Bé 1 tuổi an bao nhiêu thịt một ngày

Đạm là một trong 4 nhóm chất đặc biệt cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Trong giai đoạn ăn dặm, thịt được cân nhắc đưa vào sớm nhất trong chế độ ăn bởi mức tương thích với cơ thể cao, ít gây ra các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Vậy thời điểm nào mẹ nên cho bé ăn thịt? Với lượng bao nhiêu là phù hợp? Mẹ cùng Bavabi tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé.

1/ Mẹ nên cho bé ăn dặm thêm thịt khi nào?

Thông thường trẻ bắt đầu chế độ ăn dặm khi được 6 tháng, với các bé đòi ăn sớm cũng chỉ sớm nhất là tháng thứ 5. Mới đầu khi làm quen với thức ăn mới, mẹ thường chọn loại bột ăn dặm ngọt tương tự với vị của sữa mẹ trong vòng 1-2 tuần đầu để quen dần sau đó mới chuyển sang cháo/bột mặn. 

Với thịt heo, mẹ có thể cho trẻ ăn vào những tuần ăn cuối của tháng thứ 6 và thịt bò, thịt gà thì đến tháng thứ 7 là hợp lý nhất. Mới đầu khi ăn dặm thêm thịt, mẹ nên cho bé ăn 1-2 thìa đã xay nhuyễn, nếu bé tỏ ra từ chối, mẹ nên đợi 1-2 tuần rồi mới thử lại, mẹ nhớ nhé.

2/ Cho trẻ ăn thịt lượng bao nhiêu là đủ?

Ăn quá nhiều thịt sẽ dễ khiến trẻ bị chướng bụng, đầy hơi và ảnh hưởng đến đường ruột, vậy mẹ nên cho con ăn lượng thịt bao nhiêu là đủ?

  • Trẻ 6 tháng tuổi: 20-22g đạm/ngày.
  • Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: 23-25g đạm/ngày.
  • Trẻ 1 – 2 tuổi: 28-30g đạm/ngày.

Trong 100g thực phẩm, hàm lượng đạm như sau:

  • Thịt bò, thịt gà, thịt lợn: 20-21g đạm.
  • Thịt tôm, cá: 16 – 18g đạm.
  • Trứng [gà, vịt]: 13 – 14g đạm.

Từ các số liệu này, mẹ có thể ước lượng được lượng thịt cần bổ sung cho trẻ từng độ tuổi như sau:

  • Trẻ 6 tháng tuổi: 100g thịt heo.
  • Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: 115-125g thịt các loại.
  • Trẻ  1 – 2 tuổi: 140-150g thịt các loại.

Ngoài thịt, mẹ còn cần phải tính toán lượng đạm có trong các thực phẩm khác khi cho trẻ ăn như sữa và sản phẩm từ sữa, rau củ, đậu đỗ,.. Do đó mà trên thực tế, lượng thịt mẹ nên cho bé nên ở mức:

  • Trẻ 6 tháng tuổi: 40 – 50g thịt heo.
  • Trẻ 6 – 12 tháng tuổi:  60 – 80g thịt các loại.
  • Trẻ  1 – 2 tuổi: 100 – 120g thịt các loại.

