Bắt cóc trẻ em bị phạt thế nào năm 2024

VOV.VN - Trẻ em là đối tượng được pháp luật ưu tiên bảo vệ. Luật Trẻ em 2016 nêu rõ những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện đối với trẻ em là bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, người có hành vi bắt cóc trẻ em tùy theo mục đích, tình tiết thực hiện hành vi phạm tội mà có thể cấu thành một trong những tội danh sau:

Tội mua bán người dưới 16 tuổi:

- Hành vi:

+ Chuyển giao/tiếp nhận trẻ em để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo.

+ Chuyển giao/tiếp nhận trẻ em để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp trẻ em để thực hiện 02 hành vi ở trên.

- Mức hình phạt cao nhất: tù chung thân.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng - 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

[Theo Điều 151 Bộ luật Hình sự]

Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi:

- Hành vi: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.

- Mức hình phạt cao nhất: lên đến 15 năm tù.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

[Theo Điều 153 Bộ luật Hình sự]

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:

- Hành vi: Bắt cóc trẻ em làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

- Mức hình phạt cao nhất: tù chung thân.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

[Theo Điều 169 Bộ luật Hình sự]

Tội bắt cóc con tin:

- Hành vi: Bắt, giữ hoặc giam trẻ em làm con tin nhằm cưỡng ép cơ quan, tổ chức, cá nhân… làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin.

- Mức hình phạt cao nhất: 15 năm tù.

[Theo Điều 301 Bộ luật Hình sự]

Để hiểu rõ hơn về dấu hiệu pháp lý của tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi và khung hình phạt của tội này, mời quý vị và các bạn cùng nghe tư vấn của luật sư Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Công ty luật Phúc Khánh Hưng:

Thông tin ban đầu, tối 14.8, Trung bắt cóc một bé trai 7 tuổi trú tại P.Việt Hưng [Q.Long Biên, Hà Nội], rồi yêu cầu gia đình nộp 15 tỉ đồng để chuộc con.

Trung đưa cháu bé di chuyển qua nhiều địa bàn, đến khoảng 5 giờ sáng nay thì bị bắt giữ, khi đang lẩn trốn tại tỉnh Hà Nam.

Hình ảnh nghi phạm Nguyễn Đức Trung xuống xe khống chế, bắt cóc bé trai 7 tuổi

CHỤP MÀN HÌNH

Từ vụ việc vừa xảy ra, dư luận đặt câu hỏi pháp luật hiện nay quy định xử lý như thế nào đối với hành vi phạm tội liên quan đến bắt cóc trẻ em?

Luật sư Hoàng Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho biết theo quy định tại bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017], người có hành vi bắt cóc trẻ em tùy theo mục đích, tình tiết thực hiện hành vi mà có thể cấu thành một trong 4 tội danh.

Thứ nhất là tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi [điều 153], thứ hai là tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản [điều 169], thứ ba là tội mua bán người dưới 16 tuổi [điều 151], thứ tư là tội bắt cóc con tin [điều 301].

Xem nhanh 20h ngày 15.8: Người cha kể hành trình cứu con bị bắt cóc

Trong số trên, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có khung hình phạt cao nhất. Theo đó, người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù từ 15 - 20 năm hoặc tù chung thân.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 1 - 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Luật sư Tâm phân tích thêm, hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản phải đồng thời có 2 yếu tố: bắt giữ người trái phép và đe dọa chủ tài sản để chiếm đoạt tài sản.

Ví dụ, A. bắt giữ con của B. rồi đòi tiền chuộc, khi ấy sẽ có dấu hiệu của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu A. chỉ bắt giữ con của B. mà không đòi tiền thì sẽ có dấu hiệu của tội danh khác.

Vị luật sư đánh giá, hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản vừa xâm phạm đến quyền tự do thân thể của người bị bắt bóc, vừa xâm phạm đến sự tự do ý chí và quyền sở hữu tài sản của người bị yêu cầu tiền chuộc.

Đây cũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tiềm ẩn nhiều hệ lụy, tiêu cực… do vậy cần phải xử lý nghiêm để tạo sức răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.

Thông qua vụ việc xảy ra tại P.Việt Hưng, luật sư Hoàng Công Tâm cho rằng, nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra đối với trẻ em bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu.

Sự sơ suất, bất cẩn hoặc lơi lỏng của người lớn, trong đó có cha mẹ, là một phần nguyên nhân.

Vì vậy, các bậc cha mẹ, người giám hộ, quản lý hoặc chăm sóc trẻ em cần nâng cao cảnh giác, tránh tình huống tương tự xảy ra.

Chủ Đề