Các cách mở bài trong văn kể chuyện lớp 4

Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện trang 21, 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo, giúp các em học sinh lớp 4 nắm được cấu trúc, biết cách viết đoạn mở bài và kết bài cho bài văn kể chuyện thật hay.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện - Bài 3 Chủ đề Tuổi nhỏ làm việc nhỏ theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 21, 22

Câu 1

Đọc hai đoạn văn dưới đây và cho biết:

1. Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".

2. Ngày còn bé, tối nào bà cũng kể chuyện cho em nghe. Qua giọng kể ấm áp của bà, câu chuyện nào cũng thật hấp dẫn. Nhưng em vẫn thích câu chuyện "Tích Chu" hơn cả.

  1. Đoạn văn nào giới thiệu ngay câu chuyện chọn kể?
  1. Đoạn văn nào dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề liên quan?

Trả lời:

  1. Đoạn văn giới thiệu ngay câu chuyện chọn kể: Đoạn văn 1
  1. Đoạn văn dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề liên quan: Đoạn văn 2

Câu 2

Đọc hai đoạn văn dưới đây và cho biết:

1. Được uống nước suối tiên, bà trở lại thành người. Tích Chu mừng rỡ ôm lấy bà. Từ đấy, Tích Chu luôn ở bên, hết lòng yêu thương, chăm sóc bà.

2. Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.

  1. Đoạn văn nào nêu kết thúc câu chuyện?
  1. Đoạn văn nào bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện?

Trả lời:

  1. Đoạn văn nêu kết thúc câu chuyện: Đoạn văn 1
  1. Đoạn văn bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện: Đoạn văn 2

Câu 3

Viết đoạn mở bài trực tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

Trả lời:

Mở bài: Trong tất cả các câu chuyện cổ tích, em thích nhất đó là "Người ăn xin" với nhân vật chính bạn nhỏ và người đàn ông ăn xin già khụ giữa mùa đông lạnh lẽo trên đường phố.

Kết bài: Qua câu chuyện "Người ăn xin", em nhận thấy rằng thật ra lòng nhân ái và tình yêu thương không ai định nghĩa được, nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu rằng chia sẻ, thấu hiểu, cảm thông chính là những điều làm nên sự ấm áp trong mối quan hệ giữa người với người. Hãy sống, hãy cho đi, hãy nhân rộng tình yêu thương để thế giới này ngập tràn những bông hoa của tình thương.

\>> Xem thêm: Mở bài và kết bài cho bài văn kể chuyện về lòng trung thực hoặc nhân hậu

Vận dụng

Trao đổi: Em sẽ làm gì để bắt đầu ngày mới có ý nghĩa?

Trả lời:

Để có một ngày mới thật ý nghĩa em sẽ dậy sớm tập thể dục, phụ giúp mẹ chuẩn bị bữa sáng và đi học đúng giờ.

• Mở bài trực tiếp: Giới thiệu câu chuyện [tên câu chuyện, tên nhân vật, thời gian, địa điểm diễn ra,…]

• Mở bài gián tiếp: Nêu một vấn đề có liên quan để dẫn vào câu chuyện.

– Kết bài:

• Kết bài không mở rộng: Nêu kết thúc của câu chuyện.

• Kết bài mở rộng. Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể sau khi nêu kết thúc câu chuyện.

Câu hỏi 3 trang 22 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Viết đoạn mở bài trực tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

Trả lời:

Đoạn mở bài trực tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện Người ăn xin:

- Đoạn mở bài trực tiếp: Lòng trung thực và lòng nhân hậu là một trong những phẩm chất đáng quý của con người. Và câu chuyện về “Người ăn xin” đã dăn dạy và thể hiện rõ những phẩm chất đó.

- Đoạn kết bài mở rộng: Lòng tốt không phải là sự ban phát, bố thí mà được tạo nên bằng sự chân thành, giản dị của đồng cảm, yêu thương. Cho nên, chúng ta những người trẻ, khi cuộc sống mới thực sự bắt đầu, khó khăn sẽ thật nhiều nhưng hãy trân trọng những người bên cạnh ta, an ủi, động viên ta. Biết đón nhận những điều đó làm động lực để sống có ý nghĩa và vươn lên thật thành công.

Với 10 bài tập trắc nghiệm Tập làm văn: Mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện lớp 4 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.

Trắc nghiệm Tập làm văn: Mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện lớp 4 có đáp án

Câu 1: Có mấy kiểu mở bài trong bài văn kể chuyện?

1. Mở bài trực tiếp

2. Mở bài giao tiếp

3. Mở bài gián tiếp

4. Mở bài chuyển tiếp

Hiển thị đáp án

Câu 2: Con hãy đọc rồi ghép nối sao cho phù hợp về các kiểu mở bài trong bài văn kể chuyện:

1. Mở bài trực tiếp

2. Mở bài gián tiếp

  1. Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
  1. Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện

Hiển thị đáp án

Câu 3: Đọc truyện Rùa và thỏ, xác định mở bài và cho biết đó là mở bài được viết theo kiểu nào?

Xem nội dung câu chuyện

Rùa và thỏ

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai: - Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy. Rùa đáp : - Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn ! Thỏ ngạc nhiên : - Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó. Rùa không nói gì. Biết mình chậm chạp, nó dốc sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo, mỉm cười. Nó nghĩ: "Chả việc gì mà vội, rùa gần tới đích, mình phóng cũng thừa sức thắng cuộc." Vì vậy, nó cứ nhởn nho nhìn trời, mây, cây cỏ. Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, nó thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó. Theo LA PHÔNG-TEN

  1. Mở bài “Trời mùa thu mát mẻ.” Đây là mở bài trực tiếp.
  1. Mở bài “Trời mùa thu mát mẻ”. Đây là mở bài gián tiếp
  1. Mở bài “Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.” Mở bài trực tiếp.
  1. Mở bài “Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.” Mở bài gián tiếp.

Hiển thị đáp án

Câu 4: Mở bài sau đây là mở bài gián tiếp, đúng hay sai?

Trong muôn loài, rùa vốn nổi tiếng là chậm chạp, còn thỏ thì chạy nhanh như bay. Thế mà có một con rùa dám chạy thi với thỏ và thắng cả thỏ.Vì sao có chuyện ngược đời như vậy? Sau đây em xin kể đầu đuôi câu chuyện ấy.

A.Đúng

B.Sai

Hiển thị đáp án

Câu 5: Đọc lại câu chuyện Rùa và thỏ rồi đọc bốn cách mở bài sau đây. Sau đó hãy xếp các mở bài 1, 2, 3, 4 vào loại mở bài trực tiếp và gián tiếp sao cho phù hợp:

Mở bài 1: Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.

Mở bài 2: Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì.Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa và thỏ chứng minh điều đó.

Mở bài 3: Đầu năm học vừa qua, lớp em có mấy bạn vì chủ quan, lười biếng nên kết quả học tập sút kém hẳn so với hồi lớp ba. Cô giáo bèn kể chuyện Rùa và thỏ để khuyên các bạn phải cố gắng, chăm chỉ. Câu chuyện như sau:

Mở bài 4: Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng bọn thỏ chúng tôi? Thấy bóng chúng tôi trên đường đua thì hươu, nai còn phải kiêng dè, chưa nói gì tới bác trâu hay chị lợn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu đuôi thế này:

Mở bài 1 Mở bài 2 Mở bài 3 Mở bài 4

Mở bài trực tiếp

Mở bài gián tiếp

Hiển thị đáp án

Câu 6: Đọc chuyện Hai bài tay và cho biết hai mở bài sau đây đâu là mở bài trực tiếp, đâu là mở bài gián tiếp:

1. Mở bài trực tiếp

2. Mở bài gián tiếp

  1. Bác Hồ là một lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, là một danh nhân văn hóa thế giới. Sự nghiệp vĩ đại của Bác khởi nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc. Lòng yêu nước ấy bắt đầu khi Bác mới là một chàng thanh niên trẻ tuổi. Thế nhưng, Bác rất giàu ý chí và nghị lực. Vì thế Bác đã thực hiện hoài bão cứu nước của mình. Để thấy được ý chí và nghị lực của Bác, chúng ta hãy tìm hiểu qua câu chuyện Hai bàn tay của tác giả Trần Dân Tiên. Chuyện là thế này:
  1. Hồi ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn tên là Lê.

