Bao nhiêu nước công nhận hôn nhân đồng giới

Mỹ - 2015: Trước khi hôn nhân đồng tính được công nhận trên toàn nước Mỹ ngày 26/6, nhiều bang của quốc gia này đã cho phép các đôi nam hoặc nữ kết hôn như Massachusetts, New York, Washington, Hawaii, New Mexico... Trong đó, thành phố San Francisco, Los Angeles, Miami từ lâu được xem là thánh địa của các đôi thuộc giới tính thứ 3.

Cộng đồng đống tính ăn mừng sau quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ. Ảnh: NYT

Ireland, 2015: Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới chấp nhận hôn nhân đồng giới bằng cách trưng cầu dân ý với đa số tán thành. Tại đây, các đôi có thể thực hiện bộ ảnh cưới với những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Tuy nhiên, họ phải thông báo trước vài tháng về kế hoạch làm đám cưới của mình và ở lại Ireland ít nhất 15 ngày để được cấp giấy chứng nhận kết hôn.

Phần Lan - 2015: Quốc hội nước này đã thông qua luật hôn nhân sửa đổi cho phép các cặp đồng tính kết hôn với 105 phiếu thuận và 92 phiếu chống.

Slovenia - 2015: Tháng 3 vừa qua, quốc hội nước này cũng vừa thông qua dự luật về quyền tự do kết hôn. Dù đang chờ chữ ký của Tổng thống, dự luật này cũng cho phép các đôi thuộc cộng đồng LGBT [đồng tính nam, nữ, song tính và chuyển giới] nhận nuôi con.

Luxembourg - 2014: Với số phiếu thuận áp đảo 54/6, đất nước này đã thông qua dự luật mở rộng quyền tự do kết hôn với các cặp đồng tính. Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettle là lãnh đạo đầu tiên trong Liên minh châu Âu [EU] kết hôn với người tình đồng giới.

Scotland - 2014: Đất nước này có nhiều điểm đến được xem như "thánh địa của người đồng tính", như Glasgow, Edinburgh cùng đường bờ biển đẹp tuyệt.

Pháp - 2013: Sau khi được luật pháp chấp thuận, Vincent Autin và Bruno Boileau là đôi đồng tính đầu tiên tổ chức đám cưới ở Montpelier. Ngoài ra, Marais và Riviera cũng là các thiên đường dành cho cộng đồng này với nhiều trải nghiệm lãng mạn trong kỳ trăng mật. Lễ hội cho người đồng tính ở Pháp thường tổ chức vào thứ 7 cuối cùng của tháng 6.

Anh - 2013: Ngoài các câu lạc bộ đêm ở London, Liverpool và Manchester cũng là những thiên đường vui chơi cho mọi người, đặc biệt là người thuộc giới tính thứ 3. Riêng Brighton còn được mệnh danh là “Thủ đô đồng tính”.

Brazil - 2013: Thành phố Rio de Janeiro cũng là địa điểm thân thiện với người đồng tính nhờ nhiều bãi biển đẹp, nhà hàng đẳng cấp và các trò vui chơi giải trí hấp dẫn cho đến đêm khuya. Chủ nhật đầu tiên sau kỳ nghỉ Corpus Christi [thường là vào tháng 5 hoặc tháng 6], hàng triệu người sẽ tham gia lễ hội dành cho cộng đồng LGBT ở Sao Paulo.

Uruguay - 2013: Là quốc gia thứ 3 ở Mỹ Latinh chấp nhận kết hôn đồng tính, nơi đây trở thành điểm đến an toàn và thân thiện cho cộng đông này.

New Zealand -2013: Thông qua luật hôn nhân đồng tính chưa lâu, nhưng đất nước này từ trước đã tỏ thái độ ủng hộ khi đưa ra các khẩu hiệu thân thiện với du khách thuộc giới tính thứ 3, cũng như xây dựng một loạt nhà trọ, khách sạn dành riêng cho cộng đồng này... Ở đây hay tổ chức các hoạt động vui chơi dành cho du khách đồng tính, trong đó nổi bật nhất là tuần lễ trượt tuyết được tổ chức ở thị trấn Queenstown vào trung tuần tháng 7 hoặc đầu tháng 8.

Đan Mạch - 2012: Ngay giữa trung tâm thủ đô Copenhagen có một quảng trường dành riêng cho người đồng tính với tên gọi "Quảng trường bình đẳng". Nơi đây là một địa điểm tuyệt vời cho đôi tổ chức lễ thành hôn.

Trong một cuộc thăm dò lớn, 61,6% người Úc tham gia bỏ phiếu nói rằng họ ủng hộ hôn nhân đồng giới, thúc đẩy chính phủ liên quan thông qua dự luật bình đẳng về hôn nhân trước khi kết thúc năm 2017.

Dưới đây là 25 quốc gia đi đầu trong vấn đề hôn nhân đồng giới

1. Năm 2001, Hà Lan trở thành nước đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Luật pháp cho các cặp đồng tính có quyền kết hôn, ly hôn và nhận con nuôi.

2. Bỉ tiếp bước vào năm 2003 và trao quyền bình đẳng cho các cặp vợ chồng đồng tính. Bắt đầu từ năm 1998, Quốc hội Bỉ đã đưa ra các quyền hạn giới hạn đối với các cặp đồng tính bằng cách cho phép đăng ký kết hôn. Năm 2003, quốc hội đã chính thức thừa nhận hôn nhân đồng tính.

3. Trong năm 2005, Nghị viện Canada thông qua luật tạo hôn hợp pháp trên toàn quốc.

4. Cũng trong năm 2005, quốc hội Tây Ban Nha thông qua Luật bảo đảm các quyền giống nhau cho tất cả các cặp vợ chồng bất kể giới tính.

5. Sau khi tòa án tối cao của Nam Phi tuyên bố luật hôn nhân của đất nước vi phạm sự quyền bình đẳng của hiến pháp, quốc hội đã hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính năm 2006.

6. Năm 2008 Na Uy thông qua luật hôn nhân trung lập về giới.Vào tháng 1 năm 2009, dự luật đã được thông qua thành luật pháp, và các cặp đồng tính được phép kết hôn, nhận con nuôi và thụ tinh nhân tạo.

7. Trong năm 2009, Thụy Điển đã bỏ phiếu ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Dự luật đã thông qua với 261 phiếu tán thành, 22 phiếu chống và 16 người bỏ phiếu trắng.

8. Quốc hội Iceland đã bỏ phiếu thống nhất để hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trong năm 2010. Thủ tướng sau đó của Iceland, bà Jóhanna Sigurðardóttir, đã kết hôn với người bạn gái lâu năm Jonina Leosdottir khi luật này có hiệu lực.

9. Bồ Đào Nha cũng cho phép hôn nhân đồng giới từ năm 2010. Bồ Đào Nha đã thông qua một biện pháp hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào tháng Hai năm 2010, nhưng cựu chủ tịch Bồ Đào Nha, Anibal Cavaco Silva, đã yêu cầu Toà án Hiến pháp xem xét lại biện pháp này. Và vào tháng 4 năm 2010, Toà án Hiến pháp tuyên bố rằng luật hôn nhân đồng giới có hiệu lực hiến pháp.

10. Trong năm 2010, Argentina đã trở thành quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên cho phép kết hôn đồng giới. Trước khi có luật này, một số cơ quan pháp quyền địa phương, kể cả thủ đô của quốc gia, Buenos Aires đã ban hành luật cho phép những người đồng tính kết hôn với nhau.

11. Đan Mạch chính thức công nhận hôn nhân đồng giới vào năm 2012 khi nữ hoàng Margethe II phê duyệt đề nghị này.

12. Uruguay thông qua đạo luật cho phép hôn nhân đồng giới vào năm 2013. Đất nước này cho phép người đồng giới đăng ký kết hôn từ năm 2008, năm 2009, người đồng tính được trao quyền nhận con nuôi.

13. Năm 2013, New Zealand trở thành quốc gia đầu tiên của Châu Á Thái Bình Dương phê chuẩn luật hôn nhân đồng giới. Luật này đã được cơ quan lập pháp thông qua với tỷ lệ ủng hộ là 77-44, trong đó có cả sự ủng hộ của cựu tổng thống John Key.

14. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ký một biện pháp hợp pháp hóa bình đẳng hôn nhân vào năm 2013. Tòa án tối cao Pháp, Hội đồng hiến pháp sau đó đã phán quyết dự luật này trở thành hiến pháp.

15. Hội đồng Tư pháp quốc gia Brazil đã phán quyết rằng các cặp vợ chồng đồng tính không bị từ chối giấy phép kết hôn vào năm 2013, cho phép hôn nhân đồng tính trên toàn quốc.

16. Anh và Wales trở thành những quốc gia đầu tiên ở vương quốc Anh thông qua bình đẳng hôn nhân vào năm 2014. Bắc Ailen và Scotland là quốc gia bán tự trị và có các cơ quan lập pháp riêng biệt để quyết định nhiều vấn đề trong nước. Năm 2017, một thẩm phán đã bác bỏ hai trường hợp hôn nhân đồng tính ở Bắc Ailen

17. Scotland đã bỏ phiếu ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào cuối năm 2014. Ngoài việc cho phép cặp vợ chồng đồng tính kết hôn, luật này cho phép các nhà thờ và các nhóm tôn giáo khác có quyền quyết định việc họ có tổ chức các hôn lễ kết hôn cùng giới hay không.

18. Luksemburg áp đảo khi thông qua các đạo luật cho phép các cặp vợ chồng đồng tính kết hôn và nhận con nuôi vào năm 2015.

19. Phần Lan thông qua dự luật bình đẳng về hôn nhân vào năm 2014, nhưng nó chỉ có hiệu lực trong năm nay. Dự luật bắt đầu bằng một bản kiến nghị công khai và đã được thông qua với 101-90 phiếu bầu.

20. Ireland trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới thông qua bỏ phiếu phổ thông vào năm 2015. 62% những người tham gia phỏng vấn đã trả lời "Có" để sửa đổi Hiến pháp Ireland thông qua hôn nhân đồng giới. Hàng ngàn người di cư Ireland đã trở về nhà để tham gia bỏ phiếu.

21. Mặc dù Greenland là một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch nhưng đất nước này không phải là đối tượng của phán quyết về hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới của Đan Mạch năm 2012. Hòn đảo lớn nhất thế giới, đã thông qua luật hôn nhân đồng giới của mình vào năm 2015.

22. Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã đưa ra luật liên bang về bình đẳng hôn nhân vào năm 2015. Hôn nhân đồng tính đã được hợp pháp hóa tại 37 trong số 50 tiểu bang Hoa Kỳ, cùng Quận Columbia, trước khi có phán quyết năm 2015.

23. Colombia đã trở thành quốc gia Châu Mỹ Latinh thứ tư để hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào năm 2016.

24. Vào năm 2017, Đức trở thành quốc gia châu Âu thứ 15 để cho phép các cặp đồng tính kết hôn. Đức đã trao các quyền hôn nhân hợp pháp cho các cặp đồng tính trong một cuộc bỏ phiếu mà Thủ tướng Angela Merkel bỏ phiếu chống.

25. Đầu năm nay gần như tất cả các quốc hội Malta đã bỏ phiếu ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Mặc dù gặp phải sự phản đối từ Giáo hội Công giáo, nhưng bình đẳng về hôn nhân đã được thông quasau cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 66-1 trên hòn đảo nhỏ Địa Trung Hải.

Chủ Đề