3/ Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm với thịt mẹ nên nhớ

  • Thứ tự ăn các loại thịt như sau: Thịt heo, thịt bò [6-7 tháng], lòng đỏ trứng, cá đồng [7.5 tháng], thịt gà, tôm sông, lươn, cua đồng, thịt bồ câu [9 tháng], cá biển, tôm biển [10 tháng], của biển, thịt nội tạng, hải sản [12 tháng], lòng trắng trứng.
  • Thịt heo, thịt bò nên chọn thịt mông trên, mông dưới, thịt thăn nội, thăn ngoại trên có chứa nhiều đạm, sắt và ít chất béo. Trẻ được 6 – 7 tháng tuổi nên ăn 2 – 3 ngày/tuần.
  • Thịt gà nên ăn 1-2 bữa/tuần, ăn khi được 7.5 tháng tuổi. Chọn gà mái tơ hoặc gà chỉ đẻ 1 lứa, ức gà và đùi gà thịt hồng tươi.
  • Tôm ăn sau 8 tháng tuổi, ăn không quá 2 ngày/tuần.
  • Cua đồng nên ăn sau 7.5 tháng tuổi, cua biển sau 9 tháng tuổi, ăn không quá 2 ngày/tuần.
  • Cá đồng ăn sau 7.5 tháng tuổi, cá biển ăn sau 9 tháng tuổi, nên ăn 3 ngày/tuần.
  • Nội tạng ăn sau 10 tháng tuổi, gan ngỗng ăn sau 12 tháng tuổi, tuần ăn không quá 2 ngày.

Thịt động vật, tôm, cá các loại là nguồn thực phẩm cần thiết phải bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ bắt đầu từ khi ăn dặm. Mẹ hãy chú ý lựa chọn các thực phẩm tươi ngon, thịt hồng hào, còn mới, nuôi sạch hoặc nuôi tại nhà nhé.

Nuôi con là cả một quá trình, trẻ nhỏ cần được phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt mẹ cần phải lưu ý một điều không phải cứ ăn nhiều là bé sẽ khỏe mạnh, mà bé cần phải được cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hãy cùng Mẹ và Bé tìm hiểu vấn đề này nhé.

Trẻ từ 1-3 tuổi cần bao nhiêu dinh dưỡng một ngày?

Chất đạm

Chất đạm cấu tạo tế bào, là thành phần của các hóc môn, tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển trí não. Nếu chế độ ăn thiếu chất đạm, trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn, kém thông minh. Nhưng ăn quá nhiều chất đạm cũng không tốt vì sẽ gây gánh nặng cho thận, lại gây táo bón. Trong bữa ăn, đạm chỉ được hấp thu tốt nhất khi có tỷ lệ cân đối với bột đường và chất béo. Vai trò của rau xanh cũng rất quan trọng, việc thiếu rau xanh sẽ hạn chế hấp thu đạm.

Trẻ cần 2 -2.5g đạm/ kg cân nặng mỗi ngày. Số gam đạm trong 100g một số thực phẩm như sau:

100 g thịt lợn20-21g100g thịt gà nạc20-21g100g thịt bò20-21g100 cá [đã bỏ phần thải bỏ]16-18g100g Tôm cua [đã bỏ phần thải bỏ]16-18g100g Đậu phụ9g

 

Như vậy trung bình một đứa trẻ trong độ tuổi từ 1-3 tuổi sẽ cần khoảng 120g – 150g thịt hoặc 150-200g cá, tôm hoặc 300g đậu phụ. Nếu ăn trứng thì một quả trứng gà có lượng đạm tương đương với 30g thịt nạc.

Chất béo

Dầu và mỡ cung cấp năng lượng trong bữa ăn của trẻ, làm cho thức ăn lỏng mềm, tạo cảm giác ngon miệng. Nó cũng là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dấu như vitamin A, D, E, K. Các vitamin này chỉ hấp thu được khi chế độ ăn có đủ dầu mỡ. Ở lứa tuổi 1-3, trẻ cần khoảng 30-40g dầu mỡ một ngày, cụ thể một bát bột hoặc cháo cần cho 1-2 thìa cà phê dầu hoặc mỡ. Nếu trẻ đã ăn cơm thì cho dầu và mỡ vào xào, rán thức ăn. Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ, nhất là mỡ các loại gia cầm như gà, ngan, vịt,… vì chúng chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhất là các tế bào não.

Các chất khoáng

Canxi, phốt pho giúp cho việc tạo xương, tạo rang, đảm bảo chức năng thần kinh và sự đông máu bình thường. Mỗi ngày trẻ cần 500-600mg canxi. Chất này có nhiều trong sữa, các loại tôm, cua, cá, trai, ốc,… Phốt pho co nhiều trong các loại cây ngũ cốc. Giữa Canxi [Ca] và phốt pho [P] phải có một tỷ lệ thích hợp thì trẻ mới hấp thu được. Tỷ lệ Ca/P trong sữa mẹ là phù hợp nhất [bằng 1/1.5] nên trẻ bú sữa mẹ ít bị còi xương hơn trẻ uống sữa bò.

