Bệnh viện nào chữa hôi miệng tốt nhất năm 2024

Ngồi bên cạnh tôi sáng 27-3 tại phòng khám Bệnh viện [BV] Răng Hàm Mặt TPHCM là chị P.T.M, 27 tuổi, nhân viên một công ty TNHH, ngụ tại Q.5. Thấy chị không ngừng dùng tay che miệng, tôi hỏi thì được chị cho biết gần 2 tuần nay, hôm nào đánh răng cũng bị chảy máu răng, miệng thì có mùi hơi lạ nên không dám tiếp xúc với ai. Đi khám mới biết bị viêm nha chu. Theo chị M., bác sĩ nói chị bị viêm xoang gần 5 năm nay nhưng không trị dứt điểm, đến nay lại thêm bệnh viêm nha chu nên miệng mới có mùi hôi nhiều như vậy.

Triệu chứng của nhiều bệnh lý

Bác sĩ Võ Quang Phúc, Phó Giám đốc BV Tai Mũi Họng TPHCM, cho biết có nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng. Có khi do răng miệng nhưng có khi là triệu chứng của một bệnh lý khác. Bệnh ở vùng họng- miệng thì có viêm nha chu, viêm amidan; ở mũi, xoang có viêm xoang; ở thực quản do các bệnh nội tiết như tiểu đường; ở hệ hô hấp có lao, viêm phổi; ở đường tiêu hóa do chứng trào ngược dạ dày. Riêng đối với người già yếu bị hôn mê, suy gan, suy thận hoặc tiểu đường thì ở miệng cũng có những mùi hôi đặc trưng như suy gan có mùi tanh như cá, suy thận có mùi khai như nước tiểu... Ngoài ra, việc ăn nhiều gia vị có mùi gắt cũng bị hôi miệng nhưng tỉ lệ này không đáng kể.

Bác sĩ Huỳnh Đại Hải, Giám đốc BV Răng Hàm Mặt TPHCM, cho biết hôi miệng thường do các chất bã rơi vào lỗ răng sâu hay các miếng trám bị hở, răng lệch gây nhồi nhét thức ăn. Các bệnh do vôi răng, viêm nướu răng, bệnh nha chu, bệnh gây khô miệng hay lở loét niêm mạc miệng cũng là môi trường thuận lợi gây hôi miệng.

Nước súc miệng, kem đánh răng: Chỉ có tác dụng hỗ trợ

Đó là nhận xét của bác sĩ Phúc khi nói về những sản phẩm có tác dụng trị hôi miệng quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ông phân tích: Muốn trị dứt bệnh phải tìm ra nguyên nhân gây nên bệnh, sau đó mới chọn phương pháp điều trị. Hôi miệng cũng vậy. Tốt nhất, người bệnh nên đến các BV chuyên khoa hoặc nha sĩ để tìm nguyên nhân và hướng điều trị thích hợp. Hiện nay, tất cả các loại nước súc miệng, kẹo, kem làm trắng răng... chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn, làm giảm mùi hôi trong miệng, nghĩa là chỉ trị được phần ngọn mà không trị được phần gốc. Theo bác sĩ Phúc, nếu bị hôi miệng thì nên đi khám bệnh ngay vì đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh cần điều trị sớm. Nếu không điều trị kịp thời, những bệnh này sẽ ngày một nặng, điều trị tốn kém và kéo dài hơn.

Lúc trước em từng bị viêm nướu, đã phẫu thuật rồi. Mùi hôi của em rất nặng. Em nhai kẹo hay nước súc miệng cũng vẫn không hết hôi. Kể cả em đeo khẩu trang thì người khác vẫn nghe hôi.Thưa BS, em bị gì vậy và em phải đi khám ở đâu để chữa tận gốc mùi hôi này?

cobematbuon_

- Trả lời của BS Nguyễn Duy Thạch - Phòng mạch online:

Chào bạn,

Triệu chứng hôi miệng có rất nhiều nguyên nhân, thông thường nhất là tại răng-nướu-lưỡi tại chỗ, rồi đến nguyên nhân tai mũi họng, một số bệnh lý đường tiêu hóa và đường hô hấp cũng biểu hiện bằng hôi miệng [hơi thở hôi].

Cơ chế chung là sự phát triển của các vi khuẩn sinh ra mùi, tất cả những ổ vi khuẩn nằm trong vùng hầu họng - mũi - xoang hoặc lân cận thông thường đều có thể gây ra hôi miệng. Một số điều kiện thuận lợi làm hôi miệng càng tăng như uống nước ít, khô miệng, hút thuốc lá, ăn thức ăn nặng mùi như tỏi, kim chi...

- Nguyên nhân từ răng miệng như sâu răng, viêm nướu răng, ápxe chân răng, viêm mô-tế bào vùng hàm mặt, bệnh lý nha chu, vôi răng, đánh răng không kỹ còn mảng thức ăn bám ở các kẽ răng, ở các hốc, các lỗ sâu răng, các miếng trám răng...

- Nguyên nhân tai mũi họng như viêm họng, viêm amiđan cấp, mạn, rất nhiều trường hợp viêm amiđan kéo dài, thỉnh thoảng từ amiđan bong ra làm bệnh nhân khạc một cục mủ nhỏ như hạt đậu, cứng và rất hôi; viêm mũi, viêm xoang cấp, viêm xoang mạn cũng có thể gây hôi miệng, nhất là khi bệnh kéo dài làm ứ dịch-mủ trong các xoang...Một số trường hợp áptơ, loét miệng bội nhiễm đôi khi cũng gây hôi miệng

- Nguyên nhân đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày - thực quản, loét thực quản, viêm dạ dày cấp - mạn, hẹp tâm vị...

- Nguyên nhân đường hô hấp như dị vật phế quản, viêm phổi, ápxe phổi...

Biện pháp phòng tránh là uống nhiều nước, đánh răng thật kỹ và đúng cách sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ và sáng sớm mới thức dậy, có thể dùng chỉ nha khoa để lấy hết những mảng thức ăn giữa các kẻ răng, nạo lưỡi sạch mỗi lần đánh răng, bỏ hút thuốc lá. Điều trị khỏi hẳn bệnh lý viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan.. có thể trị dứt điểm bằng phẫu thuật ngoại khoa như cắt amiđan, nạo xoang..., điều trị triệt để những bệnh lý răng miệng, bệnh lý dạ dày, thực quản, bệnh đường hô hấp...

Nhai kẹo cao su, súc họng với nước muối thường xuyên cũng là phương pháp phòng ngừa có hiệu quả, một số nước súc miệng bán trên thị trường cũng có tác dụng nhất định.

Hôi miệng là một triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh lẫn người nói chuyện với họ, làm người ta mất tự tin. Bạn không nên bi quan, vấn đề của bạn là tìm chính xác nguyên nhân, bạn cần khám bệnh theo từng chuyên khoa để tìm và điều trị dứt điểm nguyên nhân.

Trước tiên bạn cần khám răng miệng và tai mũi họng là hai nguyên nhân thường gặp nhất, nếu không có vấn đề thì bạn kiểm tra đường tiêu hoa và đường hô hấp. Bạn có thể khám ở các BV đa khoa hoặc chuyên khoa răng hàm mặt, tai mũi họng hoặc một số BV tư nhân.

Chủ Đề