Bão số 3 năm 2023 mới nhất

[PLO]- Vùng áp thấp nhiệt đới ngoài Biển Đông đang mạnh lên thành bão và sẽ trở thành cơn bão số 3 trên Biển Đông trong một, hai ngày tới.

Sáng nay, 22-8, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết ở phía đông đảo Lu-dong của Philippines đang tồn tại một cơn áp thấp nhiệt đới. Các dự báo đến thời điểm này cho thấy khả năng cao, cơn áp thấp nhiệt đới này sẽ mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới.

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho hay khoảng đêm 23, ngày 24-8, nhiều khả năng bão sẽ đi vào vùng biển phía đông bắc Biển Đông.

Khi đi vào Biển Đông, đây sẽ là cơn bão số 3 trong năm 2022 tại nước ta.

Mưa lớn sau bão số 2 gây ngập sâu nhiều tuyến phố ở Hà Nội. Ảnh: AH

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ khoảng chiều tối và đêm 23-8, phía đông khu vực bắc và giữa Biển Đông sẽ có mưa giông, gió mạnh và sóng biển tăng dần.

Cách đây gần hai tuần, bão số 2 với cường độ cấp 8, giật cấp 10 cũng gây mưa lớn, gió mạnh ở khu vực Bắc bộ nước ta. Mưa lũ sau bão đã làm gần 10 người chết và mất tích, về kinh tế cũng thiệt hại nhiều tỉ đồng.

Để chủ động ứng phó với bão, sáng cùng ngày, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã có văn bản đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến, dự báo về khả năng xuất hiện bão trên Biển Đông.

Mục đích để thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh.

Ban chỉ đạo cũng yêu cầu các địa phương nêu trên có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Số người chết do mưa lũ sau bão số 2 tiếp tục tăng

[PLO]- Hầu hết các trường hợp tử vong sau bão số 2 xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc, do bất cẩn khi đi qua suối, ngầm tràn, đập tràn lúc nước chảy siết, bị cuốn trôi, đuối nước.

AN HIỀN

Ảnh minh họa. [Nguồn: TTXVN phát]

Nhận định về các hình thái thời tiết nguy hiểm từ nay đến những tháng đầu năm 2023, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết từ nay đến tháng 3/2023, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 5-7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng khoảng 2-4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

"Đề phòng xảy ra bão, mưa lớn dồn dập tại khu vực miền Trung trong các tháng cuối năm 2022, đồng thời có khả năng tháng 1/2023 vẫn xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Nam Biển Đông," ông Lâm nhấn mạnh.

Đề cập đến các hình thái thời tiết nguy hiểm khác, ông Lâm cho rằng từ tháng 10/2022, mực nước trên các sông suối ở khu vực Bắc Bộ xuống dần. Dòng chảy trên các sông suối và hồ chứa phổ biến thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, riêng lưu vực sông Gâm và sông Chảy cao hơn trung bình nhiều năm.

Trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên có khả năng xuất hiện 2-3 đợt lũ vừa và lớn. Mực nước đỉnh lũ năm 2022, tại hạ lưu các sông chính từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh ở mức báo động 1- báo động 2 và trên báo động 2.

[Chủ động phòng ngừa, ứng phó thiên tai những tháng cuối năm 2022]

Các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức báo động 2-báo động 3, có sông trên báo động 3. Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông khả năng xuất hiện lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất.

Lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Thanh Hóa, từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa và khu vực Nam Tây Nguyên khả năng ở mức xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm từ 10-30%.

Trên sông Đồng Nai có khả năng xuất hiện 2-3 đợt lũ. Đỉnh lũ cao nhất tại trạm Tà Lài có khả năng ở mức báo động 2- báo động 3.

Tổng lượng dòng chảy từ thượng lưu sông Mê Công về hạ lưu và Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 10-12/2022 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 15-25%.

Đỉnh lũ năm 2022, tại đầu nguồn sông Cửu Long ở mức báo động 1 và dưới báo động 1, khả năng xuất hiện vào giữa hoặc nửa cuối tháng 10; đỉnh lũ năm tại các trạm hạ nguồn sông Cửu Long ở mức báo động 2-báo động 3, một số trạm trên mức báo động 3; nguy cơ xảy ra ngập lụt tại một số vùng trũng thấp, ven sông, thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long.

Ven biển các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cần đề phòng nước dâng do bão trong khoảng tháng 10/2022, ven biển Trung Bộ xác xuất cao [70%] sẽ xuất hiện một số đợt mực nước biển dâng cao trong những ngày triều cường và có xoáy thuận nhiệt đới hoạt động ngoài khơi Trung Bộ hoặc không khí lạnh lấn sâu xuống Trung Bộ.

Từ tháng 10-12/2022, tại khu vực ven biển Nam Bộ sẽ xuất hiện 6 đợt triều cường: Đợt 1 từ ngày 8-11/10, đợt 2 từ ngày 26-31/10, đợt 3 từ ngày 6-12/11, đợt 4 từ ngày 23-29/11, đợt 5 từ ngày 7-11/12 và đợt 6 từ ngày 21-29/12, riêng 3 đợt triều cường vào những ngày cuối tháng 10, 11 và 12 [đợt 2, 4 và 6] độ cao mực nước tại trạm hải văn Vũng Tàu vượt ngưỡng 4m, nguy cơ ngập lụt cao tại những khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông nếu thời gian triều cường trùng với kỳ gió mùa Đông Bắc có cường độ mạnh.

Trước những hiện tượng thời tiết nguy hiểm theo phân tích trên, chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, cấp ủy, chính quyền và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương cần theo dõi chặt chẽ và cập nhật thường xuyên các thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và hệ thống dự báo địa phương.

Bên cạnh đó, chính quyền và các đơn vị chức năng cần cung cấp nhanh, kịp thời các thông tin dự báo thiên tai cho người dân, chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống thiên tai bằng các hình thức khác nhau và vận động, tuyên truyền cũng như thực hiện lệnh cấm tuyệt đối đối với người dân hoạt động tại các khu vực có nguy cơ rủi ro cao dễ xảy ra lũ quét, sạt lở đất...

Người dân trong khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng thiên tai cần theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; cần tìm hiểu thêm về những thiên tai trong khu vực mình sinh sống như xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ, sạt lở đất, lụt.

Người dân cũng cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn công tác ứng phó, phòng tránh thiên tai của chính quyền địa phương; cập nhật thường xuyên thông tin dự báo khí tượng thuỷ văn mới nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng chính thống của Trung ương và địa phương để chủ động ứng phó. Người dân cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng và trang bị cần thiết cho phòng, tránh thiên tai khi có cảnh báo./.

Chủ Đề