Bảo lãnh hợp đồng xây dựng là gì năm 2024

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một cụm từ khá xa lạ, không thường gặp trong những giao dịch ký kết hợp đồng thông thường. Thế nhưng, đây lại là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ cho bên nhận quyền lợi. Vậy bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Khi nào cần bảo lãnh thực hiện hợp đồng?

1. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?

Muốn hiểu chính xác bảo lãnh hợp đồng là gì, bạn cần nắm rõ khái niệm, phạm vi thực hiện và mối quan hệ giữa 3 chủ thể tham gia bảo lãnh.

1.1. Khái niệm

Điều 335 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định “Bảo lãnh là việc người thứ ba [sau đây gọi là bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [sau đây gọi là bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?

Đó là định nghĩa chung về hoạt động bảo lãnh. Còn bảo lãnh thực hiện hợp đồng hiểu đơn giản là việc bên thứ 3 đứng ra bảo lãnh cho bên ký kết thực thi điều khoản hợp đồng thực hiện với bên nhận quyền lợi.

1.2. Phạm vi bảo lãnh

Phạm vi thực hiện bảo lãnh hợp đồng được quy định chi tiết Điều 336 của Bộ Luật Dân Sự 2015. Cụ thể:

  • “Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
  • Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  • Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.”

1.3. Quan hệ giữa các bên

Hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng luôn có sự tham gia của 3 chủ thể chính. Bao gồm:

  • Bên được bảo lãnh [chủ thể có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ]
  • Bên bảo lãnh [chủ thể đứng ra bảo lãnh cho bên cần thực hiện nghĩa vụ]
  • Bên nhận bảo lãnh [chính là bên có quyền lợi]

Nếu bên được bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết, bên nhận bảo lãnh có thể yêu cầu bên bảo lãnh đứng ra thực hiện nghĩa vụ thay. Trường hợp chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, bên nhận bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên bảo lãnh đứng ra thực thi trách nhiệm.

Nếu bên được bảo lãnh có khả năng bù trừ nghĩa vụ cho bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh sẽ không cần phải thực hiện nghĩa vụ.

2. Quy định về thực hiện bảo lãnh hợp đồng

Theo quy định chi tiết tại Điều 44 của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường phát sinh trong những trường hợp dưới đây:

  • Bên được bảo lãnh không thực hiện đúng trách nhiệm đã cam kết trong hợp đồng.
  • Bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.
  • Bên được bảo lãnh không có khả năng thực thi nghĩa vụ theo cam kết.
  • Bên được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.

Bảo lãnh hợp đồng phát sinh khi bên được bảo lãnh không thể thực hiện nghĩa vụ

Nếu hoạt động bảo lãnh phát sinh trong những trường hợp kể thì bên nhận bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh.

Ngoài ra, bên đứng ra bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ nếu nhận thấy điều kiện mà bên nhận bảo lãnh đưa ra không phù hợp.

Bên đứng ra bảo lãnh cần thông báo cho bên được bảo lãnh sau khi hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ với bên nhận quyền lợi.

3. Quy định về chấm dứt bảo lãnh hợp đồng

Điều 343 trong Luật Dân Sự năm 2015, quy định về chấm dứt bảo lãnh hợp đồng có đề cập khá chi tiết. Cụ thể:

  • Chấm dứt thỏa thuận: Thực hiện trong trường hợp tất cả các bên hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm với bên nhận bảo lãnh. Ngoài ra, chấm dứt bảo lãnh còn có thể thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Về cơ bản, biện pháp bảo lãnh luôn phát sinh đồng thời cùng nghĩa vụ. Vậy nên, nếu hợp đồng không còn hiệu lực, hợp đồng bảo lãnh cũng tự động chấm dứt.
  • Thay thế bằng biện pháp bảo lãnh mới: Nếu các bên tham gia thống nhất hủy bỏ hợp đồng, nghĩa vụ bảo lãnh đối với hợp đồng đó sẽ chấm dứt. Lúc này, biện pháp bảo lãnh cũ có thể thay thế bằng biện pháp mới theo thỏa thuận của cả 3 bên.
  • Bên bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ đã cam kết: Nếu bên bảo lãnh đã hoàn tất cả nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh, trách nhiệm bảo lãnh sẽ chấm dứt từ đây.
  • Các bên đồng thuận chấm dứt bảo lãnh: Cả 3 bên có thể thỏa thuận, đi đến thống nhất chấm dứt bảo lãnh. Mọi thỏa thuận giữa các bên cần dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự do trao đổi, không bên nào bị ép buộc.

Các bên có thể tự thỏa thuận chấm dứt bảo lãnh hợp đồng

4. Mẫu biên bản bảo lãnh hợp đồng

Biên bản bảo lãnh hợp đồng cần trình bày theo đúng thể thức. Trong đó, thông tin giữa các bên liên quan phải đảm bảo chính xác, điều khoản bảo lãnh đúng quy định pháp luật. Nếu chưa biết cách soạn thảo biên bản bảo lãnh hợp đồng, bạn hãy tham khảo mẫu biên bản sau đây.

Mẫu biên bản thực hiện bảo lãnh hợp đồng kèm link download

Giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract đang ứng dụng rộng rãi tại hơn 2.000 doanh nghiệp. Đây là giải pháp phần mềm phát triển bởi tập đoàn FPT, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai văn phòng không giấy tờ, số hóa quy trình ký kết hợp đồng.

FPT.eContract được cấp các chứng chỉ bảo mật cấp cao từ nhiều tổ chức uy tín. Hợp đồng khởi tạo từ hệ thống phần mềm này đầy đủ tính pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng ký kết.

Trong tháng 5/2023, FPT đã chính thức giới thiệu bản FPT.eContract Lite miễn phí. Bên cạnh đó, FPT vẫn duy trì nhiều gói phần mềm trả phí với các tính năng nâng cao. Nếu đang cần triển khai ứng dụng, bạn có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử.

Rất hy vọng sau khi tham khảo phần chia sẻ trên đây, bạn có thể hiểu một cách chính xác bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì. Nếu muốn nhận tư vấn chi tiết và demo miễn phí, bạn hãy liên hệ với chúng tôi!

Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract

Bảo lãnh trong hợp đồng xây dựng là gì?

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một trong những công việc nhằm đảo bảo bên có nghĩa vụ - bên B thực hiện nghĩa vụ sau khi kết thúc thời hạn theo thỏa thuận của các bên. Hiểu rõ về bảo lãnh thực hiện hợp đồng giúp các bên chủ thể bảo đảm được việc nhận nghĩa vụ của bên cùng tham gia.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là bao nhiêu phần trăm?

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá hợp đồng. Như vậy, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được xác định là từ 2% - 10% giá hợp đồng.

Bảo đảm thực hiện hợp đồng là gì?

Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư."

Bảo lãnh tạm ứng là như thế nào?

Bảo lãnh tạm ứng hay bảo lãnh tạm ứng hợp đồng là một loại bảo lãnh được sử dụng trong các hợp đồng xây dựng để đảm bảo rằng nhà thầu sẽ sử dụng khoản tiền tạm ứng đúng mục đích và không vi phạm hợp đồng.

Chủ Đề