Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ đang ở đâu

Thiếu nữ bên hoa huệ – bức tranh gần đây đang nổi tiếng trên mạng xã hội gần đây với nhiều phiên bản làm lại. Ít ai biết được bức tranh ấy được sáng tác bởi hoạ sĩ Tô Ngọc Vân tài ba cùng với nhiều điều thú vị đằng sau đó. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị đấy nhé!

Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12 năm 1908 (một vài tài liệu ghi là 1906) tại tỉnh Hưng Yên. Nhưng ông lớn lên tại Hà Nội và mất ngày 17 tháng 06 năm 1954. Ông được mọi người biết đến là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông chúng ta không thể không nhắc đến bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ đây là một trong những bức tranh khá nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Tô Ngọc Vân và cũng được xem là đại diện tiêu biểu nhất cho nền mỹ thuật Việt Nam vào thời kỳ đầu thế kỷ 20, bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân được mọi người lưu truyền đến bây giờ.

Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ đang ở đâu
Họa sĩ Tô Ngọc Vân (nguồn internet)

Tổng quát về bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân

Tranh thiếu nữ bên hoa huệ là một tác phẩm tranh sơn dầu do họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ vào năm 1943. Nội dung bức tranh mô tả chân dung một thiếu nữ. Mặc áo dài trắng bên cạnh lọ hoa huệ trắng. Với hình dáng cô gái cùng những chi tiết và màu sắc xung quanh. Tạo thành một hình khối giản dị, toát lên một nét buồn vương vấn, nhẹ nhàng. Nói đến người mẫu trong bức tranh đó chính là cô Sáu và là con gái của họa sĩ. Cô còn là người mẫu cho nhiều tác phẩm khác trong đó có bức Thiếu Nữ Bên Hoa sen.

Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ đang ở đâu
tranh thiếu nữ bên hoa huệ (nguồn internet)

Bên cạnh những giá trị nghệ thuật. Tranh thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân còn thể hiện cho một thú chơi tao nhã của người dân Hà Nội, thú chơi hoa loa kèn trắng, loài hoa nở rộ vào cuối tháng 3 và tháng 4 hàng năm.

Với nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại, cụm từthiếu nữ và hoa dường như đã đi vào tiêu chuẩn và phổ biến hơn. Ông vô cùng điêu luyện trong việc biết cách vận dụng những nét độc đáo theo từng chi tiết trong cụm từ “ thiếu nữ và hoa” chính vì vậy, ông đã được nổi danh với nhiều tác phẩm trong đó chính là bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân.  

Nhưng trong tranh thiếu nữ bên hoa huệ thì Tô Ngọc Vân đã tiếp nối các tiền bối làm cái đẹp đó trở nên phổ quát hơn nữa. Giai đoạn đầu, thiếu nữ và hoa đã từng xuất hiện ở tranh của họa sĩ danh tiếng Lê Phổ. Trong những khung cảnh đầy ảo mộng chan hòa với cỏ cây hoa lá. Lê Thị LựuMai Trung Thứ cũng cùng một tiếng nói. Khi đặt nhân vật và những vật thể vào không gian trong tranh.

Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ đang ở đâu
Thiếu nữ và hoa (nguồn internet)

Tranh thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân

Thường bắt gặp những cô gái lơ đãng. Những cặp mắt không đến một đích nào đôi khi man dại và mộng mị. Những đóa hoa trong một số bức tranh lược tả một cách lập lòe. Hoặc những khóm hoa lẫn vào trời đất đầy huyền hoặc. Thẩm mỹ này dẫn đến lỗi vẽ phân rã hình thể, đôi khi mất hình. Trong những thập niên đầu của thế kỷ 20. Đề tài quen thuộc này được thể hiện như là một sự nhất thể hóa của cái đẹp. Nghĩa là trong tranh phải có cái đẹp và quyến rũ người xem. Các nhân vật và đối tượng trong tranh không nhất thiết phải nói nên danh tính của mình.

Tô Ngọc Vân và những họa sĩ cùng trang lứa đã có những biểu hiện khác so với các bậc họa sĩ đàn anh. Cùng đề tài đó, nhưng cùng một tinh thần tươi tắn và có tính hiện thực hơn. Cô gái Hà thành ngồi vén tóc bên những đoá hoa huệ thơm ngát. Màu chủ đạo trong tranh là màu trắng của áo dài và của những bông hoa huệ. Người phụ nữ được ông thể hiện với lòng trân trọng trước đối tượng. Không sa vào khoái cảm nhục thể, hay cũng không quá mơ hồ, ẻo lả, kiêu sa. Như người phụ nữ trong tranh của các họa sĩ đương thời.

Tranh thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân

Bên cạnh đó, Tô Ngọc Vân đã học hỏi, tiếp nhận xuất sắc những phương pháp tạo hình. Và sử dụng chất liệu sơn dầu từ các vị thầy người Pháp. Ông đã tiếp thu thành công  trong việc hoàn thiện và phát triển kỹ thuật vẽ chất liệu sơn dầu. Màu sắc sơn dầu đã trong trẻo tươi sáng hơn. Có độ bóng đẹp, không thấm nước, bền vững và chịu được thử thách của thời gian. Với ưu thế của mình, sơn dầu được sử dụng rộng rãi. Được dùng hầu hết các hoạ sĩ sử dụng một cách phổ biến.

Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ đang ở đâu
Tranh thiếu nữ bên hoa sen (nguồn internet)

Tuy nhiên có thể nói, với hoạ sĩ Tô Ngọc Vân việc hoàn thiện kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu là một cuộc cách mạng kỹ thuật lớn. Làm chuyển biến và nâng cao nghệ thuật vẽ tranh của ông. Việc đó giúp ông thực hiện được nhiều tác phẩm lớn, bất tử, đặc biệt là bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ. bức tranh diễn đạt được vẻ đẹp nền nã, kín đáo, thanh lịch của người phụ nữ Hà thành thời tiền chiến – một vẻ đẹp đã mãi mãi chỉ còn trong tâm tưởng và hoài cảm.

Bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân sau này được bán cho nhà sưu tập tranh nổi tiếng Đức Minh. Tác phẩm tranh thiếu nữ bên hoa huệ được các con của ông Đức Minh đã bán cho một người sưu tầm tên là Hà Thúc Cần với giá 15.000 USD sau khi ông qua đời. Tuy nhiên, ông Cần đã bán tác phẩm nổi tiếng này ra nước ngoài.

Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ đang ở đâu

Bài Viết Liên Quan:

  • Một số hướng dẫn kĩ thuật vẽ đẹp và đơn giản

PINTEREST: 86 HÌNH VẼ MÀU CƠ THỂ NGƯỜI – VẼ HÌNH HOẠ TOÀN THÂN MÀU – SƠN DẦU – ACRYLIC – MÀU NƯỚC

Kiệt tác “Thiếu nữ bên hoa huệ” là bức tranh sơn dầu được Tô Ngọc Vân sáng tác vào năm 1943, khi ông đang giảng dạy tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Nguyên mẫu của bức tranh là cô Sáu, người từng nhiều lần xuất hiện trong tác phẩm của Tô Ngọc Vân, trong đó có bức “Thiếu nữ với hoa sen”. Không chỉ “hợp tác” với Tô Ngọc Vân, cô Sáu còn là người mẫu cho nhiều họa sĩ nổi tiếng thời bấy giờ, như Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị…

“Thiếu nữ bên hoa huệ” mô tả cảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng đang nghiêng đầu một cách đầy duyên dáng, khơi gợi… về phía lọ hoa huệ trắng. Hình dáng cô gái kết hợp với những chi tiết và màu sắc xung quanh tạo thành một hình khối giản dị, toát lên một nét buồn dịu nhẹ. Những bông huệ cắm trong lọ bên cô gái không phải là loại hoa huệ bông nhỏ mà ta thường dùng trong các ngày rằm mà là hoa huệ tây (được gọi phổ biến dưới cái tên hoa loa kèn).

Với bố cục chặt chẽ, hoàn hảo, cách sử dụng màu điêu luyện, “Thiếu nữ bên hoa huệ” đã thể hiện được cái mềm mại gợi cảm ở đường cong trên đùi thiếu nữ và nhất là cách dùng dao gạt bớt lớp sơn phía trên để lộ ra lớp sơn hồng bên dưới tạo nên sắc ửng hồng trên má thiếu nữ…

Ngay trong lần triển lãm đầu tiên tại Hà Nội, bức họa đã được nhiều người chú ý. Năm 1945, “Thiếu nữ bên hoa huệ” được trưng bày tại Nhà Khai Trí Tiến Đức (Hà Nội) cùng với tranh của Nguyễn Đỗ Cung, Lê Văn Đệ… Bác Hồ đã đến xem triển lãm này. Tại triển lãm, đã có hai người khách Nhật Bản ngỏ lời mua bức tranh, nhưng tác giả từ chối không bán.

Kiệt tác “Thiếu nữ bên hoa huệ” quả là có số phận của một “hồng nhan đa truân”. Theo GS-TS Tô Ngọc Thanh, trưởng nam của họa sĩ Tô Ngọc Vân kể lại thì: “Khi gia đình đi kháng chiến, bức tranh được để lại trong nhà chúng tôi ở ngõ Trại Khách, phố Khâm Thiên, nay là ngõ Thổ Quan. Đến khi hòa bình trở về Hà Nội thì nó đã trở thành sở hữu của nhà sưu tập nổi tiếng Đức Minh. Ông Đức Minh nói là ông mua lại bức tranh từ một người khác”.

Bốn năm sau ngày tác giả bức vẽ hy sinh, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã mượn “Thiếu nữ bên hoa huệ” từ bộ sưu tập của nhà sưu tập Đức Minh để đưa đi tham gia “Triển lãm mỹ thuật 12 nước XHCN” tổ chức tại Liên Xô, Hungary, Ba Lan, Rumani… Đây là lần đầu tiên “Thiếu nữ bên hoa huệ” được “xuất ngoại”. Ngay lập tức, Tô Ngọc Vân được báo chí của những nước này ca ngợi như một hiện tượng của hội họa Việt Nam.

Sau khi triển lãm kết thúc, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có nhờ họa sĩ Nguyễn Văn Thiện chép lại bức tranh và treo ở đây, nhưng không ghi chú là tranh chép. Sau năm 1990, phiên bản này mới được gỡ bỏ bởi nỗ lực chỉ treo tranh bản chính của bảo tàng.

Theo một tài liệu thì năm 1965, nhà sưu tập Đức Minh có nhã ý nhượng toàn bộ số tranh, trong đó có “Thiếu nữ bên hoa huệ” cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chỉ với điều kiện: Lập một gian trưng bày riêng, ghi rõ xuất xứ tranh của nhà sưu tập Đức Minh tặng bảo tàng. Hẳn vì quan niệm “không dính líu với tư sản” nên Bảo tàng đã từ chối đề nghị này.

Sau khi ông Đức Minh tạ thế (vào năm 1983), tác phẩm này được các con của ông bán cho một người sưu tầm tên là Hà Thúc Cần với giá 15 ngàn đô-la Mỹ. Sau đó, ông Cần đã bán lại tác phẩm nổi tiếng ra nước ngoài, bấp chấp quy định cấm của Việt Nam.Thế là kiệt tác nghệ thuật này lọt ra nước ngoài…

Theo lời họa sĩ Tô Ngọc Thành, con trai thứ của họa sĩ Tô Ngọc Vân, khi nhận được tin về việc bức tranh nổi tiếng của bố mình sẽ được bán đấu giá, lo sợ bức tranh bị đưa ra nước ngoài, ông đã báo cho các cấp quản lý có liên quan biết, nhưng không thấy ai hồi âm (có lẽ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam không dám mua vì theo quy định lúc đó, giá cao nhất dành cho một bức tranh chỉ là 2.000USD).

Cũng theo ông Thành, trong cuốn “100 năm mỹ thuật đương đại Việt Nam” do gallery Đông Sơn của ông Hà Thúc Cần ấn hành tại Singapore có in ảnh bức “Thiếu nữ bên hoa huệ”. Đây là bức sao chụp từ bản gốc. Còn thì tuyệt đại đa số các bức “Thiếu nữ bên hoa huệ” mà người Việt Nam ta được chiêm ngưỡng, thưởng thức từ mấy chục năm nay (cả bức in trên logo triển lãm nhân 100 năm sinh Tô Ngọc Vân) cũng chỉ là tranh chép, trong đó có những phiên bản không đồng nhất.

Hiện chưa rõ bản gốc của kiệt tác này đang ở đâu và thuộc nhà sưu tập nào.