Bướm làm tổ ở đâu

Cuộc sống thường ngày có rất nhiều sự việc xảy ra tưởng chừng như rất bình thường, nhưng lại có dấu hiệu cho biết sắp có những việc may hay rủi sắp xảy ra. Theo quan niệm dân gian, nếu như bất chợt một ngày bạn gặp những điềm lành dưới đây thì chắc chắn bạn và gia đình sắp có những chuyện may mắn.

Dơi làm tổ trong nhà

Dơi là loài vật không những có màu tối mà còn sống trong bóng tối, chuyên hoạt động về đêm. Nhiều người cho rằng gặp dơi thì sẽ gặp điềm gở và chuyện chẳng lành. Tuy nhiên, theo quan niệm của người Trung Hoa xưa, dơi là biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng, người xưa cũng tin rằng loài vật này sẽ tìm đến những nơi có vận khí tốt để làm tổ, bởi cảm nhận của dơi rất nhạy bén, chúng có thể “ngửi” ra nơi có khí tốt lành.

Biểu tượng Ngũ Phúc [năm con dơi] rất phổ biến trên đồ nội thất, tranh vẽ, gốm sứ. 

Điều dễ thấy nhất minh chứng cho biểu tượng sự giàu có dồi dào của loài dơi là các mô hình tròn năm con dơi [Ngũ Phúc] rất phổ biến trên đồ nội thất, tranh vẽ, gốm sứ. Vậy nên, việc dơi làm tổ trong nhà chính là một trong những dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy gia đình bạn sẽ gặp những may mắn trong tiền bạc, tài chính.

Bướm bay vào nhà

Theo các chuyên gia tử vi và phong thủy, loài bướm cũng mang một linh hồn, quá trình sinh trưởng từ một con sâu bướm xấu xí thành một con bướm xinh đẹp cũng giống như “hành trình” của một đời người: từ khi sinh ra, lập gia đình, đến khi chết đi, chôn cất, sang cát. Vậy nên loài vật này thường mang lại tin tốt lành, nếu bạn vô tình giết chết chúng, cũng có nghĩa may mắn của bạn sẽ giảm sút.

Loài bướm thường mang lại tin tốt lành. [Ảnh minh họa]

Nếu con bướm bay vào nhà có màu sắc tươi sáng, bạn sắp có những tin tốt liên quan đến chuyện tình yêu. Nếu con bướm màu xám hoặc gần như đen bay vào nhà thì điềm báo sẽ mang lại cho bạn tin tốt lành liên quan đến nghề nghiệp hoặc công việc.

Chim én làm tổ

Chim én là biểu tượng của giàu có và hạnh phúc, hơn thế nữa theo tập tính của loài chim, chúng thường hay chọn những nơi chúng cảm thấy là an toàn, tin cậy để làm tổ, do đó việc chim én làm tổ trong nhà là một điềm báo tốt cho thấy nơi bạn đang sống có phong thủy tốt lành, sẽ gặp nhiều thuận lợi trong công việc, tiền tài.

Tương tự như việc chim én làm tổ, việc ong làm tổ trong nhà cũng là một điềm lành cho thấy bạn sắp gặp chuyện may mắn.

Cây cối đột nhiên đâm chồi nảy lộc

Lộc non là biểu hiện của sự sống, may mắn và thành công. [Ảnh minh họa]

Việc cây và hoa trong nhà bạn đột nhiên đâm chồi nảy lộc mà không có lý do gì chính là điềm lành báo hiệu bạn và gia đình sắp có chuyện vui, bởi chồi, lộc non là biểu hiện của sự sống, may mắn và thành công. 

*Nội dung trong bài mang tính chất tham khảo!

Theo Du Jin [Tổng hợp] [Khám phá]

Vài điều cần biết về loài bướm

Vài điều cần biết về Loài Bướm

Theo dự đoán trong vài năm tới! Nuôi bướm sẽ trở thành một một nghề hái ra tiền. Trong thị trường quốc tế  thương mại toàn cầu, bướm sẽ trở thành hàng hóa  vô giá. Nghề nuôi bướm sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn. Nguồn bướm đầu tiên từ hoang dã là các nguồn giống được thu thập, chẳng hạn như trứng, ấu trùng, nhộng và bướm có thể được đánh bắt từ thiên nhiên. Để giúp cho việc nuôi bướm được thành công, chúng tôi xin giới thiệu vài điều mà bạn cần biết loài bướm! 


Màu sắc sặc sỡ có tầm ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của bướm. Chúng tìm ra và bắt cặp với nhau bằng cách khoe màu. Một số loài bướm dùng hương trong việc đi tìm bạn đời - một vài miếng vảy trên cánh con đực có mùi thơm để thu hút con cái.Quá trình sinh trưởng và phát triển của loài bướm là một vòng tuần hoàn khép kín:từ bướm cái đẻ ra trứng được bọc trong kén sau đó kén nở thành sâu non , sâu non ăn rất nhiều để phát triển thành nhộng .nhộng rồi lại nở thành bướm .cứ thế chu trình sinh sản của loài bướm theo một vòng tuần hoàn.Trứng của con bướm hoang phải có bướm đực và bướm cái ghép đôi hoặc giao phối đẻ trứng. Các bướm cái nói chung thích đẻ trứng trong lá và bề mặt trái cây mịn .Nuôi trong nhà nên được chuẩn bị theo các thói quen khác nhau của loài bướm khác nhau, như gấp một mảnh giấy, rơm,nhánh cây.

Các giai đoạn nở trứng phải chú ý đến độ ẩm, sử dụng gạc ướt quá khô sẽ làm giảm khả năng nở trứng.


Trứng “bám” rất chắc trên lá


Bữa ăn đầu tiên của sâu bướm chính là vỏ trứng của mình. Sau đó, nó sẽ dành phần lớn thời gian để ăn lá cây. Một số ít loài sâu bướm là loài ăn sâu bọ.Ấu trùng ăn thức ăn hầu hết ấu trùng bướm trên lá cây, thân cây, hoa và trái cây. Ấu trùng 5-6 tuổi sau khi hóa nhộng.Bướm chăn nuôi cần phải cung cấp đầy đủ thức ăn, nước, mật ong, xi-rô, sữa thường được sử dụng trong thức ăn lỏng.

Xi-rô hoặc nồng độ nước mật ong thường là 1-10%, có thể được đổ vào một cái tách, hộp đựng món ăn với bông gòn, gạc bão hòa và sau đó được đặt trong một tấm cho ăn.


Sâu bướm đang ăn lớp vỏ trứng của mình
 

Khi sâu bướm đã hoàn toàn lớn, chúng ngừng ăn và bắt đầu đi tìm chỗ thích hợp để hóa nhộng và thường là ở mặt dưới của lá. Sau đó, chúng bám chặt vào thể nền, rụng lông lần cuối cùng và hóa nhộng , giai đoạn này chúng chẳng ăn chẳng uống cũng chẳng động đậy.Qua mấy ngày, lớp vỏ ngoài của kén dần trở nên trong mờ, có thể nhìn mờ mờ cấu trúc bên trong thì đó là giai đoạn nhộng đã biến đổi hoàn toàn.Bướm ở trong cọ lưng vào kén để tạo thành một lỗ thủng nhỏ và cựa mình chui ra. Nhưng ở giai đoạn này bướm chưa thể bay được vì cánh của chúng vẫn chưa mở ra hẳn.

Những con bướm mới thoát khỏi lớp kén phải dành thời gian để bơm máu vào đôi cánh của chúng và đợi cho chúng trở nên khô ráo và cứng cáp. Giai đoạn này thường phải mất 3 giờ nhưng cũng có con chỉ mất khoảng 1 giờ. Đó là lúc bướm đã “lột xác” hoàn toàn, có thể giang đôi cánh đẹp đẽ của mình và vút bay cao.Hầu hết các loài bướm ở giai đoạn trưởng thành của mình có thể sống từ một tuần đến gần một năm tùy thuộc vào loài. Chúng giao phối, đẻ trứng và lại bắt đầu một vòng đời mới.

Nguồn sưu tầm
Bởi: lãng tử kids

Đăng nhập

Giỏ hàng

Bạn đang có 0 sản phẩm trong giỏ hàng
Xem giỏ hàng

Sản Phẩm Hot

Hỗ trợ trực tuyến



Tư Vấn 24/24




Tác giả: Nguyễn Minh Định, Phạm Nguyễn Hoàng Long, Phạm Viết Dần, Vũ Bá Tuấn, - Khối lớp: 0

Vòng đời của bướm luôn hấp dẫn các bé khi bắt đầu tìm hiểu về thế giới động vật bởi vì loài bướm có vòng đời thật kỳ vĩ.

Bướm còn là một động vật phổ biến và gần gũi với các bé. Bé có thể bắt gặp bướm ở vườn nhà, ngoài sân trường hay trong công viên... Chắc chắn bé sẽ thắc mắc : bướm có răng không ? bướm hay ăn gì? bướm ngủ ở đâu? hay bướm sinh ra như thế nào?...

Bướm có răng không ?

Bướm không có răng nên chúng chỉ ăn được những thức ăn dạng lỏng.

Bướm hay ăn gì ?

Bướm hay xuất hiện trong các vườn hoa. Vậy chúng ăn mật hoa? Đó chỉ là một trong các loại thức ăn của bướm. Ngoài mật hoa thì bướm còn ăn nhiều loại thức ăn khác để bổ xung dưỡng chất cho cơ thể mà khi biết sẽ khiến các bé rất bất ngờ: Thỉnh thoảng bé sẽ thấy bướm đậu trên bùn, chất thải, trên người hay những bãi nước tiểu của các động vật khác, đấy chính là những thức ăn bổ sung các chất thiết yếu để nuôi cơ thể của bướm. Thật khó tin khi loài bướm xinh đẹp như vậy lại khoái khẩu các món thức ăn đó phải không các bé ?

Bướm ngủ ở đâu ?

Bướm xuất hiện ban ngày, nhất là những ngày nắng ấm, còn khi đêm xuống, nhiệt độ giảm làm các loài bướm di chuyển khó khăn nên trông như chúng đang ngủ, nhưng không phải vậy đâu. Bướm thường ngủ vào buổi chiều, chúng treo mình ngủ bên dưới những chiếc lá hay một nơi yên tĩnh nào đó.

Bướm sinh ra như thế nào ?

Vòng đời của bướm bao gồm 4 giai đoạn, từ lúc đẻ trứng đến khi trưởng thành và kéo dài trong khoảng một tháng, nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và nguồn thức ăn.

Vòng đời của bướm bắt đầu từ trứng. Sau khi bướm cái giao phối cùng bướm đực, bướm cái sẽ chọn những cây mà ấu trùng bướm [sâu bướm] có thể ăn được và đẻ trứng lên các lá non, hoặc cành cây.

Trứng sẽ nở thành ấu trùng [Sâu bướm] sau 3 đến 6 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường. Ở hầu hết các loài bướm, sau khi nở sâu bướm sẽ ăn vỏ trứng vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để sâu bướm phát triển, tiếp theo chúng sẽ ăn lá cây để phát triển. Trong quá trình phát triển, chúng phải trải qua nhiều lần lột xác. Sau mỗi lần lột xác, sâu bướm sẽ to hơn.

Sau khoảng hai tuần, sâu bướm sẽ dệt một chiếc kén và đính nó vào mặt dưới của lá hoặc thân cây, sau đó nó sẽ treo mình ở đó và lột xác lần cuối cùng để tạo thành nhộng. Giai đoạn nhộng là thời điểm sự chuyển đổi bên trong xảy ra mạnh mẽ nhất mặc dù nó không thể di chuyển và ăn trong suốt thời gian này. Nó tập trung cho việc tái thiết cơ thể thông qua những quá trình sinh hóa chuyển đổi sâu bướm thành bướm.

Khi sự biến đổi đã hoàn thành, con bướm sẽ nghỉ ngơi trong kén, giai đoạn này kéo dài khoảng 10 ngày. Đến thời điểm phù hợp con bướm trưởng thành sẽ tự chui ra khỏi chiếc kén. Trong vài giờ đầu tiên nó sẽ bơm máu vào các tĩnh mạch trong cánh để mở rộng chúng. Sau khi cánh của nó đã khô và mở rộng hoàn toàn, bướm trưởng thành bắt đầu bay đi tìm kiếm bạn tình. Con cái và con đực có thể giao phối nhiều lần trong đời. Khi giao phối hoàn tất, con cái đẻ trứng và một vòng đời mới lại bắt đầu để sinh ra một thế hệ bướm tiếp theo...

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI

Video liên quan

Chủ Đề