Báo cáo đánh giá thông số phát thải năm 2024

Chương trình được tổ chức trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBCKNN với Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC với các nội dung hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và thực thi các tiêu chuẩn phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy tài chính xanh vì một nền kinh tế carbon thấp tại Việt Nam.

Sổ tay hướng dẫn báo cáo phát thải khí nhà kính do UBCKNN xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC và các đối tác liên quan giúp các DN thực hiện kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính dễ dàng hơn, đáp ứng các quy định của pháp luật và các yêu cầu liên quan đến công bố thông tin về khách hàng và chuỗi cung ứng, bắt đầu hành trình hướng tới phát thải ròng bằng "0".

Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBCKNN kỳ vọng việc ban hành Sổ tay hướng dẫn về việc kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính sẽ giúp DN xác định và quản lý rủi ro cũng như tìm kiếm cơ hội hành động mới nhờ làm nổi bật những cải thiện có hiệu quả chi phí mà trước đó chưa được chú trọng tới. Đây cũng là một cấu phần thiết yếu trong lộ trình hướng tới phát thải ròng bằng "0" và là nền tảng đầu tiên của mọi chiến lược bền vững của DN.

"Hiện nay, không ít DN lúng túng trong việc lập báo cáo về vấn đề này. Do đó, cuốn sổ tay gần như là "cầm tay, chỉ việc", hướng dẫn các DN từng bước một để có thể đưa ra báo cáo chuẩn mực, tuân thủ các quy định của Thông tư 96 của Bộ Tài chính trong việc lập báo cáo liên quan đến phát thải khí nhà kính", lãnh đạo UBCKNN nói.

UBCKNN đang rất tích cực trong việc đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam thực hiện cam kết của Việt Nam tại các hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, hiện thực hóa thông điệp "cùng nhau hành động" với mục tiêu thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam tiệm cận cùng với các nước trong khu vực và quốc tế, hiện thực hoá các kế hoạch phát triển thị trường vốn xanh và các sản phẩm vốn xanh; đẩy mạnh việc báo cáo, công bố thông tin phát triển bền vững trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, thiên tai và cũng là một trong những nền kinh tế có cường độ phát thải carbon cao nhất ở châu Á, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon của nền kinh tế và đạt được trạng thái trung hòa carbon vào năm 2050 như đã cam kết tại Hội nghị Khí hậu Liên Hợp Quốc năm 2021 [COP 26].

Để thực hiện cam kết này, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp ứng phó mạnh mẽ, trong đó có quy định về trách nhiệm của các thành phần kinh tế xã hội đối với kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính.

– Nghị định 06/2022/NĐ-CP hiệu lực 07/01/2022 quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn

– Thông tư 01/2022/TT-BTNMT hiệu lực 07/01/2022 hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

– Quyết định 01/2022/QĐ-TTg hiệu lực 18/01/2022 về danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

– Quyết định 896/QĐ-TTg năm 2022 hiệu lực 26/07/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

– Quyết định 2626/QĐ-BTNMT hiệu lực 10/10/2022công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

– Thông tư 17/2022/TT-BTNMT hiệu lực 15/02/2023 quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  1. Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính

Theo Điều 11. Kiểm kê khí nhà kính – Nghị định 06/2022/NĐ-CP hiệu lực 07/01/2022

– Phương pháp kiểm kê khí nhà kính được áp dụng theo các hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu [IPCC];

– Số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính phải đảm bảo tính liên tục, độ chính xác và tin cậy, có thể kiểm tra, so sánh và đánh giá;

– Báo cáo kiểm kê khí nhà kính phải thể hiện đầy đủ thông tin về phương pháp kiểm kê, số liệu hoạt động, hệ số phát thải áp dụng và kết quả kiểm kê khí nhà kính;

– Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính tuân thủ trình tự thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, đảm bảo tính nhất quán và độ tin cậy;

– Thông tin về kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu và các lĩnh vực liên quan.

  1. Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành định kỳ hai năm một lần có trách nhiệm:

– Cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở của năm trước kỳ báo cáo theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2023;

– Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần cho năm 2024 trở đi theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2025 để thẩm định;

– Hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 12 của kỳ báo cáo bắt đầu từ năm 2025.

  1. Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực

– Do các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định Nghị định 06/2022/NĐ-CP thực hiện theo quy trình thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. [Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở cho năm 2024 trở đi do cơ quan chuyên môn có liên quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy trình thẩm định Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành]

Quy trình thẩm định kết quả kiểm kê KNK cấp cơ sở [Theo điều 12 – Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT ngày 07 tháng 01 năm 2022]

  1. Cơ quan thực hiện: cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp Tỉnh
  2. Nội dung thẩm định

– Sự đầy đủ về nội dung, thông tin, dữ liệu của báo cáo kiểm kê

– Sự phù hợp về việc xác định nguồn phát thải, bể hấp thụ KNK

– Sự phù hợp về phương pháp kiểm kê, hệ số phát thải áp dụng, phương pháp kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và hệ thống thông tin, dữ liệu về phát thải

