Các cách nhận xét biểu đồ tròn

Cách nhận xét biểu đồDẠNG 1: BIỂU ĐỒ TRÒN* Khi chỉ có một vòng tròn: ta nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất là cái nào, nhì là, ba là… Và cho biết tương quan giữa các yếu tố [gấp mấylần hoặc kém nhau bao nhiêu %]. Đặc biệt là yếu tố lớn nhất so với tổng thể có vượt xa không?Lưu ý : Tỷ trọng có thể giảm nhưng số thực nó lại tăng, vì thế cần ghi rõ. Ví dụ: xét về tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm… không ghi trống kiểu ngành nông nghiệp giảm … vì như thế là chưa chính xác, có thể bị trừ hay không được cho điểm.* Khi có từ hai vòng tròn trở lên [giới hạn tối đa là ba hình tròn cho mộtbài]- Nhận xét cái chung nhất [nhìn tổng thế]: tăng/ giảm như thế nào?- Ta nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vòng trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng [giảm] bao nhiêu?- Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba … của các yếu tố trong từng năm, nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi [không nhắc lại 2, 3 lần]* Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.* Có thêm giải thích chút về vấn đề.* Trường hợp cho bảng số liệu mang giá trị tuyệt đối [tỉ đồng, nghìn tấn, nghìn ha…] thì cần phải xử lý ra số liệu tương đối [ % ]. Và cần lưuý nếu có từ 2 hình tròn trở lên chúng ta cần tính bán kính của hình tròn.Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nướcta năm 1999 [Đơn vị: %]=>> Ta nhận xét như sau:Năm 1999, ở nước ta:- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm nhiều nhất: 63,5%.- Dịch vụ đứng thứ hai với 25%.- Công nghiệp thấp nhất chỉ còn 11,5% lao động.- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nhiều gấp 5,5 lần lao động trong công nghiệp và gấp 2,5 lần dịch vụ.- Tóm lại: Nền kinh tế ở nước ta chủ yếu vẫn là nông, lâm, ngư nghiệp. Công nghiệp, dịch vụ vẫn còn chiếm tỉ trọng thấp. Do điểm xuất phát kinh tế thấp, hơn nữa lại phải trải qua chiến tranh kéo dài.Ví dụ 2:Cho bảng số liệu sau: [Đơn vị: %]a]Vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước [GDP] phân theo khu vực kinh tế ở nước ta.b] Nhận xét=>> Vẽ 2 biểu đồ trònNhận xét:Từ năm 2000 đến năm 2002 tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch:+ Nông lâm ngư nghiệp giảm, giảm từ 24,6 % xuống còn 23% [giảm 1,5%].+ Công nghiệp và xây dựng tăng, tăng từ 36,7% lên tới 38,4% [tăng 1,7%].+ Dịch vụ không tăng, có giảm nhưng không đáng kể [0,01%].- Trong cả 2 thời điểm thì dịch vụ luôn đứng đầu, kế đến là công nghiệpvà thấp nhất là nông lâm ngư nghiệp.- Năm 2002 sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng đồng đều và gần tương đương nhau.- Tóm lại: nền kinh tế nước ta có xu hướng đi lên theo hướng công nghiệp hóa.DẠNG 2: BIỂU ĐỒ MIỀN* Đây là dạng biểu đồ có yêu cầu của đề bài giống với dạng biểu đồ hình tròn [biểu đồ cơ cấu]. Nên rất dễ nhầm lẫn với xây dựng biểu đồ tròn.* Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm [nghĩa là việc vẽ tới 4 hình tròn như thông thường thì ta lại chuyển sangbiểu đồ miền]. Vậy số liệu đã cho cứ trên 3 năm mà thể hiện về cơ cấu thì vẽ biểu đồ miền.Cách nhận xét:- Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số liệu.- Ta nhận xét hàng ngang trước: theo thời gian yếu tố A tăng hay giảm,tăng giảm như thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố B tănghay giảm … yếu tố C [mức chênh lệch]- Nhận xét hàng dọc: yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay không?