Canxi và phốt pho muốn hấp thu và chuyển hóa được lại phải có vitamin D, có rất ít trong thức ăn [sữa mẹ, lòng đỏ trứng và ga]. Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời vào buổi sáng, tiền vitamin D dưới da sẽ chuyển thành vitamin D. Do đó muốn chống còi xương ở trẻ, ngoài việc ăn uống đầy đủ, phải cho trẻ ra ngoài trời tắm nắng vào buổi sáng.

Sắt rất cần cho sự tạo máu để phòng chống thiếu máu. Nó còn tham gia vào thành phần các men oxy hóa khử trong cơ thể. Sắt có nhiều trong các loại thức ăn động vật như tim, gan, thận, đậu, đỗ và các loại rau có màu xanh thẫm. Sắt trong thức ăn động vật dễ hấp thu hơn trong thực vật; nhưng các loại rau xanh lại chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt. Vì vậy, nên cho trẻ ăn cả hai loại.

Kẽm giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tổ chức. Kẽm tham gia vào men chuyển hóa trong cơ thể, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt. Khi bị thiếu kẽm, trẻ thường kém ăn, rối loạn vị giác, chậm liền vết thương, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển về chiều cao. Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như thịt, cá, các loại nhuyễn thể như trai, hến, sò huyết. Các loại ngũ cốc, rau quả cũng chứa nhiều kẽm nhưng giá trị sinh học thấp hơn.

Ngoài các chất dinh dưỡng đã nêu ở trên, cơ thể trẻ từ 1-3 tuổi còn cần các chất xơ giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa, phòng chống táo bón. Chất này có trong nhiều rau xanh và quả chín.

Trẻ từ 1- 3 tuổi cần uống mỗi ngày 1-1.2 lít nước. Nên uống nước đun sôi để nguội, nước quả, nước rau luộc…, không nên dùng các loại nước ngọt có ga.

Trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu gram thịt một ngày?

Trung bình, trẻ cần được bổ sung khoảng 2gr chất đạm/kg cân nặng mỗi ngày. Cụ thể: Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 15 - 18gr/ngày.

Trẻ 5 tuổi ăn bao nhiêu thịt 1 ngày?

Bé sẽ cần khoảng 80 gam thịt và các thực phẩm tương đương như thịt cho 1 ngày. Với trẻ từ 4-6 tuổi, bé cần khoảng 100-110 gam; với trẻ từ 7-9 tuổi, bé cần 115-120 gam; với trẻ từ 10-12 tuổi, bé sẽ cần khoảng 125-130 gam thịt và các thực phẩm tương đương như thịt cho 1 ngày.

Bé 2 tuổi ăn bao nhiêu thịt một ngày?

Như vậy, một ngày bé 6-12 tháng tuổi cần khoảng 115-125 g thịt, bé từ 1-2 tuổi cần 140-150 g thịt. Tuy nhiên, trong sữa, các loại đậu đỗ, rau củ, phô mai và một số loại thức ăn khác cũng có hàm lượng đạm khá cao nên thực tế bé 6-12 tháng chỉ nên ăn 60-80 g/ngày, bé 1-2 tuổi ăn 100-120 g/ngày.

Bé 1 tuổi nên ăn bao nhiêu cháo?

Thông thường bé 1 tuổi sẽ cần lượng thức ăn sau: Chất đạm 100 – 150g; chất tinh bột 100 – 120g; rau xanh 50 – 100g; quả chín 150-200g; dầu mỡ 25g; trứng gà 4 quả 1 tuần. Mẹ nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý như thế này để đảm bảo bé không bị thừa hoặc thiếu chất.

Chủ Đề