Bí quyết đàm phán thương lượng

Thương lượng và đàm phán luôn là đề tài hấp dẫn, nhưng nó cũng gây nên nhiều tranh cãi với mọi người. Để có được cuộc đàm phán thành công thì bạn không thể đứng trên lợi ích của mình, mà nó còn phụ thuộc rất nhiều vào phía đối tác của mình nữa. Vì thế, hãy trang bị ngay 10 kỹ năng đàm phán dưới đây để có được cuộc giao dịch thành công nhất.

10 kỹ năng đàm phán bạn cần biết để có được cuộc giao dịch thành công

Đàm phán là gì?

Đàm phán là quá trình thương thảo và trao đổi giữa 2 hoặc nhiều bên để đạt được thỏa thuận cuối cùng. Và trong tiến trình đàm phán thì không thể tránh khỏi những mâu thuẫn và mối quan tâm chung cần giải quyết. Do đó, các bạn cần trang bị cho bản thân những kỹ năng đàm phán để đem lại nhiều lợi ích nhất về phía mình.

Những hình thức đàm phán thường gặp:

  • Đàm phán bằng văn bản
  • Đàm phán thông qua gặp mặt
  • Đàm phán thông qua điện thoại

Xem thêm:Kinh nghiệm deal lương: 10 tips giúp bạn đạt được mức lương mong muốn

10 kỹ năng đàm phán trong kinh doanh mà bất cứ ai cũng nên biết

Trong quá trình đàm phán có 10 nguyên tắc cơ bản mà người làm kinh doanh nào cũng phải đảm bảo nắm vững, cụ thể là:

10 kỹ năng đàm phán trong kinh doanh

Không thương lượng quá nhiều

Không thương lượng quá nhiều là 1 trong những bí quyết để cuộc đàm phán thành công.

  • Nếu là người mua, hãy cân nhắc ngân sách và đánh giá chất lượng sản phẩm và quyết định chi trả bao nhiêu cho đơn vị cung cấp. Hãy cố gắng rút thời gian thương lượng xuống mức thấp nhất, mức độ hiệu quả sẽ phụ thuộc vào chính sự quyết đoán của bạn.
  • Nếu là người bán, cần hiểu rõ giá trị của sản phẩm để thuyết phục đối tác. Không nên nói quá nhiều để làm mất thời gian của 2 bên.

Không hạ thấp giá trị sản phẩm

Không đưa ra lời đề nghị trước và hạ thấp giá trị sản phẩm

Nếu là người bán, tuyệt đối không được hạ thấp giá trị dịch vụ, sản phẩm của mình. Thay vào đó, hãy đưa ra mức giá mà mình mong muốn. Tương tự, khi mua hàng thì bạn cũng nói ra mà mình có thể chi trả, không nên nghĩ tới việc thay đổi và đừng vội trả giá mà hãy mua với giá tiền hợp lý nhất.

Không đưa ra lời đề nghị trước

Có một vài bạn sẽ cảm thấy thắc mắc và bối rối khi đọc tới đây. Tuy nhiên, đây lại là kỹ năng thương lượng vô cùng hữu ích. Bởi nếu đối phương đưa ra lời đề nghị trước họ sẽ không tự hạ thấp giá trị món hàng của mình. Do đó, bạn không được vội đồng ý với lời đề nghị của đối tác.

Thay vào đó, bạn hãy chờ đợi đối tác đưa ra lời đề nghị rồi bàn bạc lại để được giá tốt hơn so với lúc ban đầu.

Xem thêm:[BẬT MÍ] Cách deal lương khôn ngoan & thông minh nhất

Đừng đồng ý với lời đề nghị ban đầu

Lời đề nghị ban đầu không phải là lựa chọn tốt nhất

Kỹ năng đàm phán tiếp theo bạn cần nhớ là bạn không nên đồng ý với lời đề nghị đầu tiên. Bởi, nếu làm việc với người theo cảm tính thì họ có thể nói thẳng ra điều họ mong muốn, nhưng điều này sẽ chỉ có lợi với họ. Còn, nếu làm việc với nhà đàm phán chuyên nghiệp thì bạn sẽ dễ bị lung lay.

Thông thường, ở lời đề nghị thứ 2 bạn sẽ có được sự lựa chọn tốt hơn. Có thể giá tiền không giảm đi nhưng chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho bản thân/ công ty.

Hãy biết lắng nghe

Khi giao tiếp với người khác, hãy cố gắng lắng nghe nhiều hơn và nói ít đi. Có 1 tỷ lệ gọi là 20/80 nghĩa là tổng thời gian là việc của 1 người chỉ nên sử dụng cho miệng là 20%, còn 80% là sử dụng cho tai và mắt.

