Bfi tập về doanh thu trung bình năm 2024

- Có rất nhiều người bán và rất nhiều người mua → không có ai trong số người mua hoặc người bán có khả năng ảnh hưởng đến giá thị trường.

- Sản phẩm đồng nhất.

- Người bán (DN) tự do gia nhập hoặc rút khỏi ngành.

- Người mua có thông tin hoàn hảo về thị trường.

2. Đường cầu của doanh nghiệp

- Đường cầu của doanh nghiệp là đường thẳng nằm ngang tai mức gá P.

- Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là Người chấp nhận giá.

3. Các chỉ tiêu về doanh thu

- Tổng doanh thu: TR = P x Q → TR là 01 đường thẳng dốc lên và có độ dốc là P.

- Doanh thu trung bình:

AR=TRQ=P×QQ=P

→ AR là 1 đường thẳng nằm ngang tại mức giá P.

- Doanh thu biên: Là sự tăng thêm trong TR khi doanh nghiệp bán thêm một đơn vị sản lượng.

MR=ΔTRΔQ=d(TR)dQ=P

→ MR là 1 đường thẳng nằm ngang tại mức giá P.

Lưu ý: Khi vẽ đồ thị thị các đường AR, MR và đường cầu của doanh nghiệp trùng nhau.

4. Xác định giá và sản lượng trong ngắn hạn

- Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận

- Hàm lợi nhuận: Л = TR – TC

- Để tối đa hóa lợi nhuận:

+ Thì: dЛ = dTR – dTC = 0

+ Hay: dTR = dTC

+ Hay: MR = MC (Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận).

- Để tối đa hóa lợi nhuận thì:

+ Nếu MR < MC: Giảm sản lượng.

+ Nếu MR > MC: Tăng sản lượng.

5. Các quyết định sản xuất của doanh nghiệp

Nếu Thì Quyết định P > AC min DN có lợi nhuận DN phát triển SX P = AC min DN hoà vốn DN tiếp tục SX AVC < P < AC min DN lỗ 1 phần chi phí cố định DN vẫn tiếp tục SX để thu 01 phần chi phí cố định P =< AVC min DN lỗ t.an bộ chi phí cố định DN đóng cửa

Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận: MC = MR

6. Đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn

Trong ngắn hạn, đường cung của doanh nghiệp là 1 phần đường MC nằm trên điểm cực tiểu của đường AVC.

Bài 1. Hình dưới đây biểu thị các đường chi phí ngắn hạn của một hãng CTHH:

Bfi tập về doanh thu trung bình năm 2024
Hãy xác định:

  1. Mức giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của hãng.
  1. Giá đóng cửa của hãng là giá nào.
  1. Giá trong khoảng nào thì hãng sẽ chọn phương án lỗ ngắn hạn.
  1. Đánh dấu trên đồ thị lượng lợi nhuận tối đa của hãng.
  1. Xác định đường cung ngắn hạn của hãng.

Bài 2. Hình dưới đây biểu thị các đường chi phí ngắn hạn của một hãng CTHH:

Bfi tập về doanh thu trung bình năm 2024
Hãy xác định:

  1. Mức giá và sản lượng lựa chọn của hãng.
  1. Đánh dấu vùng biểu thị tổng chi phí cố định của hãng ở mức giá này.
  1. Giá trong khoảng nào thì hãng sẽ chọn phương án lỗ ngắn hạn.
  1. Với mức giá nào thì hãng thu được lợi nhuận ?
  1. Xác định đường cung ngắn hạn của hãng.

Bài 3. Cửa hàng bánh Trung thu của anh Hùng là người chấp nhận giá. Chi phí hàng giờ của anh Hùng cho ở bảng sau:

Sản lượng (bánh/giờ) Tổng chi phí (nghìn đồng)

0

1

2

3

4

5

6

50

120

170

250

330

450

620

Câu hỏi

  1. Nếu giá bánh là 85 000đ / bánh thì sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của anh Hùng là bao nhiêu bánh một giờ? Anh Hùng thu được lợi nhuận bao nhiêu?
  1. Tìm điểm đóng cửa sản xuất của anh Hùng.
  1. Đường cung sản phẩm của anh Hùng là gì?
  1. Những mức giá nào để cho các hãng khác có chi phí giống cơ sở anh Hùng sẽ gia nhập ngành?

