Bị sâu răng cửa phải làm sao

Một trong những bệnh lý về răng miệng gây nên nhiều phiền toái, khó chịu nhất cho mọi người chính là bệnh lý sâu răng cửa. Vậy đây là một tình trạng như thế nào? Cách để phòng ngừa và điều trị lỗ răng cửa bị sâu hư bên trong hiệu quả là gì? Hãy cùng nhau khám phá trong bài viết dưới đây.

Bị sâu răng cửa phải làm sao
Tình trạng răng cửa và kẽ răng cửa bị sâu khá nặng của một người bệnh vì điều trị muộn

Mục lục

  • Sâu răng cửa là gì?
  • Nguyên nhân gây răng cửa bị sâu bên trong
    • 1. Thói quen xấu gây hại
    • 2. Không thăm khám răng định kỳ
    • 3. Tình trạng thường xuyên khô miệng
    • 4. Cấu trúc răng cửa
    • 5. Tụt nướu
    • 6. Tình trạng rối loạn tiêu hóa
    • 7. Tiếp xúc trực tiếp giữa người và người
  • Dấu hiệu của răng cửa bị sâu đen
    • 1. Răng ngả về màu nâu đen
    • 2. Răng thường xuyên ê buốt
    • 3. Hôi miệng, tình trạng đau răng diễn ra thường xuyên
  • Tác hại của sâu chân răng cửa
    • 1. Ảnh hưởng thẩm mỹ
    • 2. Gây hôi miệng
    • 3. Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng
    • 4. Phá hủy men răng
  • Cách trị sâu răng cửa bên trong ở người lớn như thế nào?
    • 1. Bọc răng sứ
    • 2. Trám răng thẩm mỹ
    • 3. Nhổ răng
  • Làm thế nào để phòng ngừa lỗ răng cửa bị sâu?
    • 1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
    • 2. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp – Hạn chế ăn đồ ngọt
    • 3. Thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần
  • Địa chỉ điều trị sâu răng cửa uy tín ở đâu?

Sâu răng cửa là gì?

Sâu răng cửa là tình trạng trên bề mặt răng cửa xuất hiện lỗ hổng. Điều này ảnh hưởng đến các phần mô mềm xung quanh chân răng, có thể gây viêm niêm mạc nghiêm trọng nếu để mặc trong một khoảng thời gian dài và không được chữa trị kịp thời.

Theo số liệu thống kê trên thế giới, có tới khoảng 90% lượng dân số mắc phải triệu chứng sâu răng, đặc biệt là hiện tượng răng cửa bị sâu đen. Đây là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến ai cũng từng mắc phải ở bất cứ độ tuổi nào. (1)

Quá trình sâu bên trong răng cửa trên/dưới thực chất là một quá trình răng bị hủy khoáng, mất đi phần mô cứng. Những người mắc phải tình trạng này trong giai đoạn ban đầu sẽ bị mòn đi lớp men răng ngoài cùng. Theo thời gian, vết sâu răng trở nên nặng hơn, ăn sâu vào ngà răng, thậm chí có thể vào tận tủy gây viêm tủy, nhiễm trùng chảy mủ.

Răng cửa vốn là răng nằm ở vị trí dễ thấy nhất, phần nào thể hiện diện mạo của toàn bộ hàm răng. Chính vì vậy, khi răng cửa bị sâu, điều này rất ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. Hơn thế nữa, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm khác.

Xem thêm: Bệnh sâu răng là gì

Nguyên nhân gây răng cửa bị sâu bên trong

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng răng cửa bị sâu bên trong. Xét về vị trí mọc, răng cửa là chiếc răng có vị trí dễ chịu những ảnh hưởng của vi khuẩn nhất. (2)

Một trong những loại vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng gây ra những tác hại phiền toái chính là Streptococcus mutans. Loại vi khuẩn này theo thời gian sẽ tiến hành lên men những mảng thức ăn thừa, chủ yếu là đường và tinh bột thành axit.

Từ đó, vi khuẩn sẽ phá hủy sâu dần vào men răng tạo ra các lỗ hổng dễ nâu đen dễ thấy. Thêm vào đó, nguyên nhân dẫn tới sâu răng cửa còn bắt nguồn từ những yếu tố như sau:

1. Thói quen xấu gây hại

Một số thói quen xấu như vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn đồ ngọt vào buổi đêm,… đều có thể dẫn tới nguy cơ bị sâu răng cửa.

Răng của chúng ta khi đã trải qua quá trình nhai nghiền thức ăn sẽ hình thành các mảng bám thức ăn bám trên thân răng. Những mảng bám này cần phải được loại bỏ thường xuyên, nếu không sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển một cách mạnh mẽ, gây ra những căn bệnh nha chu nguy hiểm.

Nếu không sử dụng chỉ nha khoa và các dụng cụ chuyên dụng vệ sinh, hàm răng sẽ không được vệ sinh sạch sẽ một cách toàn diện. Thêm vào đó, thói quen đánh răng cũng ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng răng miệng của bạn.

Nhiều người Việt Nam vẫn thường lầm tưởng rằng chải răng theo chiều ngang từ đó đẩy sâu vào trong hàm là phương pháp đúng. Tuy nhiên, chải răng theo chiều dọc mới thực sự là phương pháp đúng kỹ thuật. Việc chải răng theo chiều dọc sẽ góp phần lấy được các mảng bám thức ăn trong từng kẽ răng một cách kỹ càng.

Thêm vào đó nhiều người còn có thói quen chải răng rất mạnh khi đánh răng. Điều này vô hình chung làm tổn thương nướu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng sâu răng.

2. Không thăm khám răng định kỳ

Quy trình thăm khám răng tiêu chuẩn của mỗi người tốt nhất vẫn là định kỳ 6 tháng/ lần. Tuy nhiên có nhiều người lại coi nhẹ tầm quan trọng của việc này.

Đôi khi, quá trình tự vệ sinh răng miệng tại nhà sẽ không thể đảm bảo sạch hết toàn bộ mảng bám thức ăn trong khoang miệng.

Các cơ sở nha khoa sẽ sở hữu những dụng cụ chuyên dụng giúp lấy cao răng, các mảng bám cứng chắc xung quanh chân răng ra một cách dễ dàng. Đồng thời tổng vệ sinh toàn khoang miệng, giúp phòng ngừa các nguy cơ mắc phải các bệnh lý về răng miệng.

Chính vì vậy, việc không thường xuyên khám răng định kỳ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn.

3. Tình trạng thường xuyên khô miệng

Bị sâu răng cửa phải làm sao
Hãy đánh răng thường xuyên để bảo vệ an toàn cho sức khỏe răng miệng

Có một số người mắc phải tình trạng khô miệng, đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới bệnh lý sâu răng cửa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước bọt là một thành phần đảm nhận nhiệm vụ rửa sạch các mảng bám thức ăn, cao răng còn tồn tại trong khoang miệng. Thêm vào đó, nước bọt còn có tác dụng trung hòa các loại axit gây hại cho khoang răng.

Chính vì vậy, nếu bạn không thường xuyên uống nước, bạn rất dễ mắc phải tình trạng khô miệng. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sâu răng nhanh chóng hơn do các tụ vi khuẩn nhờ điều kiện khoang miệng lý tưởng sẽ phát triển rất mạnh mẽ.

4. Cấu trúc răng cửa

Theo như đánh giá của các chuyên gia, lượng khoáng hóa của răng sẽ tăng cao khi răng cửa mọc thẳng hàng, không bị khấp khểnh và sứt mẻ. Điều này thuận lợi cho các lợi khuẩn phát triển có tác dụng ngăn ngừa các vi khuẩn có hại và bảo vệ men răng.

Tuy nhiên nếu răng cửa mọc lệch lạc, không thẳng hàng. Yếu tố bẩm sinh này có thể sẽ khiến men răng suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các tụ vi khuẩn tấn công vào bề mặt răng, gây ra tình trạng răng cửa bị sâu hư hay đen.

5. Tụt nướu

Một số triệu chứng khiếm khuyết của răng miệng như tụt nướu cũng là nguyên nhân làm răng cửa bị sâu. Tình trạng tụt nướu làm lộ ra phần chân răng nhiều hơn. Đây vốn là một bộ phận khá nhạy cảm trong khoang miệng, là nơi tiếp nhận và xử lý các thông tin về mùi vị. Chính vì vậy, các mảng bám thức ăn sẽ dễ dàng bám vào kẽ răng, phần nướu bị tụt, trở thành điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

6. Tình trạng rối loạn tiêu hóa

Bệnh sâu răng cửa cũng có thể mắc phải khi bệnh nhân gặp phải một số tình trạng tiêu hóa bất ổn. Nếu bạn có thói quen biếng ăn hay ăn vô độ, bạn dễ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất nước bọt, khiến tình trạng khô miệng diễn ra thường xuyên hơn.

Ngoài ra, khi bị rối loạn tiêu hóa, việc ăn uống khó có thể được kiểm soát càng khiến cho tình trạng sâu răng trở nên trầm trọng hơn.

7. Tiếp xúc trực tiếp giữa người và người

Chắc hẳn chúng ta sẽ không thể ngờ rằng quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa người với người bằng các hành động thân mật như hôn, dùng chung bát đũa,… cũng là nguy cơ gây ra tình trạng sâu răng cửa. Vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập thông qua nước bọt, khoang miệng dẫn tới bệnh lý sâu răng.

Dấu hiệu của răng cửa bị sâu đen

Khi mắc phải triệu chứng sâu răng cửa, thông thường, bệnh nhân sẽ biểu hiện những triệu chứng khá rõ ràng trong những giai đoạn nặng. Tuy nhiên trong khoảng thời gian đầu, những triệu chứng này có phần mơ hồ đôi khi khiến chúng ta xem nhẹ và bỏ qua. Khi bạn mắc phải những triệu chứng sau, khả năng tới 80% là răng bạn đã bị sâu: (3)

1. Răng ngả về màu nâu đen

Đây là triệu chứng rõ ràng và dễ thấy nhất của tình trạng sâu răng. Tại thời điểm này, men răng đang bị các vi khuẩn trong khoang miệng hủy hoại nên sẽ mất đi lớp sắc tố tự nhiên bên ngoài, khiến răng ngả về màu nâu đen. Tình trạng răng lúc này cũng trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương nướu hơn. Bạn có thể nhận thấy triệu chứng chảy máu chân răng xảy ra thường xuyên.

2. Răng thường xuyên ê buốt

Khi bị sâu răng, chúng ta sẽ thường xuyên cảm thấy răng bị ê buốt. Đặc biệt là trong quá trình ăn các loại đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay, cảm giác này cực kỳ rõ ràng. Nguyên nhân là bởi vi khuẩn đang dần tấn công vào tủy răng, khiến các mao mạch, dây thần kinh xung quanh nướu bị ảnh hưởng và trở nên vô cùng nhạy cảm.

3. Hôi miệng, tình trạng đau răng diễn ra thường xuyên

Biểu hiện rõ ràng nhất của sâu răng cửa chính là hôi miệng. Các vi khuẩn vốn đang lên men để tấn công sâu vào trong răng gây ra mùi hôi khó chịu. Thêm vào đó, răng sẽ thường xuyên bị đau, đặc biệt là khi ăn đồ ngọt. Cùng xem thêm bài viết nguyên nhân gây hôi miệng để biết cách phòng ngừa nhé.

Tác hại của sâu chân răng cửa

Bị sâu răng cửa phải làm sao
Sâu chân răng cửa là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến. Về cơ bản, căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa trị được nếu xử lý đúng cách và kịp thời. Ngược lại, hậu quả của căn bệnh sẽ nghiêm trọng hơn, cụ thể như sau:

1. Ảnh hưởng thẩm mỹ

Răng cửa chính là phần răng lộ ra ngoài hàng ngày thường xuyên. Răng cửa bị sâu sẽ khiến chúng ta ngại cười hơn, gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp với mọi người. Phần răng cửa bị sâu đen khiến cấu trúc răng của người bệnh trở nên kém thẩm mỹ, ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, xã giao hàng ngày.

2. Gây hôi miệng

Một trong những hậu quả của bệnh lý sâu răng cửa tạo ra những cảm giác khó chịu cho bệnh nhân nhất chính là hơi thở có mùi hôi. Không ai mong muốn trong quá trình giao tiếp, đối diện với mọi người xung quanh, nhất là đối với những công việc có tính đặc thù như phóng viên, MC, biên tập viên,… lại bị tình trạng sâu răng gây ảnh hưởng tới khoang miệng, tạo ra mùi hôi khó chịu.

Việc các tụ vi khuẩn phát triển mạnh mẽ từ các mảng bám thức ăn trên răng có thể làm tổn thương nghiêm trọng tới cấu trúc răng. Về lâu dài tạo ra những mùi hôi khó chịu cản trở quá trình giao tiếp.

3. Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng

Tình trạng bệnh lý sâu răng cửa nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng nề, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Tác động của sâu răng có thể nguyên nhân gây ra những căn bệnh liên quan đến nha chu khác như áp xe răng, viêm xương hàm, viêm chóp răng, rụng răng sớm,…

Trải qua thời gian lâu dài, sâu răng có thể lan tới tủy gây nhiễm trùng, thậm chí có thể xảy ra những biến chứng gây nguy hiểm tới tính mạng con người.

4. Phá hủy men răng

Tình trạng sâu răng hiển nhiên sẽ góp phần phá hủy cấu trúc men răng một cách nghiêm trọng. Khi đạt tới mức độ cao nhất, cấu trúc răng sẽ bị ăn mòn gần như toàn bộ, phần thân răng bị các tụ vi khuẩn gặm nhấm chỉ còn duy nhất phần chân răng dính trong nướu.

