Bút toán kết chuyển chi phí thuế tndn trên fast năm 2024

3 – Xóa: dùng để xóa mẫu báo cáo đã có sẵn. Lưu ý: muốn xóa phải tích thêm vào ô Xác nhận xóa mẫu báo cáo để tránh thao tác xóa nhầm.

  • * Thẻ Khác: khai báo thông tin mẫu báo cáo theo qui định.

  • Nhấn Nhận.
  • Chọn biểu tượng Mới hoặc Sửa trên thanh công cụ:

  • Giải thích một số trường thông tin:
  • * Số thứ tự: thứ tự sắp xếp các chỉ tiêu khi lên báo cáo.
    • Số thứ tự khi in: số thứ tự hiển thị trên mẫu in [theo mẫu qui định].
    • Mã số: mã số của chỉ tiêu phục vụ cho việc tính toán, tổng hợp số liệu.
    • In:

1 – Có in: chỉ tiêu sẽ được hiển thị trên các mẫu in báo cáo dạng PDF và Excel.

0 – Không in: chỉ tiêu vẫn được hiện trên màn hình kết quả báo cáo nhưng không hiển thị trên mẫu in dạng PDF và Excel. Các chỉ tiêu này thường là các chỉ tiêu khai báo trung gian để tổng hợp số liệu cho các chỉ tiêu chính thức.

  • * Cách tính:

0 – Tính theo mã số: dùng cho chỉ tiêu được tính toán từ kết quả của các chỉ tiêu khác [theo khai báo tại trường Công thức].

1 – Tính theo số phát sinh: dùng cho chỉ tiêu cần lấy theo số phát sinh. Chương trình sẽ dựa vào khai báo Các tài khoản nợ và Các tài khoản có để lấy số liệu.

  • * Các tài khoản nợ/Các tài khoản có: khai báo các tài khoản cần lấy số phát sinh bên nợ hoặc bên có. Trường hợp nhập cả 2 trường thì chương trình sẽ lấy phát sinh theo đúng đối ứng nợ/có khai báo.

Lưu ý: trường hợp khai báo nhiều tài khoản thì giữa các tài khoản cách nhau dấu phẩy.

  • * Tính giảm trừ:

1 – Tính giảm trừ: chương trình sẽ tính phát sinh theo khai báo tại Các tài khoản nợ\Các tài khoản có trừ đi các phát sinh giảm trừ có tài khoản đối ứng khác Tài khoản xác định kết quả kinh doanh trong phần – phân hệ Kế toán.

Ví dụ: chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ khai báo Các tài khoản nợ = Rỗng, Các tài khoản có = 511, Tài khoản xác định kết quả kinh doanh = 911 => Chương trình sẽ lấy tổng phát sinh bên có TK 511 trừ các phát sinh bên nợ TK 511 có TK đối ứng khác TK 911.

Tiện ích này dùng để khai báo lên được số liệu đúng trong cả trường hợp chưa thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí về tài khoản xác định kết quả kinh doanh.

0 – Không tính giảm trừ: chương trình sẽ tính phát sinh theo đúng khai báo tại Các tài khoản nợ\Các tài khoản có.

  • * Công thức: chỉ cập nhật khi Cách tính = 0 – Tính theo mã số, có thể khai báo các phép tính cộng/trừ/nhân/chia từ các mã số đã được khai báo và phải được đặt trong dấu ngoặc vuông [ ].

Ví dụ: chỉ tiêu có mã số 01 được tính bằng chỉ tiêu có mã số 01A trừ chỉ tiêu có mã số 01B thì nhập vào trường Công thức như sau: [01A]-[01B].

Kết chuyển chi phí thuế TNDN là nghiệp vụ kế toán quan trọng, được thực hiện cuối kỳ kế toán nhằm xác định lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích về Tài khoản chi phí thuế TNDN và hướng dẫn cách hạch toán và lưu ý cho kế toán mới.

Kết chuyển chi phí thuế TNDN.

1. Tài khoản hạch toán và mục đích kết chuyển chi phí thuế TNDN

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong các yếu tố cấu thành để kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào cuối kỳ kế toán. Căn cứ theo quy định tại Điều 67, Thông tư 133/2016/TT-BTC chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được hạch toán bằng Tài khoản 821. Theo đó, tài khoản phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. Bên cạnh đó, chi phí thuế TNDN được ghi nhận vào tài khoản này là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành. Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh vào Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế toán.

2. Kết chuyển chi phí thuế TNDN

Trước khi thực hiện kết chuyển chi phí thuế TNDN kế toán cần nắm rõ nguyên tắc kế toán Tài khoản 821. Cụ thể:

2.1. Nguyên tắc kế toán toán chi phí thuế TNDN

Hàng quý, kế toán căn cứ vào chứng từ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế: - Trường hợp số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế TNDN phải nộp thêm vào chi phí thuế TNDN. - Trường hợp số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế TNDN là số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp. \>> Tham khảo: Hướng dẫn cách nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trực tuyến.

2.2. Kết chuyển chi phí thuế TNDN

Để kết chuyển chi phí thuế TNDN chính xác kế toán cần xác định số thuế phải nộp trong năm và số thuế tạm nộp có chênh lệch nhau không. [1] Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp: - Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn phải nộp, ghi: + Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành. + Có TK 3334 - Thuế TNDN. - Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi: + Nợ TK 3334 - Thuế TNDN. + Có TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành. [2] Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi: - Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi: + Nợ TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành + Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. - Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi: + Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh + Có TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành.

Trường hợp phát hiện sai sót của các năm trước liên quan đến thuế TNDN.

Lưu ý: Trong quá trình hạch toán chi phí thuế TNDN phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến thuế TNDN phải nộp của các năm trước, kế toán được hạch toán tăng [hoặc giảm] số thuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm phát hiện sai sót. - Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại, ghi:

  • Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
  • Có TK 3334 – Thuế TNDN.

- Nếu thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại, ghi:

  • Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
  • Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành.

3. Cách hạch toán thuế TNDN hàng quý và chi phí thuế TNDN

Trên thực tế hàng quý kế toán sẽ phải xác định thuế TNDN tạm phải nộp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, khi xác định thuế TNDN tạm phải nộp này, kế toán phản ánh số thuế TNDN tạm phải nộp vào Ngân sách nhà nước và chi phí thuế TNDN ghi như sau: - Khi tính thuế TNDN:

  • Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN.
  • Có TK 3334: Thuế TNDN.

- Khi nộp thuế TNDN vào ngân sách nhà nước:

  • Nợ TK 3334 : Thuế TNDN.
  • Có các TK 111, 112.

4. Lưu ý khi kết chuyển thuế TNDN

Việc kết chuyển chi phí thuế TNDN chính xác sẽ đảm bảo việc xác định lợi nhuận sau thuế chính xác. Khi kết chuyển thuế TNDN kế toán mới cần lưu ý như sau:

  • Xác định chính xác số thuế TNDN tạm phải nộp trong kỳ và số thuế TNDN phải nộp vào Ngân sách nhà nước. hạch toán đúng nghiệp vụ khi phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến thuế TNDN phải nộp.

Chủ Đề