– Sự chính xác của kết quả kiểm kê KNK

  1. Thời gian: Giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn: 5 ngày làm việc; thời gian thẩm định: 20 ngày làm việc.
  2. Trong quá trình thẩm định kết quả kiểm kê KNK, cơ quan có thẩm quyền:

– Mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, năng lực tham gia thực hiện thẩm định

– Yêu cầu chủ cơ sở cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan

– Yêu cầu kiểm tra thực tế, lấy mẫu tại cơ sở

  1. Kinh phí thực hiện kiểm kê khí nhà kính, thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính

Quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Hướng dẫn kỹ thuật cho định lượng, báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở [Theo Tiêu chuẩn ISO 14064-1]

5.1. Thuật ngữ trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính:

Số liệu hoạt động KNK: Thước đo định lượng của hoạt động dẫn đến một sự phát thải KNK

Tuyên bố khí nhà kính [GHG statement]: Tuyên bố thực tế và khách quan cung cấp chủ đề cho việc xác minh/thẩm tra hoặc thẩm định

Kiểm kê khí nhà kính: Danh sách các nguồn phát thải KNK, các bể hấp thụ KNK và định lượng phát thải/loại bỏ KNK của nguồn đó

Báo cáo khí nhà kính: Tài liệu độc lập được sử dụng để trao đổi thông tin với các tổ chức hay các dự án KNK về thông tin liên quan đến nười sử dụng

Nguồn phát thải gián tiếp đáng kể: Các phát thải KNK được báo cáo và định lượng của tổ chức tuân theo các tiêu chí có ý nghĩa xác định bởi tổ chức

Sinh khối: Các vật liệu có nguồn gốc sinh học, ngoại trừ vật liệu nằm trong các thành tạo địa chất và vật liệu được biến đổi thành vật liệu hóa thạch

Carbon sinh học: Carbon có nguồn gốc từ sinh khối

CO2 sinh học: CO2 thu được từ quá trình ôxi hóa carbon sinh học

Bên có trách nhiệm: Cá nhân hoặc nhóm người chị trách nhiệm cung cấp tuyên bố KNK và tài liệu hỗ trợ

Người dùng dự kiến: Cá nhân hoặc tổ chức được xác định bởi người báo cáo các thông tin KNK như là người phụ thuộc vào các thông tin để ra quyết định

Ranh giới tổ chức: Nhóm các hành động hoặc cơ sở trong đó một tổ chức có quyền kiểm soát tài chính hoặc hoạt động hoặc có vốn chủ sở hữu

Ranh giới báo cáo: Nhóm các phát thải hay loại bỏ KNK được báo cáo trong phạm vi ranh giới tổ chức, cũng như các phát thải gián tiếp có ý nghĩa là kết quả hoạt động của tổ chức.

Nguồn phát thải gián tiếp đáng kể: Các phát thải KNK được báo cáo và định lượng của tổ chức tuân theo các tiêu chí có ý nghĩa xác định bởi tổ chức

Thẩm tra: quá trình đánh giá một tuyên bố của dữ liệu và thông tin lịch sử để xác định xem tuyên bố đó có chính xác và phù hợp với các tiêu chí

Thẩm định [validation]: quá trình đánh giá sự hợp lý của các giả thiết, hạn chế và các phương pháp hỗ trợ một tuyên bố về đầu ra của hoạt động trong tương lai.

5.2. Xác định phạm vi báo cáo

Tổ chức phải thiết lập phạm vi báo cáo, bao gồm việc nhận diện các nguồn phát thải/hấp thụ khí nhà kính trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến hoạt động của tổ chức.

Theo Quyết định 2626/QĐ-BTNMT năm 2022 công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, thì Báo cáo kiểm kê khí nhà kính được xác định theo Phạm vi 1 – Phát thải trực tiếp + Phạm vi 2 phát thải gián tiếp do sử dụng điện. [QCVN Academy vẫn sẽ liệt kê đầy đủ để quý khách hàng có góc nhìn tổng thể về Scope 1,2,3]

Phát thải trực tiếp: Phát thải KNK từ các nguồn KNK do tổ chức sở hữu hoặc kiểm soát

– Đốt tĩnh: hoạt động đốt nhiên liệu trong các thiết bị như nồi hơi, lò nung, lò sưởi, lò đốt, động cơ

– Đốt động: đốt cháy nhiên liệu trong giao thông vận tải, các thiết bị như ô tô, xe tải, xe bus, máy bay [thuộc sở hữu của tổ chức]

– Phát thải từ quá trình: Khí thải từ quá trình vật lý hoặc hóa học như CO2 từ nung trong sản xuất xi măng

– Phát thải rò rỉ:

– Quản lý, sử dụng đất

– Xử lý nước thải

– Xử lý rác thải

Phát thải gián tiếp: phát thải KNK từ hệ quả, vận hành của tổ chức, nhưng phát sinh từ các nguồn KNK không thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của tổ chức

– Phạm vi 2 [Scope 2]: phát thải do sản xuất điện, hơi, năng lượng sử dụng tại tổ chức, các phát thải khác [hơi, nhiệt..]

– Phạm vi 3 [Scope 3]:

+ Dịch vụ vận tải [Vận chuyển/phân phối sản phẩm/dịch vụ mua ngoài; Đi công tác; Di chuyển của nhân viên; Vận chuyển/phân phối sản phẩm]

+ Sử dụng sản phẩm bên ngoài [Sản phẩm, dịch vụ mua ngoài; Công cụ lao động: máy móc, thiết bị…]

+ Sử dụng sản phẩm của tổ chức [Phân phối sản phẩm từ cơ sở đến người tiêu dùng; Sử dụng sản phẩm; Xử lý thải bỏ sản phẩm…]

+ Từ các nguồn khác [Thuê xử lý chất thải; Tài sản cho thuê; Nhượng quyền thương hiệu, đầu tư…]

5.3. Nguyên tắc thực hiện kiểm kê theo ISO 14064-1:2018

– Sự liên quan: Lựa chọn nguồn KNK, bể hấp thụ KNK, dữ liệu và phương pháp luận phù hợp với nhu cầu của người sử dụng

– Sự đầy đủ: Bao gồm tất cả các phát thải và loại bỏ KNK liên quan

– Sự nhất quán: Cho phép so sánh có ý nghĩa trong thông tin liên quan đến KNK

– Sự chính xác: Giảm thiểu sự thiên vị và sự không chắc chắn trong phạm vi thực tế

– Sự minh bạch: Tiết lộ thông tin liên quan đến KNK phù hợp và đầy đủ để cho phép người sử dụng định trước đưa ra quyết định với mức độ tin cậy

5.4. Tính toán lượng phát thải khí nhà kính theo phương pháp IPCC và Theo Quyết định 2626/QĐ-BTNMT

Lượng phát thải KNK = Dữ liệu hoạt động x Dữ liệu hoạt động

Lượng phát thải CO2e = Lượng phát thải KNK x Hệ số GWP

5.5 Đánh giá sự không chắc chắn

Tính không chắc chắn/độ không đảm bảo đo [uncertainties] là một thông số liên quan đến kết quả định lượng đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị đo

– Ước lượng định lượng

– Đánh giá định tính

5.6. Tổng hợp thông tin trên báo cáo

– Mô tả tổ chức báo cáo

– Người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm về báo cáo

– Thời hạn báo cáo được đề cập

– Tài liệu về ranh giới tổ chức

– Tài liệu về các ranh giới báo cáo bao gồm các tiêu chí do tổ chức xác định để xác định mức phát thải đáng kể

– Phát thải khí nhà kính trực tiếp và định lượng riêng biệt cho CO2, CH4, N2O, NF3, SF6 và các nhóm khí nhà kính thích hợp [HFC, PFC] tính bằng tấn CO2e

– Mô tả cách các phát thải và hấp thụ CO2 sinh học được xử lý trong kiểm kê KNK và các phát thải và loại bỏ khí nhà kính liên quan được định lượng riêng biệt theo tấn CO2-eq

– Nếu được định lượng, sự loại bỏ trực tiếp GHG được tính theo tấn CO2-eq

– Giải thích về sự loại trừ vất kể nguồn phát thải hay bể hấp thụ KNK đáng kể nào từ quá trình định lượng Tài liệu về ranh giới tổ chức

– Các phát thải KNK gián tiếp được định lượng riêng biệt theo danh mục bằng tấn CO2-eq

– Năm cơ sở lịch sử được lựa chọn và việc kiểm kê KNK năm cơ sở

– Giải thích về bất kỳ thay đổi nào đối với năm cơ sở hay dữ liệu KNK lịch sử hay các danh mục, tính toán lại năm cơ sở hay kiểm kê KNK lịch sử và các tài liệu về bất kỳ sự hạn chế nào đối với việc so sánh từ việc tính toán

– Tham chiếu đến hay mô tả về các phương pháp định lượng bao gồm các lý do lựa chọn

– Giải thích về bất kỳ thay đổi nào đối với các phương pháp định lượng được sử dụng trước đó

– Nêu hay ghi lại các hệ số phát thải và loại bỏ KNK được sử dụng

– Mô tả tác động của các sự không chắc chắn về dữ liệu loại bỏ và phát thải khí nhà kính theo danh mục

– Các kết quả và mô tả đánh giá sự không chắc chắn

– Tuyên bố báo cáo KNK đã được chuẩn bị phù hợp với tiêu chuẩn

– Tiết lộ mô tả rằng sự kiểm kê KNK, báo cáo hay tuyên bố KNK đã được xác minh [kiểm tra xác nhận], bao gồm loại kiểm tra xác nhận và mức độ đảm bảo đạt được; Các giá trị GWP được sử dụng trong tính toán cũng như nguồn tham khảo. Nếu các giá trị GWP không được lấy từ báo cáo mới nhất của IPCC, hãy bao gồm các hệ số phát thải hay các cơ sở dữ liệu tham khảo được sử dụng trong tính toán cũng như nguồn của chúng

Chủ Đề