lẫn giữa các thay đổi chính sách kế toán này được. Vì vậy mà trong nội dung tại phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết đến cho bạn các vấn đề mà không phải là thay đổi về chính sách kế toán:

  • Thứ nhất, sử dụng một chính sách kế toán dành cho những sự kiện, giao dịch có các điểm khác biệt cơ bản so với giao dịch và sự kiện đã xảy ra trước đó.
  • Thứ hai, áp dụng về chính sách kế toán với những giao dịch và sự kiện mới ở trong doanh nghiệp, mà chưa phát sinh trước đó hoặc không phải là điểm yếu của vấn đề.

Áp dụng chính sách kế toán là gì đối với những doanh nghiệp có thể được thay đổi trong trường hợp như sau:

Trường hợp 1: những doanh nghiệp phải thực hiện hoặc thay đổi về chính sách kế toán do sử dụng lần đầu các quy định của pháp luật, chuẩn mực về kế toán. Thực hiện chế độ dành cho kế toán và cũng đã có hướng dẫn chuyển đổi cụ thể.

Trường hợp 2: trong trường hợp mà doanh nghiệp được áp dụng lần đầu những quy định của pháp luật về chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán. Mà trong đó không có quy định về khả năng hồi tố thì bên doanh nghiệp được phép áp dụng phi hồi tố cho chính sách đó.

Trường hợp 3: trong trường hợp này nếu doanh nghiệp muốn tự thay đổi những chính sách kế toán thì cần phải áp dụng khả năng hồi tố đối với việc thay đổi cho chính sách kế toán.

Thay đổi những chính sách kế toán

Trên đây là 3 trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp được phép thay đổi để áp dụng cho chính sách kế toán. Bạn cần phải hiểu biết và nắm rõ hơn về vấn đề này. Nhằm thay đổi một cách linh hoạt để phù hợp với chính doanh nghiệp của mình.

Qua bài viết đã giúp các bạn có những thông tin hữu ích về chính sách kế toán là gì. Hãy lựa chọn chúng tôi khi bạn cần. Nếu còn điều gì thắc mắc và băn khoăn hãy truy cập website: dichvuluat.vn để được tư vấn miễn phí bạn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề