Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được thành lập năm nào

Dự chia vui với cán bộ, nhân viên Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Khánh Hải, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam…


Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Lê Khánh Hải phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Bích Vân đã ôn lại chặng đường 30 năm cống hiến và ước mơ của Bảo tàng. Từ khi khánh thành năm 1995, Bảo tàng PNVN đã trưng bày thành công rất nhiều triển lãm phục vụ hàng trăm nghìn khách trong nước và quốc tế mỗi năm. Bảo tàng cũng đã phát triển một bộ sưu tập hơn 25.000 tài liệu hiện vật liên quan đến phụ nữ Việt Nam. Cuối năm 2010, Bảo tàng PNVN mở cửa trở lại hệ thống trưng bày thường xuyên sau 4 năm đóng cửa nâng cấp, chỉnh lý với 3 chủ đề: Phụ nữ trong Gia đình, Phụ nữ trong Lịch sử và Thời trang nữ.

30 năm qua, bằng những nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, nhân viên Bảo tàng, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam không chỉ là nơi trưng bày, bảo tồn di sản mà còn là một thiết chế giáo dục văn hóa rất tốt cho cộng đồng.

Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại buổi lễ

Năm 2012, Bảo tàng PNVN đã trở thành điểm tham quan du lịch hàng đầu ở Hà Nội do Trip Adviser bình chọn. Năm 2016 được công nhận là điểm tham quan du lịch hàng đầu do Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch bình chọn. Từ năm 2014 đến nay liên tục được bình chọn là 1 trong 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á. Đặc biệt, năm 2016, Hội nghị bảo tàng mang tên “Những di sản có tầm ảnh hưởng” [The Best Heritage] chỉ gồm 28 nước tham dự, trong đó có Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, nhân viên đã xây dựng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ngày càng năng động, trở thành địa chỉ tin cậy của khách du lịch trong và ngoài nước.


Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Lê Khánh Hải tặng hoa chúc mừng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Chúc mừng chặng đường 30 năm thành công của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Khánh Hải đánh giá cao những nỗ lực của tập thể các thế hệ cán bộ, nhân viên Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam trong suốt 30 năm qua. Thứ trưởng Lê Khánh Hải nhận định ít có bảo tàng nào mà vừa vinh dự có mặt tại Hội nghị bảo tàng mang tên “Những di sản có tầm ảnh hưởng”, lại vừa nhận được sự yêu thích của đông đảo khách tham quan như Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã làm được. Ông khẳng định, với những gì đã làm được, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã góp phần quan trọng vào thành tích chung của ngành văn hóa, du lịch nước nhà.

“Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là minh chứng sống động cho việc có thể biến di sản thành một giá trị kinh tế, văn hóa lớn nhờ vào hoạt động du lịch” – Thứ trưởng Lê Khánh Hải nói.

Chúc mừng chặng đường thành công của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Thứ trưởng Lê Khánh Hải nhắn nhủ, động viên tập thể cán bộ, nhân viên của Bảo tàng tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được để ngày càng lớn mạnh hơn, xứng đáng với truyền thống đáng tự hào của 30 năm qua.


Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại sự kiện

Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà tự hào khẳng định Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chính là nơi đã tạo dựng uy tín cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Bà nhắn nhủ cán bộ, nhân viên Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thời gian tới cần nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa để tự tin bước vào thời kỳ tự chủ hoàn toàn về kinh phí.

“Cán bộ và nhân viên Bảo tàng phải cùng nhau nỗ lực tìm giải pháp hiệu quả để dệt tiếp ước mơ, viết tiếp bài ca anh hùng của Phụ nữ Việt Nam” – bà Nguyễn Thị Thu Hà nói.


Trưng bày Huân chương, Cúp, giải thưởng của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam dịp 30 năm thành lập Bảo tàng

Được biết, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã được trao Huân chương Lao động Hạng Nhất năm 2005; Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2010 và nhiều Cúp, giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Ra đời ngày 29/04/1985, đến nay Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ – số 202 đường Võ Thị Sáu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh – đã trở thành một địa chỉ quen thuộc với khách tham quan trong nước, nhất là các tầng lớp phụ nữ và khách nước ngoài đến tham quan Tp. Hồ Chí Minh.

Tiền thân của Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ là Nhà truyền thống phụ nữ Nam bộ được xây dựng theo tâm nguyện và ý chí của các thế hệ phụ nữ đi trước nhằm giữ gìn, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của Phụ nữ Việt Nam cho các thế hệ mai sau.

Được sự chấp thuận của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, tháng 1 năm 1983, Tổ nghiên cứu lịch sử phụ nữ Nam bộ [gọi tắt là Tổ Sử Phụ nữ Nam bộ] được thành lập. Tổ Sử Phụ nữ gồm 13 nữ cán bộ lão thành, đa số đã nghỉ hưu, tự nguyện tham gia công tác tổng kết lịch sử phong trào phụ nữ Nam bộ, do bà Nguyễn Thị Thập – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa 2,3,4, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [từ năm 1956 đến năm 1974] phụ trách.

Với tinh thần làm việc khẩn trương của Tổ Sử Phụ nữ Nam bộ, ngày 29/4/1985, nhân kỷ niệm 10 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà truyền thống Phụ nữ Nam bộ được khánh thành với diện tích 200m2 gồm 6 phòng trưng bày chuyên đề. Hoạt động chưa đầy 1 năm, Nhà truyền thống Phụ nữ Nam bộ đã đón cả 100.000 lượt khách tham quan trong và ngoài nước, đặc biệt là ở các tỉnh thành phía Nam.

XEM THÊM →

A product by Hiep Trinh
Page generated in 0.356 second Go to top

Với mong muốn tôn vinh vẻ đẹp và công lao của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử và hiện tại, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã ra đời với nhiều di sản độc đáo về vẻ đẹp và vai trò của phụ nữ Việt Nam xưa và nay. Đây được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Hà Nội.

Bảo tàng Phụ nữ

Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam – Nơi tôn vinh giá trị của người phụ nữ Việt

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nằm ở số 36 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Được thành lập năm 1987, trực thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một bảo tàng Giới với chức năng nghiên cứu, lưu giữ bảo quản, trưng bày những di sản vật thể, phi vật thể về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam; đồng thời là trung tâm giao lưu văn hóa của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ quốc tế vì mục tiêu Bình đẳng, Phát triển và Hoà Bình.

Vừa dịu dàng lại vừa kiên cường, người phụ nữ Việt Nam qua bao đời vẫn như vậy. Họ không chỉ là những người dân bình thường, họ là biểu tượng của một dân tộc

Với tổng số 25.000 hiện vật thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam – một bảo tàng với rất nhiều bước đột phá, từ không gian trưng bày đến cách chọn đề tài, giới thiệu hiện vật bằng ngôn ngữ đa phương tiện, khách tham quan tương tác trực tiếp với hiện vật thông qua từng câu chuyện cụ thể, tạo nên sự kết nối giữa hiện vật và người xem.

Chân dung phụ nữ các dân tộc

Mái nhà hình vòm phía trên được thiết kế độc đáo bằng những chiếc nón màu sắc, giúp tận dụng ánh sáng mặt trời tối đa, đảm bảo chiếu sáng cả tầng một nhưng không quá nóng vào mùa hè.

Mái vòm được trang trí bằng những chiếc nón truyền thống được trang trí đặc sắc

Tầng thứ hai của bảo tàng là nơi trưng bày những hiện vật từng gắn liền với cuộc sống người phụ nữ Việt Nam như công cụ làm việc, đồ trang sức… Một số hiện vật có niên đại từ thời trống đồng Đông Sơn.

Những dụng cụ thời kỳ 1954-1975 của phụ nữ Việt Nam

Hay mảng sắp đặt hình ảnh chân dung, phim tư liệu, hiện vật trưng bày, trong câu chuyện sử dụng xe máy Chaly vượt 35.600km qua 63 tỉnh thành để họa lại chân dung người mẹ Việt Nam của họa sĩ Đặng Ái Việt từ 2010 – 2012. Không gian trưng bày khiến người xem choáng ngợp với mảng chân dung bởi số lượng, và cảm phục tinh thần của người họa sĩ bởi sự “mong manh” nhỏ bé từ chiếc xe, đến chặng đường chinh phục và kết quả là những bức họa chân dung thật đặc biệt, gói trọn trong đó là tình cảm, tình yêu của người họa sĩ đến các mẹ Việt Nam anh hùng.

Chân dung các bà mẹ Việt Nam anh hùng [Nhiếp ảnh gia Đặng Ái Việt]

Xuyên suốt qua các không gian trưng bày ở bảo tàng dù ở đề tài cuộc sống, tôn giáo, dân tộc, ngành nghề, sự sáng tạo… đều gắn liền với vấn đề giới, nhân học xã hội. Các cuộc sắp đặt, trưng bày đã vượt khỏi khuôn phép, giới hạn của lối trưng bày hiện vật chết [hiện vật tủ kính], vốn rất dễ tạo nên sự buồn tẻ, nhàm chán cho bảo tàng.

trang phục truyền thống của phụ nữ Việt qua các thời kỳ

Trang phục của người dân tộc Dao

Không gian tưng bừng, rộn ràng, tươi vui, đầy sức sống chính là bầu không khí chung ở khắp các gian trưng bày theo chủ đề Phụ nữ trong gia đình, trong lịch sử và phụ nữ với thời trang. Những bước đột phá của Bảo tàng Phụ nữ đã tạo một luồng sinh khí mới, một lối tư duy mới trong lĩnh vực bảo tàng, đưa bảo tàng đến gần hơn với công chúng, trở thành bảo tàng ăn khách nhất Hà Nội hiện nay.

Một số hiện vật tại Bảo tàng Phụ nữ

Không chỉ trưng bày những hiện vật gắn liền với cuộc sống đời thường của người phụ nữ, bảo tàng còn trưng bày những chủ đề độc đáo đặc biệt như “Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm- Đẹp- Vui”,  đây là thứ tín ngưỡng dân gian nhạy cảm bởi ranh giới giữa những yếu tố văn hoá giá trị và phản giá trị là rất mong manh. Từ đó khẳng định giá trị văn hoá đích thực của tín ngưỡng.

Chuyên đề “Tín ngưỡng Thờ Mẫu” được trưng bày tại bảo tàng

Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam – Điểm tham quan hấp dẫn

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam không chỉ đơn giản là nơi để lưu giữ, trưng bày những di sản văn hóa mà còn là địa điểm lý tưởng để giới trẻ Việt Nam tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của đất nước và tôn vinh những phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.

Với thiết kế hiện đại, sang trọng, nơi đây đã thu hút rất nhiều khách tham quan đến đây mỗi năm. Năm 2014, Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam thuộc top 3 trong tổng số 94 địa điểm du lịch hấp dẫn nhất Hà Nội. Kết quả này được đánh giá theo bình chọn tại Website du lịch lớn nhất thế giới TripAdvisor. Danh hiệu này đã được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam giữ liên tiếp trong 3 năm 2012, 2013, 2014.

Bảo tàng nhận được những phản hồi rất tích cực từ người tham quan

Đây là nơi thu hút khách du lịch và cả những đoàn đại biểu trong nước và quốc tế

Video liên quan

Chủ Đề