Bài 4. Cửa hàng bánh Ga-tô sinh nhật cô Lan là người chấp nhận giá. Chi phí hàng giờ của cô Lan cho ở bảng sau:

Sản lượng (bánh/giờ) Tổng chi phí (nghìn đồng)

0

1

2

3

4

5

6

20

50

65

75

90

122

148

Câu hỏi

  1. Nếu giá bánh là 24 000đ / bánh thì sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của cô Lan là bao nhiêu bánh một giờ? Cô Lan được lợi nhuận bao nhiêu?
  1. Tìm điểm đóng cửa sản xuất của cô Lan.
  1. Đường cung sản phẩm của cô Lan là gì?
  1. Những mức giá nào để cho các hãng khác có chi phí giống cơ sở cô Lan sẽ gia nhập ngành?

Bài 5. Một công ty có: C là tổng chi phí (tính bằng $), Q là sản lượng và:

C=200+2Q+2Q2

  1. Nếu công ty này là CTHH và giá của sản phẩm là 82$, mức sản lượng tối ưu là bao nhiêu? và với mức sản lượng này thì lợi nhuận là bao nhiêu?
  1. Viết phương trình biểu thị SFC, SAC, SAVC và MC của công ty.
  1. Xác định giá hoà vốn và sản lượng hoà vốn của công ty.
  1. Viết phương trình đường cung ngắn hạn của công ty.

Bài 6. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí là:

TC = Q2 + 2Q + 64.

  1. Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC.
  1. Xác định mức giá hòa vốn và mức giá đóng cửa sản xuất của hãng.
  1. Nếu giá thị trường là P = 10, thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu? Hãng có nên tiếp tục sản xuất hay ko trong trường hợp này, vì sao?
  1. Nếu giá thị trường là P = 48 thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu?

Bài 7. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn có phương trình đường cung là: QS = 0,5(P - 1); và chi phí cố định của hãng là TFC = 400.

  1. Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC.
  1. Xác định mức giá hòa vốn và mức giá đóng cửa sản xuất của hãng.
  1. Nếu giá thị trường là P = 25, thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu? Hãng có nên tiếp tục sản xuất hay không trong trường hợp này, vì sao?
  1. Nếu giá thị trường là P = 75 thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu?
  1. Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 5 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, tính lại câu (c) và câu (d).

Bài 8. Một hãng CTHH có hàm tổng chi phí:

TC($) = 2Q2+Q+50 (Q là sản lượng)

  1. Hãng này là CTHH và giá của sản phẩm là 25$, mức sản lượng tối ưu là bao nhiêu? và với mức sản lượng này thì lợi nhuận là bao nhiêu?
  1. Viết phương trình biểu thị SFC, SAC, SAVC và MC của hãng.
  1. Xác định giá hoà vốn và sản lượng hoà vốn của hãng.
  1. Viết phương trình đường cung sản phẩm ngắn hạn của hãng.

Bài 9. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí là

TC = Q2+ Q + 169

  1. Tìm đường cung của hãng
  1. Nếu giá thị trường là P = 55, hãng sẽ sản xuất tại mức sản lượng nào để tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận trong trường hợp này là bao nhiêu?
  1. Mức giá mà hãng đóng cửa sản xuất là bao nhiêu?
  1. Hãng hòa vốn khi giá bằng bao nhiêu?

Bài 10. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi bình quân là

AVC = 2Q + 4

  1. Viết phương trình đường cung của hãng?
  1. Khi giá bán sản phẩm là 24 thì hãng lỗ 150, chi phí cố định của hãng là bao nhiêu?
  1. Nếu giá bán sản phẩm là 84, hãng sẽ sản xuất tại mức sản lượng là bao nhiêu? Lợi nhuận tối đa mà hãng có thể thu được là bao nhiêu?
  1. Hãng hòa vốn khi giá bằng bao nhiêu?
  1. Hãng phải đóng cửa sản xuất khi giá bằng bao nhiêu?

