Bé 7 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ

Trên diễn đàn mạng xã hội, có nhiều mẹ bỉm sữa băn khoăn vì tình trạng trẻ 7 tháng tuổi ngủ không sâu giấc. Bé hay cựa quậy, đổi tư thế liên tục, có khi nửa tiếng mới ngủ lại được, mỗi đêm thức giấc 5 - 6 lần. Nguyên nhân của vấn đề này là gì? Làm thế nào để khắc phục? Bố mẹ hãy cùng tham khảo câu trả lời trong bài viết này.

Trẻ 7 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Giấc ngủ của trẻ 7 tháng tuổi đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Theo công bố trên Tạp chí Y khoa Anh Quốc, ngủ đủ giấc và theo thời gian biểu cụ thể sẽ giúp bé phát triển tối ưu.

Một trong những câu hỏi khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn chính là trẻ 7 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ và trẻ 7 tháng tuổi ngủ nhiều có tốt không.

Theo thống kê, khoảng 99% các bé từ 6 đến 9 tháng tuổi có thời gian ngủ mỗi ngày là 14 - 15 tiếng đồng hồ, bao gồm cả giấc ngủ ban đêm và ngủ ngắn ban ngày. Đồng hồ sinh học của nhiều bé trong giai đoạn này tự điều chỉnh thời gian ngủ ban ngày từ 3 giấc xuống còn 2 giấc vào 2 buổi sáng và chiều.

Thông thường, trẻ sơ sinh 6 tháng sẽ ngủ suốt đêm. Nếu bé yêu của bạn có thể ngủ từ 8 giờ trở lên thì đồng nghĩa với việc bé đã biết cách tự ổn định giấc ngủ. Dấu hiệu này cho thấy trẻ đã có một giấc ngủ ngon.

Mặc dù vậy, vẫn có không ít trẻ chưa ngủ được 8 giờ liên tục. Nhiều trẻ 7 tháng tuổi ngủ không sâu giấc, hay giật mình vào giữa đêm để đòi bú. Có nhiều nguyên nhân khiến bé thức dậy vào thời gian này. Ở người trưởng thành, bạn có khả năng ngủ lại nhanh chóng nhưng trẻ nhỏ chưa thành thạo kỹ năng này nên bé sẽ quấy khóc dù không hề bị đói.

Vậy trẻ 7 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày? Thời gian ngủ lý tưởng cho bé là:

  • Ban đêm: Khoảng 12 tiếng.
  • Xế trưa: Khoảng 2 tiếng.
  • Xế chiều: Khoảng 2 tiếng.

Vì sao trẻ 7 tháng tuổi ngủ hay giật mình không sâu giấc?

Những yếu tố khiến trẻ 7 tháng tuổi ngủ không ngon giấc có thể kể đến là:

  • Cảm giác đói bụng [bữa ăn trước giấc ngủ]: Nếu bị đói bụng, bé sẽ khó ngủ ngon, dễ bị chập chờn, nhanh thức giấc. Trước khi đi ngủ, mẹ hãy cho bé bú no, bụng căng tròn.
  • Thời gian ngủ ngày quá nhiều: Nếu bé ngủ cả ngày thì ban đêm sẽ không thể ngủ được nữa. Bố mẹ có thể điều chỉnh, giảm thời gian ngủ ngắn ban ngày xuống để trẻ ngủ ngon vào ban đêm.
  • Thời tiết và khí hậu khiến bé khó chịu: Sự thay đổi theo khí hậu và các mùa trong năm có thể tác động đến giấc ngủ của trẻ. Vào mùa hè, mẹ hãy mặc đồ mát mẻ cho trẻ để bé không bị nóng bức gây khó ngủ. Thời tiết mùa đông lạnh giá, mẹ cần quấn thêm chăn ủ để giữ cho trẻ được ấm áp, ngủ ngon hơn, hạn chế nguy cơ bị viêm hô hấp.
  • Tư thế ngủ không thoải mái khiến cho bé cảm thấy khó chịu. Mẹ có thể lót khăn mềm hoặc trang bị gối chống trượt, gối chặn 2 bên để cố định vị trí ngủ, từ đó trẻ sẽ cảm thấy thoải mái nhất.
  • Phòng ngủ không thông thoáng: Nếu phòng ngủ quá sáng hoặc quá tối, quá ẩm ướt, trang trí không đúng theo sở thích của trẻ thì bé sẽ khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
  • Cảm giác không an toàn khi ngủ riêng: Nhiều bậc cha mẹ muốn tập cho bé thói quen tự lập nên đã cho bé ngủ riêng từ rất sớm. Điều này sẽ khiến trẻ 7 tháng tuổi ngủ không sâu giấc do có cảm giác không an toàn, sợ hãi do xa cách bố mẹ.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Một trong các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé 7 tháng tuổi chính là thiếu canxi, vitamin D, magie, kẽm…

