Các câu hỏi về dịch tả heo châu Phi

15/11/2019 11:29

Trong thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi xảy ra nghiêm trọng và diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi trên khắp cả nước. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh bắt nguồn từ đâu?... Có vô vàn câu hỏi quan tâm từ bà con chăn nuôi về căn bệnh cấp tính này. Khomay3a.com đã tổng hợp chi tiết các câu hỏi bệnh dịch tả lợn châu Phi và cùng giải đáp từng câu hỏi trong bài viết dưới đây

Tất tần tật các câu hỏi về bệnh dịch tả lợn châu Phi kèm đáp án chính xác nhất

Các câu hỏi về dịch tả heo châu Phi

Dịch tả lợn châu Phi là gì?

Dịch tả heo châu Phi là loại bệnh gây ra bởi 1 loại vi rut có bộ gen phức tạp giúp virut này có thể kháng lại các tác nhân môi trường mà không có bất kì biện pháp chữa trị cũng như vacxin phòng ngừa, tỷ lệ chết lên đến 100% khi đã nhiễm bệnh. Dịch tả lợn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các tổ chức y tế và ngành công nghiệp sản xuất thịt heo.

Dịch tả lợn châu Phi gây bệnh trên tất cả các loài heo, các giống heo khác nhau và mọi lứa tuổi. Bệnh gặp phải cả ở heo nuôi và heo tự nhiên.

Dịch tả lợn châu Phi có lây sang người?

Rất may mắn là bệnh dịch tả lợn châu Phi hoàn toàn không lây sang người và các động vật khác, mà chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới loài lợn. Tuy nhiên, người và các động vật khác có thể là trung gian truyền bệnh này sang heo.

Các câu hỏi về dịch tả heo châu Phi

Đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi ở Việt Nam chưa?

Tháng 2 năm 2019 ghi nhận ca mắc đầu tiên tại Việt Nam và nhanh chóng lan rộng ra đàn heo trên khắp cả nước.

NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!

Triệu chứng của bệnh dịch tả lợn châu Phi là gì?

Thể cấp tính

  • Thời gian ủ bệnh từ 5 -15 ngày
  • Heo tử vong sau 6 -13 ngày kể từ ngày khởi bệnh
  • Tỷ lệ chết 100%
  • Sốt cao, xuất huyết da và các cơ quan nội tạng
  • Heo nhiễm bệnh dịch tả châu Phi kém ăn, mệt mỏi, ủ rũ, da tai, da bụng, các chân đỏ
  • Dấu hiệu mắc bệnh hô hấp
  • Bị kiệt sức, nôn mửa, chảy máu mũi, chảy máu trực tràng và có dấu hiệu đi ngoài.
  • Đối với heo mang thai sẽ bị xảy thai

Thể mãn tính

  • Sút cân
  • Sốt thất thường
  • Triệu chứng mắc bệnh hô hấp
  • Da và khớp bị viêm mãn tính

Các câu hỏi về dịch tả heo châu Phi

Có thể chẩn đoán dịch tả lợn châu Phi bằng mắt thường?

Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường chẩn đoán, khó có thể phân biệt với dịch tả lợn thông thường vì các triệu chứng lâm sàng tương tự nhau. Cách chính xác nhất để chẩn đoán bệnh này là phải xét nghiệm.

Xem chi tiết: Tư vấn máy chế biến thức ăn cho lợn theo chuỗi quy trình khép kín A-Z

Các câu hỏi về dịch tả heo châu Phi

Dịch tả lợn châu Phi lây truyền qua đâu?

Dịch tả heo lây truyền rất phức tạp và qua rất nhiều con đường, tóm tắt lại có 2 phương thức truyền bệnh chính là trực tiếp và gián tiếp.

Trực tiếp

  • Tiếp xúc với heo rừng nhiễm bệnh

Gián tiếp

Virut dịch tả lợn châu Phi có sức kháng cự mạnh mẽ, tồn tại từ 6 tháng tới hàng năm ngoài môi trường và các vật truyền bệnh.

  • Phân của heo rừng nhiễm bệnh lan truyền bệnh vào cỏ tươi, hoặc phân có chứa hạt giống lan truyền qua các vùng đất khác
  • Trong các sản phẩm thịt heo đã bị nhiễm bệnh
  • Từ các vật dụng có tiếp xúc với mầm bệnh như: quần áo, xe cộ, chuồng trại, thức ăn…
  • Côn trùng mang virut, truyền bệnh cho heo khỏe mạnh qua vết cắn
  • Con người là một trong những nguyên nhân lan truyền bệnh dịch tả heo khi di chuyển hoặc mang những dụng cụ có chứa mầm bệnh di chuyển tới vùng chưa có bệnh dịch

Các câu hỏi về dịch tả heo châu Phi

Làm cách nào để tiêu diệt virut dịch tả heo châu Phi?

  • Virut sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 60 độ trong vòng 30 phút
  • Môi trường axit mạnh và kiềm mạnh sẽ diệt được virut, (virut có thể sống tối đa lên đến 7 ngày trong môi trường kiềm mạnh)
  • Các loại thuốc sát trùng đều tiêu diệt được virut

Biện pháp phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi như thế nào?

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với heo mang bệnh
  • Kiểm soát chặt chẽ heo giống từ bên ngoài đưa vào chăn nuôi
  • Có những biện pháp xua đuổi động vật hoang dã tránh xa khu nuôi heo
  • Sử dụng trang phục lao động riêng biệt khi làm việc tại khu nuôi heo
  • Thay đồ khi ra vào khu nuôi heo
  • Không sử dụng chung các dụng cụ liên quan tới công việc trong trại heo này với trại heo khác. Trong trường hợp bắt buộc phải khử trùng dụng cụ
  • Tránh tiếp xúc với heo săn bắn
  • Những người không phận sự và phương tiện không được di chuyển vào trại heo khi đang xảy ra dịch
  • Cần phải sát trùng phương tiện muốn di chuyển vào trại heo
  • Sử dụng các loại thuốc sát trùng
  • Tránh sử dụng nông sản và thức ăn được thu hoạch tại vùng có dịch
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với phân, phụ phẩm hoặc bất kì chất thải gì từ heo bệnh
  • Lợp mái chuồng trại kín và đảm bảo heo được nuôi nhốt trong chuồng khi đang diễn ra dịch

Các câu hỏi về dịch tả heo châu Phi

Một trong những biện pháp phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi cho đàn gia súc nhà mình chính là mô hình chăn nuôi khép kín, bà con đầu tư trồng ra những nguyên liệu nuôi heo hoặc tận thu phụ phẩm nông nghiệp và tự sản xuất thức ăn cho heo đa dạng thành các loại khác nhau như: ăn sống, ủ chua, nấu cám, nghiền nhỏ, ép cám viên… nhờ sự hỗ trợ chế biến thức ăn từ cácthiết bị chăn nuôi heo 3A.

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến bệnh dich tả lợn châu Phi. Với những chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ cung cấp đủ kiến thức cho bà con để thực hiện các biện pháp phòng tránh hiệu quả cho đàn gia súc của mình. Chúc bà con sở hữu đàn heo khỏe mạnh và năng suất cao.