Bài 11. Thị trường sản phẩm Ađược coi là cạnh tranh và được mô tả bằng hàm cung và cầu như sau:

Ps = 10 + Qs và Pd = 100 – Qd

  1. Tính giá và sản lượng cân bằng?
  1. Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tại điểm cân bằng?
  1. Lợi ích ròng xã hội thu được là bao nhiêu?
  1. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng khi chính phủ áp đặt mức giá P = 40. Lợi ích ròng trong trường hợp này là bao nhiêu?
  1. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng khi chính phủ áp đặt mức giá P = 80. Lợi ích ròng trong trường hợp này là bao nhiêu?

Bài 12. Công ty M là một doanh nghiệp nhỏ vì vậy là người chấp nhận giá trên thị trường. Đơn giá sản phẩm công ty là 20 đơn vị tiền. Hàm số tổng chi phí sản xuất của công ty là:

TC = 0,1Q2 + 10Q + 50

Trong đó q là số lượng sản phẩm.

  1. Công ty nên chọn số lượng sản phẩm là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận?
  1. Khi đó, lợi nhuận là bao nhiêu?
  1. Hãy xác định hàm cung của công ty?

Bài 13. Giả sử một công ty có hàm số cầu là:

Q = 100 – 2P.

Chi phí trung bình, chi phí biên tại công ty là cố định và bằng nhau là 10 đơn vị tiền trên đơn vị sản phẩm.

  1. Chứng minh khi chi phí trung bình cố định thì chi phí trung bình và chi phí biên bằng nhau?
  1. Công ty nên chọn mức sản lượng là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận? Khi đó lợi nhuận là bao nhiêu?
  1. Công ty nên chọn mức sản lượng là bao nhiêu để tối đa hóa doanh thu? Lợi nhuận ở mức doanh thu tối đa là bao nhiêu?
  1. Công ty có thể vừa đạt mức doanh thu vừa đạt mức lợi nhuận tối đa không? Tại sao?

Bài 14. Giả sử một công ty có chi phí trong ngắn hạn là:

STC = Q2 + 25.

Nếu sản phẩm bán với giá là 20 đơn vị tiền thì công ty nên chọn sản lượng là bao nhiêu? Khi đó lợi nhuận là bao nhiêu?

Bài 15. Giả sử có 100 công ty cùng sản xuất một loại sản phẩm đang hoạt động trong một ngành sản xuất. Mỗi công ty có đường tổng chi phí trong ngắn hạn là:

  1. Hãy xác định đường cung trong ngắn hạn với q là hàm số của giá cả thị trường P?
  1. Giả sử không có mối quan hệ nào về mặt sản lượng giữa các công ty này, hãy xác định đường cung trong ngắn hạn của toàn ngành sản xuất.
  1. Giả sử đường cầu của thị trường đối với loại sản phẩm này là: Q = - 200P + 8.000. Hãy xác định điểm cân bằng của thị trường?

Bài 16. Một thị trường CTHH có 1.000 công ty. Trong nhất thời, từng công ty có số lượng cung ứng ra thị trường là 100 đơn vị sản phẩm. Hàm cầu của thị trường là:

Q = 160.000 – 10.000P

  1. Hãy tính giá cân bằng của thị trường trong nhất thời?
  1. Hãy xác định đường cầu cho từng công ty?

Bài 17. Một ngành có các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đồng nhất. Các doanh nghiệp có hàm chi phí ngắn hạn giống nhau và có dạng:

TC = 4q3- 80q2+ 500q + 5000.

  1. Xác định các hàm chi phí AVC, AFC, AC và MC.
  1. Xác định mức giá mà các doanh nghiệp ngưng sản xuất.
  1. Giả sử giá thị trường là 800 đvt. Các doanh nghiệp sẽ sản xuất sản lượng nào để tối đa hóa lợi nhuận?