- Tổng kết và giải thích.Ví dụ:Vẽ biểu đồ và nhận xét chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng[Đơn vị: %]Nhận xét:- Nhìn chung ở Đồng bằng sông Hồng tỉ trọng ngành dịch vụ tăng nhanhvà dần chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. Công nghiệp có tăng nhưng chậm, nông nghiệp giảm nhanh.Hàng ngang: Từ năm 1986 đến năm 2000: ở Đồng bằng sông Hồng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch:- Nông nghiệp giảm liên tục và giảm nhanh từ 49,5% xuống 29,1%, giảm 20,4%.- Công nghiệp tăng liên tục, tăng nhẹ từ 21,5% lên 27,5% tăng 6%.- Dịch vụ tăng liên tục, tăng khá nhanh từ 29% lên 43,4% tăng 4%.Hàng dọc: Từ năm 1980 đến năm 1990, nông nghiệp đứng đầu, dịch vụđứng thứ hai, công nghiệp đứng thứ 3.Từ năm 1995 -2000, dịch vụ vươn lên đứng thứ nhất, nông nghiệp đứngthứ hai và công nghiệp đứng thứ 3.Kết luận: Đồng bằng sông Hồng có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, đi từ nông nghiệp qua dịch vụ, qua công nghiệp. Điều này phù hợp với xu thếchung của thế giới và cũng cho thấy con đường đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta nói chung và của đồng bằng sông Hồng nói riêng. DẠNG 3: DẠNG BIỂU ĐỒ CỘTTrường hợp cột đơn [chỉ có một yếu tố]* Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câuhỏi tăng hay giảm? và tăng giảm bao nhiêu? [lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia đều được].* Bước 2: Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng [hay giảm] liên tục hay không liên tục? [lưu ý những năm nào không liên tục].* Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm. Nếu không liên tục: thì năm nào không còn liên tục.* Kết luận và giải thích qua về xu hướng của đối tượng.Ví dụ: Vẽ biểu đồ và nhận xét tình hình dân số ở nước ta theo bảng sau và nhận xét[Đơn vị: triệu người]Nhận xét: - Từ năm 1921 đến năm 2002: dân số nước ta tăng liên tục và tăng từ 15,6 lên 80 triệu người [tăng 64,4 triệu người; hay tăng gấp hơn 5 lần].- Từ năm 1921 đến năm 1960: dân số nước ta tăng chậm, gấp 2 lần trong 39 năm [hay tăng 14,6 triệu người trong 39 năm, bình quân mỗi năm tăng 0,37 triệu người].- Từ năm 1960 đến năm 1990: dân số nước ta tăng nhanh hơn, gấp 2,2lần chỉ trong 30 năm [hay tăng 36 triệu người trong 30 năm, bình quân mỗi năm tăng 1,2 triệu người].- Năm 1990 đến năm 2002: dân số nước ta có xu hướng tăng chậm lại, tăng 13,8 triệu người trong 12 năm, bình quân mỗi năm tăng 1,2 triệu người.- Dân số nước ta tăng nhanh qua các năm, đặc biệt vào những năm 60 và 70, đây là thời kì bùng nổ dân số ở nước ta. Xu hướng tăng chậm lại vào đầu thế kỉ 21.Tuy tỉ lệ tăng dân số hàng năm có giảm nhưng dân sốvẫn tăng nhanh bởi vì dân số nước ta đông.Trường hợp cột đôi, ba [ghép nhóm] … [có từ hai yếu tố trở lên]* Nhận xét xu hướng chung.* Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố [cột đơn]* Sau đó kết luận [có thể so sánh, hay tìm yếu tố liên quan giữa hai cột]* Có một vài giải thích và kết luận.Ví dụ: Hãy nêu nhận xét về sản lượng than sạch và phân hóa học ở Việt Nam giai đoạn 1976 – 1997[Đơn vị: Nghìn tấn]Nhận xét:* Giai đoạn 1976 – 1997:- Than sạch ở nước ta không liên tục, tăng từ 5.700 lên 10.647 nghìn tấn [tăng 4.947 nghìn tấn].- Phân hóa học cũng tăng không liên tục, tăng từ 435 lên 994 nghìn tấn [tăng 559 nghìn tấn ].- Ngành công nghiệp chế biến than sạch luôn có sản lượng cao hơn côngnghiệp chế biến phân hóa học.* Trong đó: - Giai đoạn 1976 – 1985: Cả than và phân bón đều tăng, than tăng 100 nghìn tấn, phân tăng 96 nghìn tấn.- Giai đoạn 1985 – 1990: cả than và phân bón đều giảm, than giảm