Hiển thị đáp án

Câu 7: Trong bài văn kể chuyện, có mấy kiểu kết bài? Con hãy ghép nối để có được những kết hợp phù hợp:

1. Kết bài mở rộng

2. Kết bài không mở rộng

  1. Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.
  1. Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

Hiển thị đáp án

Câu 8: Dưới đây là năm cách kết bài trong truyện Rùa và thỏ, con hãy xếp những kết bài này vào các nhóm kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng:

Kết bài 1: Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.

Kết bài 2: Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mình mà chủ quan, biếng nhác.

Kết bài 3: Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước anh rùa có quyết tâm cao.

Kết bài 4: Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ : không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.

Kết bài 5: Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy thi với rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.

Kết bài 1 Kết bài 2 Kết bài 3 Kết bài 4 Kết bài 5

Kết bài mở rộng

Kết bài không mở rộng

Hiển thị đáp án

Câu 9: Đọc truyện Một người chính trực và cho biết trong hai kiểu kết bài sau, đâu là kết bài mở rộng đâu là kết bài không mở rộng?

Xem nội dung câu chuyện

Một người chính trực

Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực. Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò tá thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông. Phò tá Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ trên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.

Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi: - Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông? Tô Hiến Thành không do dự, đáp: - Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá. Thái hậu ngạc nhiên hỏi: - Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử? Tô Hiến Thành tâu: - Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá. [theo Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng]

Chính trực: ngay thẳng

Di chiếu: lệnh [viết] của vua truyền lại trước khi mất.

Thái tử: con trai của vua được chọn để nối ngôi cha.

Thái hậu: mẹ vua Phò tá: theo bên cạnh để giúp đỡ

Tham tri chính sự: chức quan dưới tể tướng, cùng bàn công việc triều đình với tể tướng.

Gián nghị đại phu: chức quan giữ việc can ngăn vua để vua không làm điều trái.

Tiến cử: giới thiệu người có tài có đức để cấp trên cho lựa chọn.

1. Kết bài mở rộng

2. Kết bài không mở rộng

  1. Tô Hiến Thành tâu: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
  1. Tô Hiến Thành tâu: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá. Đủ thấy vị quan đứng đầu triều Lý này đúng là một tấm gương sáng ngời về sự chính trực, thanh liêm hết lòng vì nước vì dân tộc cho hậu thế soi chung.

Hiển thị đáp án

Câu 10: Đọc lại chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca và cho biết hai kết bài sau, kết bài nào là kết bài mở rộng, kết bài nào là kết bài không mở rộng?

Xem nội dung câu chuyện

Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca

An-đrây-ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu. Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca: "Bố khó thở lắm!..." Mẹ liền bảo An-đrây-ca đi mua thuốc. Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà. Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. "Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết." - An-đrây-ca òa khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi em: - Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà. Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: "Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!"

[Theo Xu-Khôm-Lin-Xki- Trần Mạnh Hưởng dịch] Dằn vặt:làm cho đau đớn, buồn khổ một cách dai dẳng.Nghĩa trong bài: Tự trách mình.

1. Kết bài mở rộng

2. Kết bài không mở rộng

  1. Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa! Từ đó ta có thể thấy được An-đrây-ca là một chú bé trung thực, giàu tình cảm và nhất là rất nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
  1. Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!

Hiển thị đáp án

Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4 có đáp án hay, chi tiết khác:

  • Trắc nghiệm Tập đọc: Chú đất nung
  • Trắc nghiệm Tập đọc: Chú đất nung [tiếp theo]
  • Trắc nghiệm Tập đọc: Cánh diều tuổi thơ
  • Trắc nghiệm Tập đọc: Tuổi ngựa
  • Trắc nghiệm Tập đọc: Kéo co

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:

  • Văn mẫu lớp 4
  • Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4
  • Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 4 | Giải bài tập Tiếng Việt 4 | Để học tốt Tiếng Việt 4 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 4 và Để học tốt Tiếng Việt 4 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề