Bản đánh giá cuối nhiệm kỳ hiệu trưởng năm 2024

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông trao quyết định công nhận hiệu trưởng Trường đại học Văn hóa TP.HCM và tặng hoa chúc mừng ông Lâm Nhân tháng 12-2023 - Ảnh: L.N.

Chính phủ vừa ban hành nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 115, trong đó quy định chi tiết về trình tự, thủ tục quy trình bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý.

Không hạn chế số lần bổ nhiệm lại hiệu trưởng

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 quy định: hiệu trưởng chính thức không còn là công chức mà là viên chức được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý trường học hay còn gọi là viên chức quản lý.

Về tính chất của vị trí công tác, cả chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng trường công phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý trực tiếp nên đều phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận; quyền và trách nhiệm của chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng chỉ phát sinh sau khi có quyết định công nhận này.

Theo quy định mới tại nghị định 85, thời hạn giữ chức vụ quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 5 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Viên chức quản lý có thể được bổ nhiệm lại với số lần không hạn chế để giữ một chức vụ quản lý, trừ trường hợp có quy định khác của Đảng hoặc của pháp luật chuyên ngành.

Đáng chú ý, nghị định 115 quy định thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ viên chức quản lý không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp nhưng nghị định 85 không hạn chế số lần bổ nhiệm lại.

Điều này được hiểu là tại các cơ sở giáo dục công lập, vị trí chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng đều là viên chức quản lý, có thể được bổ nhiệm nhiều nhiệm kỳ, trừ các trường hợp có quy định khác của Đảng.

Quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện, bổ nhiệm

Về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, phải bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, của pháp luật và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 2 năm [24 tháng], nếu không liên tục thì được cộng dồn [chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương], trừ trường hợp được bổ nhiệm lần đầu.

Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm.

Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định…

Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định.

Viên chức bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của Đảng và của pháp luật.

Quy trình bổ nhiệm viên chức quản lý theo 5 bước

Nghị định 85 đã quy định rõ ràng hơn về trình tự, thủ tục cụ thể quy trình bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý.

Quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ gồm 5 bước; các hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo [lần 1]: trên cơ sở chủ trương bổ nhiệm, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và nguồn nhân sự trong quy hoạch, người đứng đầu chủ trì cùng tập thể lãnh đạo thảo luận, rà soát, thống nhất về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình nhân sự; đồng thời tiến hành rà soát kết quả đánh giá, nhận xét đối với từng nhân sự trong quy hoạch và thông qua danh sách nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để lấy ý kiến giới thiệu ở bước tiếp theo.

Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng: căn cứ vào cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và danh sách nhân sự đã được thông qua ở bước 1, người đứng đầu trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm phù hợp với yêu cầu của đơn vị để hội nghị thảo luận và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo [lần 2]: trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tập thể lãnh đạo tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt: tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt theo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3.

Bước 5: Hội nghị tập thể lãnh đạo [lần 3]: trước khi tiến hành hội nghị, cơ quan, đơn vị có văn bản đề nghị ban thường vụ đảng ủy, chi ủy hoặc đảng ủy, chi bộ [những nơi không có ban thường vụ, chi ủy] đánh giá, nhận xét bằng văn bản về nhân sự; tiến hành xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh [nếu có] đối với nhân sự. Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự.

Chiều ngày [9/09/2009], trường ĐHNL Huế đã tổ chức hội nghị kiểm điểm đánh giá nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2004 -2009, với sự có mặt của các đồng chí trong Đảng ủy, Ban giám hiệu, trưởng phó các đơn vị, các bí thư chi bộ, chủ tịch và phó chủ tịch công đoàn, và bí thư Đoàn TNCSHCM trường.

Tại hội nghị, PGS TS. Trần Văn Minh- Hiệu trưởng- đã đọc bản Báo cáo kiểm điểm, đánh giá nhiệm kỳ 2004-2009. Sau đó, bốn đồng chí trong Ban giám hiệu lần lượt kiểm điểm công tác của từng cá nhân. Trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn, các đại biểu tham dự Hội nghị đã đưa ra những lời nhận xét thiết thực về trách nhiệm trong công tác lãnh đạo của Ban giám hiệu và tinh thần đoàn kết để xây dựng trường ĐHNL Huế trở thành Đại học chuẩn mực về giáo dục trong nước cũng như quốc tế.

Nhiệm kỳ 2004-2009 diễn ra trong bối cảnh khó khăn về nền kinh tế cả nước và đầu tư cho giáo dục gặp nhiều khó khăn. Với truyền thống "Khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ", chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực: Đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, xây dựng cơ sở vật chất và xây dựng đội ngũ giáo viên. Từ 14 ngành đào tạo đại học đã nâng lên 19 ngành và 4 ngành đào tạo cao học nay đã có 8 ngành, đặc biệt có một chương trình liên kết đào tạo cao học với nước ngoài. Số lượng sinh viên đại học tăng từ 800/năm lên đến 1300/năm; Học viên cao học 50 tăng lên 130 hàng năm. Ngoài ra, trường đã có chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Chăn nuôi cho người nước ngoài và hiện tại đã có 2 NCS đang học. Sự ký kết hợp tác với hơn 30 trường và tổ chức quốc tế đã giúp Trường ta có cơ hội đào tạo đội ngũ giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất và hợp tác nghiên cứu. Điểm nổi bật trong công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật là ngày càng nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn và đã được các cơ sở sản xuất ký kết hợp đồng. Lĩnh vực nghiên cứu đơn ngành đang chuyển sang đa ngành và chuyển từ cơ bản sang ứng dụng. Cơ sở vật chất cho nghiên cứu được cải thiện, các trang trại thực hành từng bước được nâng cấp, nhiều giảng đường được xây dựng mới với trang thiêt bị dạy học tốt hơn. Trang thông tin điện tử của Trường đã được xây dựng và được đông đảo cán bộ, giáo viên, sinh viên của trường truy cập. Diễn đàn sinh viên là sân chơi bổ ích và đã được đông đảo sinh viên nhiệt liệt đón nhận. Sự thành công của nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2004-2009 sẽ làm bàn đạp cho Trường ta tiến nhanh và xa hơn nữa trong nhiệm kỳ mới 2010-2015.

Chủ Đề