Quá trình sâu răng thậm chí có thể lan sang các răng khác, tác động không nhỏ tới phần mô nướu, xương ổ răng và các bộ phận nâng đỡ khác. Theo thời gian, răng trưởng thành có thể bị rụng hẳn, chỉ có thể trồng răng giả mới có thể phục hồi lại.

Cách trị sâu răng cửa bên trong ở người lớn như thế nào?

Tình trạng sâu răng cửa thường gặp ở trẻ nhỏ bởi đây là độ tuổi men răng, cấu trúc răng còn khá yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại từ vi khuẩn. Tuy nhiên, người trưởng thành cũng có thể mắc phải tình trạng này bởi những thói quen xấu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cùng một số yếu tố bẩm sinh khác.

Công nghệ y học ngày càng phát triển, việc điều trị sâu răng cũng vì thế mà trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Khách hàng hoàn toàn có thể sử dụng những phương pháp sau trong quá trình điều trị răng cửa bị sâu:

1. Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ khá phổ biến trong quá trình điều trị sâu răng cửa. Phương pháp này được đánh giá là tốn ít thời gian nhưng mang lại hiệu quả thẩm mỹ cực kỳ cao. Các loại mão răng sứ hiện nay có tuổi thọ trung bình khoảng gần 20 năm, có độ bền cao, khả năng chịu được điều kiện trong khoang miệng về lâu dài.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại răng sứ khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là hai loại răng sứ là răng toàn sứ và răng sứ kim loại. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, răng sứ toàn sứ vẫn được đánh giá cao hơn hẳn so với răng kim loại.

Răng toàn sứ không gây đen viền nướu, cũng không có bóng đen phản chiếu lại khi ánh sáng chiếu vào. Thêm vào đó, răng toàn sứ cũng có khả năng thích ứng được trong môi trường khoang miệng.

Xem thêm: Bọc răng sứ là gì? Những điều cần lưu ý khi lắp, làm răng sứ

2. Trám răng thẩm mỹ

Trám răng thẩm mỹ là một phương pháp sử dụng một số nguyên vật liệu nhân tạo nhằm bù đắp lại lỗ hổng trên răng. Thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng chất liệu composite để đắp lên thân răng. Đây được đánh giá là một phương pháp khá an toàn và không chiếm quá nhiều diện tích răng thật. Thời gian điều trị chỉ khoảng 15 phút là bạn có thể sở hữu hàm răng hoàn hảo.

Các loại chất liệu dùng để trám răng thường là những chất liệu có mức giá khá thấp. Yếu tố này đảm bảo phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều khách hàng, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí một cách tối ưu nhưng vẫn đảm bảo đạt hiệu quả cao.

Xem thêm: Trám răng thẩm mỹ là gì? Lưu ý sau khi chọn phương pháp trám răng

3. Nhổ răng

Một phương pháp nữa giúp điều trị dứt điểm tình trạng sâu răng cửa chính là nhổ răng. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi trạng thái sâu răng của bệnh nhân đã quá nặng, ăn sâu vào trong tủy và không thể cứu vãn được nữa. Lúc này, các bác sĩ sẽ lựa chọn nhổ răng để loại bỏ hoàn toàn gốc rễ bị sâu, tránh tình trạng lan sang các răng khác.

Làm thế nào để phòng ngừa lỗ răng cửa bị sâu?

Bị sâu răng cửa phải làm sao
Răng cửa bị hư sâu là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến xảy ra ở nhiều người nên chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những phương pháp đơn giản ít ai ngờ đến. Cụ thể hơn, khi răng cửa bị sâu, chúng ta nên tuân theo một số nguyên tắc như sau:

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đây là một việc vô cùng quan trọng không chỉ với riêng vấn đề phòng chống bệnh sâu răng cửa mà còn có tác dụng phòng tránh tất cả các căn bệnh nha chu khác. Bạn nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày. Ngoài ra cần sử dụng các loại bàn chải có lông mềm để tránh gây tổn thương nướu. Sau mỗi bữa ăn, bạn nên sử dụng tăm nha khoa, chỉ nha khoa cùng nước súc miệng để đảm bảo khoang miệng được vệ sinh hoàn toàn sạch sẽ.

2. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp – Hạn chế ăn đồ ngọt

Những loại thực phẩm ngọt chứa nhiều đường luôn là kẻ thù số một của sâu răng. Việc ăn đồ ngọt thường xuyên có thể làm gia tăng mảng bám trên thân răng, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.