Xem thêm: Giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi: 5 nguyên nhân con hay ngủ giật mình

Bí quyết giúp bé ngủ ngon giấc và điều độ

Để giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe của trẻ, bố mẹ cần khắc phục ngay hiện tượng trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình và quấy khóc. Dưới đây là một số biện pháp được các bác sĩ chuyên khoa nhi chia sẻ:

  • Đảm bảo ăn đủ no trước mỗi giấc ngủ: Nếu trẻ ngủ khi ăn chưa no, mẹ hãy đánh thức bé dậy và cho bú tiếp. Việc trẻ ngủ sau khi bú được một ít sẽ khiến giấc ngủ không ngon, thức dậy sớm hơn. Sau khi bú, mẹ hãy để bé nằm thư giãn một chút rồi mới cho bé ngủ.
  • Vệ sinh thay tã trước khi ngủ: Trẻ 7 tháng tuổi ngủ không sâu giấc có thể là do cảm giác khó chịu vì bỉm tã bị ướt hoặc dính bẩn. Vì thế, mẹ hãy thay tã sạch trước khi cho bé đi ngủ.
  • Mở nhạc nhẹ trong suốt lúc bé ngủ: Trẻ sẽ ngủ ngon hơn, chuyên tâm vào giấc ngủ hơn, không bị xao nhãng bởi các tác nhân khác nếu được nghe âm thanh nhẹ nhàng. Mẹ hãy chọn những đĩa nhạc EQ cho trẻ nghe khi ngủ.
  • Bế và ôm bé vỗ về trước khi đặt vào nôi: Để ra hiệu cho bé biết đã đến giờ đi ngủ, mẹ hãy bế và ôm trẻ nằm úp lên vai trước khi đặt vào nôi. Tư thế ôm này vừa tạo thói quen cho trẻ lại vừa giúp bé ợ hơi, thư giãn cơ thể trước khi đi ngủ.
  • Quấn chăn hoặc đặt thú bông cạnh con để tạo cho bé cảm giác an toàn, yên tâm đi ngủ. Bên cạnh đó, quấn khăn cũng giúp hạn chế tình trạng trẻ tự vỗ tay lên mặt một cách vô thức sau khi ngủ dậy.
  • Điều chỉnh giờ ngủ ban ngày: Mẹ hãy tập cho trẻ thói quen lên giường, đi ngủ đúng giờ, dạy bé biết phân biệt ngày và đêm. Mẹ nên hạn chế thời gian ngủ ban ngày, cần cho trẻ ngủ từ 11h - 2h chiều, tránh khung giờ 5h chiều - 7h tối.

Xem thêm: Trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Các vấn đề thường gặp ở giấc ngủ của bé

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bố mẹ hiểu được nguyên nhân và biết cách giải quyết tình trạng trẻ 7 tháng tuổi ngủ không sâu giấc. Giấc ngủ và sự phát triển toàn diện của trẻ có mối liên hệ rất mật thiết nên các bậc phụ huynh hãy hết sức chú ý. Nếu bé có dấu hiệu bất thường về giấc ngủ, bố mẹ hãy liên hệ với bác sĩ để tìm hướng xử lý kịp thời. Cho con lắng nghe những câu chuyện tiếng Anh thú vị cùng các ứng dụng tại Monkey Stories, Monkey Junior để giúp con ngon giấc và tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn nữa ba mẹ nhé!

Chủ Đề