a. Dấu hiệu nhận biết biểu đồ Tròn [địa lý]

b. Cách vẽ biểu đồ Tròn [địa lý]

Quà tặng Bản đồ cá nhân hóa [Mã T-69]
Quà tặng Bản đồ cá nhân hóa [Mã T-58]
Quà tặng Bản đồ cá nhân hóa [Mã T-53]
Quà tặng Bản đồ cá nhân hóa [Mã T-51]

c. Cách nhận xét biểu đồ Tròn [địa lý]

Quà tặng Bản đồ cá nhân hóa [Mã T-57]

d. Những lỗi thường gặp khi vẽ biểu đồ Tròn [địa lý]

Quà tặng Bản đồ cá nhân hóa [Mã T-34]

e. Nên dùng thước đo % [không cần lấy % x 3,6o], không nên dùng thước đo độ

g. Ví dụ minh họa cụ thể biểu đồ Tròn [địa lý]

Quà tặng Bản đồ cá nhân hóa [Mã T-47]

Quà tặng Bản đồ cá nhân hóa [Mã T-24]
Quà tặng Bản đồ cá nhân hóa [Mã T-02]
Quà tặng Bản đồ cá nhân hóa [Mã T-03]


Ví dụ khác

Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC NGỌT VÀ NƯỚC MẶN, LỢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

CỦA VIỆT NAM, NĂM 2005 VÀ NĂM 2014

          [Đơn vị: nghìn ha]

Năm

Diện tích

2005

2014

Diện tích nước ngọt:

 -Nuôi cá

281,7

302,8

 -Nuôi tôm

4,9

4,5

 -Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác

1,6

1,2

Diện tích nước mặn, lợ:

-Nuôi cá

10,1

36,9

-Nuôi tôm

528,3

363,0

-Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác

122,2

29,8

  1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích mặt nước ngọt và nước mặn, lợ nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam, năm 2005 và năm 2014.

  2. Rút ra những nhận xét cần thiết.

Cách vẽ:

1.Vẽ biểu đồ:

*Tính quy mô bán kính nữa đường tròn:

*Tính cơ cấu [%]:

Áp dụng cách tính như trên, ta được bảng kết quả đầy đủ sau:

Bảng: Cơ cấu diện tích mặt nước ngọt và nước mặn, lợ nuôi trồng thuỷ sản

của Việt Nam, năm 2005 và năm 2014

                                                                        [Đơn vị: %]

Năm

Diện tích

2005

2014

Diện tích nước ngọt:

100,0

100,0

 -Nuôi cá

97,7

98,2

 -Nuôi tôm

1,7

1,5

 -Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác

0,6

0,3

Diện tích nước mặn, lợ:

100,0

100,0

-Nuôi cá

1,5

8,6

-Nuôi tôm

80,0

84,5

-Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác

18,5

6,9

*Vẽ biểu đồ: 

Lưu ý:

-Tổng cơ cấu 100% tương ứng nữa đường tròn [1800].

-Do đó 1% tương ứng cung 1,80 của đường tròn.

Quà tặng Bản đồ cá nhân hóa [Mã T-21]

2.Nhận xét [và phân tích bảng số liệu]:

–Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam từ 2005 – 2014 giảm từ 948,8 xuống 738,2 nghìn ha, năm 2014 giảm 1,3 lần năm 2005, cụ thể:

            +Diện tích mặt nước ngọt tăng: gấp 1,1 lần [308,5 nghìn ha so với 288,2 nghìn ha]

            +Diện tích mặt nước mặn, lợ giảm: gấp 1,5 lần [660,6 nghìn ha so với 429,7 nghìn ha]

–Về quy mô diện tích nước mặn, lợ luôn cao hơn diện tích mặt nước ngọt, cụ thể:

            +Năm 2005: gấp 2,3 lần [660,6 nghìn ha so với 288,2 nghìn ha]

            +Năm 2014: gấp 1,4 lần [429,7 nghìn ha so với 308,5 nghìn ha]

–Về cơ cấu:

            +Đối với diện tích mặt nước ngọt:

                        -Nuôi cá chiếm lớn nhất: 97,7% và 98,2%, tăng 21,1 nghìn ha.

                        -Nuôi tôm [dưới 2%], nuôi hỗn hợp, thuỷ sản khác [dưới 1%] chiếm rất nhỏ, ít biến động.

            +Đối với diện tích mặt mặn, lợ:

                        -Nuôi tôm chiếm lớn nhất: 80,0% và 84,5%, nhưng giảm 165,3 nghìn ha.

                        -Nuôi cá chiếm khá nhỏ, tăng nhanh: 26,8 nghìn ha [1,5% lên 8,6%]

                     -Nuôi hỗn hợp, thuỷ sản khác chiếm khá, giảm nhanh: 92,4 nghìn ha [18,5% xuống 6,9%]

            =>Nhìn chung, Diện tích mặt nước ngọt tăng khá, chiếm chủ yếu là diện tích nuôi cá; đối với diện tích mặt nước mặn, lợ nhiều hơn diện tích mặt nước ngọt, đang có xu hướng giảm và chiếm chủ yếu là diện tích nuôi tôm.                                                         

Video liên quan

Chủ Đề