Tức là, nếu sử dụng miệng vượt quá 20% nghĩa là bạn đã nói quá nhiều. Điều này sẽ làm bạn vi phạm những nguyên tắc trên của kỹ năng thương lượng. Do đó, bạn hãy cố gắng lắng nghe nhiều hơn để giảm thiểu tối đa sai lầm và học cách tiếp thu ý kiến của người khác.

Không ai cho không ai một cái gì

Đàm phán trong kinh doanh cũng giống như cuộc sống, mọi việc bạn làm đều cần tuân thủ theo quy luật có qua có lại. Nếu người khác muốn xin bạn một thứ gì đó thì người đó phải trả lại bằng một thứ khác theo cách nào đó. Có hai lý do bạn nên nhớ kỹ và áp dụng, đó là:

  • Khi đã tặng 1 món quà lần đầu thì sẽ có thêm lần tiếp theo. Chẳng hạn trong lần mua đầu tiên thì người bán hàng bán với mức giá ưu đãi 10%/ tổng đơn hàng. Thì lần sau thì người này sẽ lại có suy nghĩ sẽ được giảm giá tương tự như vậy.
  • Khách hàng thường có xu hướng được voi đòi tiên, khi được tặng quà ở lần mua đầu thì lần tiếp theo họ sẽ đòi giảm giá.

Chiến thuật bán hàng từng phần

Đưa ra chiến thuật bán hàng phù hợp

Đây là phương pháp bán hàng chia nhỏ từng bộ phận để báo giá. Điều này giúp cho người mua hàng bị sao lãng và không lưu tâm tới tổng giá trị của sản phẩm.

Do đó, bạn hãy thuyết phục đối phương về lợi ích khi họ sử dụng chung cùng 1 chương trình. Ưu điểm lớn nhất của việc áp dụng chiến thuật này là có được đơn hàng bất ngờ, và khách hàng cũng cảm thấy thoải mái hơn.

Xem thêm:Những lưu ý quan trọng khi deal lương cho sinh viên mới ra trường

Không được để bản thân hối hận

Sau khi kết thúc buổi giao dịch thì có nhiều người thường đặt ra câu hỏi cho mình là Nếu áp dụng theo phương pháp thì có kết quả tốt hơn không?. Do đó, để tránh được những lỗi không đáng có, bạn nên đặt ra 3 câu hỏi dưới đây:

  • Câu 1: Nếu nhượng bộ cho đối phương thì mình sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
  • Câu 2: Khoản nhượng bộ có giá trị như thế nào với phía đối tác?
  • Câu 3: Bạn muốn đổi lại bằng thứ gì khi biết được giá trị mà đối phương được hưởng lợi từ đó.

Đây là 3 câu hỏi giao thương mà bắt buộc bạn cần trả lời được trước khi kết thúc buổi đàm phán đó để không làm bản thân bị hối hận sau này.

Không nên quá vội vàng

Cuộc đàm phán nào cũng có thời gian nhất định, không nên quá vội vàng

Mỗi cuộc thương lượng nào cũng sẽ có tốc độ và thời gian nhất định. Cuộc đàm phán nào kết thúc quá nhanh sẽ không có được kết quả như ý. Khi thấy đối phương thay đổi tốc độ buổi họp 1 cách bất ngờ thì thường do:

  • Đối phương thấy được quyền lợi nào đó
  • Tìm ra điểm sơ hở trong hợp đồng và muốn kết thúc buổi đàm phán nhanh chóng.

Khi nhận thấy sự thay đổi bất thường trong buổi đàm phán thì rất có thể họ đã nhìn ra và lợi dụng sự bất cẩn của bạn. Do đó, bạn cần thật bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo để giải quyết trong trường hợp này nhé!

Không được nói mức giá vốn

Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng của kỹ năng đàm phán kinh doanh. Đặc biệt, không được nói cho đối phương biết mức giá vốn và lợi nhuận mà bạn sẽ được hưởng từ đơn hàng khi buổi thương lượng vừa kết thúc. Bởi nếu nói ra thì cục diện của vấn đề sẽ có thể đi theo 1 hướng tiêu cực khác.

Kỹ năng đàm phán là kỹ năng quan trọng mà bất kỳ ai cũng cần áp dụng trong bất kỳ thương vụ giao dịch nào. Đây cũng chính là chìa khóa giúp các bạn đem lại về chiến thắng và lợi thế cho doanh nghiệp cũng như cá nhân mình. Hy vọng với những chia sẻ của JobsGO sẽ giúp các bạn có được kết quả tốt nhất với 10 bí kíp đàm phán trên. Và cũng đừng quên truy cập jobsgo.vn thường xuyên để trau dồi thêm những kỹ năng hữu ích khác nhé!

Video liên quan

Chủ Đề