Ngoài ra, ăn đồ ngọt khi đang bị sâu răng cũng khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng ta sẽ thường xuyên cảm thấy những cơn đau nhức khó chịu, gây cản trở quá trình sinh hoạt hàng ngày.

3. Thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần

Việc thường xuyên thăm khám định kỳ nha khoa là một biện pháp vô cùng hiệu quả nhằm ngăn ngừa tình trạng sâu răng cửa. Khi được thăm khám định kỳ, bạn sẽ sớm phát hiện ra những tình trạng, bệnh lý nguy hiểm có thể phát sinh khi bị sâu răng, giúp ngăn ngừa và phòng chống một cách hiệu quả.

Địa chỉ điều trị sâu răng cửa uy tín ở đâu?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở nha khoa với những hệ thống dịch vụ đa dạng. Điều này gây khó khăn cho khách hàng trong việc lựa chọn một địa chỉ uy tín. Nếu vẫn chưa lựa chọn được một cơ sở chất lượng, bạn có thể tham khảo nha khoa Parkway – một đơn vị gặt hái được vô số thành tựu trong lĩnh vực nha khoa tính đến thời điểm hiện tại.

Nha khoa Parkway là nơi hội tụ tầng tầng lớp lớp đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản tại nước ngoài, có thái độ yêu nghề, tận tâm với công việc, luôn sẵn sàng đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời và thoải mái nhất.

Thêm vào đó, nha khoa Parkway còn sở hữu hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ, các dụng cụ nha khoa tân tiến, hiện đại, luôn bắt kịp xu hướng của thời đại. Làm việc với sứ mệnh khách hàng là ưu tiên hàng đầu, nha khoa luôn chú trọng cải thiện hệ thống dịch vụ, hoàn thiện từng công đoạn nhỏ trong toàn bộ quy trình để đáp ứng tối ưu mọi nhu cầu của khách hàng.

Tính đến thời điểm hiện tại, nha khoa Parkway đã sở hữu rất nhiều cơ sở nha khoa lớn nhỏ trải dài khắp đất nước Việt Nam. Khi đến với nha khoa, cái mà bạn được tận hưởng không đơn thuần là một dịch vụ nha khoa mà còn là những phút giây vui vẻ, thoải mái, là những nụ cười sảng khoái trong suốt quá trình tận hưởng dịch vụ.

Với những ưu điểm vượt trội như vậy, còn chần chờ gì mà không liên hệ với cơ sở ngay hôm nay để được hỗ trợ tốt nhất? Chúng tôi sẽ sẵn sàng chia sẻ cho bạn các cách trị sâu răng cửa bị hư đen cực kỳ hiệu quả.

Răng cửa bị hư thì phải làm sao?

Trám răng: Khi các vết sâu răng nhỏ hoặc nằm ở mặt trong của răng cửa, bác sĩ sẽ trám vào lỗ bằng vật liệu có màu tương đồng với răng chẳng hạn như nhựa composite. Bọc răng (gắn mão răng): Khi một chiếc răng bị sâu nặng đến mức không còn nhiều men răng khỏe mạnh, bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho bạn chọn phương pháp này.

Sâu răng cưa như thế nào?

Nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng cửa Sâu răng là hiện tượng răng bị tổn thương mô cứng của răng, ban đầu sẽ làm mòn lớp men răng ngoài cùng, sau đó sẽ tiến hành nặng hơn vào ngà răng, tủy răng gây viêm tủy, hoại tử tủy. Quá trình này diễn ra khi răng bị mất khoáng do vi khuẩn ở mảng bám, mảnh vụn thức ăn gây ra.

Răng cửa bị mẻ đến phải làm sao?

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RĂNG BỊ MẺ HIỆU QUẢ NHẤT.
Trám răng vĩnh viễn. Ưu điểm giải pháp trám răng cho răng bị mẻ: Thời gian chữa trị nhanh chóng: khoảng 30 phút bác sĩ đã trám xong chiếc răng bị mẻ. ... .
Bọc răng sứ thẩm mỹ Bên cạnh giải pháp trám răng, răng bị sứt mẻ còn được chữa trị bằng cách bọc răng sứ..

Răng bị mẻ thì phải làm sao?

Nếu bị mẻ răng, hạn chế dùng tay hoặc lưỡi chạm vào vị trí mẻ để tránh bị xước lưỡi. Giữ lại mảnh vỡ răng (nếu đủ to) để mang tới phòng khám để bác sỹ hàn lại răng. Súc miệng sạch sẽ và đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và có biện pháp xử lý hiệu quả.