Bấm sụn tai bao lâu thì lành

Bấm lỗ tai ở những vị trí nào?

Từ trước đến giờ chúng ta thường quen với việc bấm lỗ tai tại vị trí dái tai, là vị trí đơn giản, ít đau và nhanh lành nhất. Tuy nhiên, các bạn trẻ ngày nay lại mang tư duy làm đẹp phóng khoáng hơn hẳn với trào lưu bấm lỗ ở nhiều vị trí khác nhau và số lượng lỗ bấm cũng không dừng lại ở 1 hay 2 mà còn hơn thế. Dưới đây là 13 vị trí bấm lỗ tai phổ biến nhất hiện nay:

Mô phỏng 13 vị trí bấm lỗ tai được ưu chuộng hiện nay.

1, Bấm lỗ đơn - Lobe: Chắc sẽ không cần phải nói quá nhiều về vị trí này nữa đúng không nào. Gần như cô nàng nào cũng có 1 lỗ bấm đơn trên dái tai.

2, Bấm lỗ đúp – Upper Lobe: Bấm 2 lỗ, 1 lỗ tại dái tai như thông thường còn 1 lỗ ngay sát phía trên, gần chạm vào phần sụn. Khi diện khuyên tai sẽ diện 2 loại khác nhau sao cho hài hòa ấn tượng.

3, Bấm lỗ Inner Conch

4, Bấm lỗ Orbital Conch

5, Bấm lỗ Snug: Vị trí này gần như là ở vành tai giữa, sụn khá dày và sẽ mất từ 3 đến 6 tháng để lành.

6, Bấm lỗ Helix: Đây là kiểu bấm lỗ từng làm mưa làm gió những năm cuối của thập niên 90, trở thành một xu hướng cực hot với giới trẻ. Lỗ Helix được bấm ngay mặt ngoài của vành tai trên, tương đối đau và mất từ 3 đến 6 tháng để lành. Đây cũng là vị trí trú ngụ nhiều bụi bẩn vi khuẩn nên cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.

7, Forward Helix

8, Bấm lỗ ngang – Scaffold/Industrial: Đây chắc hẳn là kiểu bấm lỗ tai tạo được hiệu ứng thị giác mạnh nhất, rất dữ dội và cũng rất quyến rũ. Cần bấm cùng lúc hai lỗ tại vành tai trên, sử dụng các mẫu khuyên cá tính có dạng mũi tên vắt ngang qua.

9, Bấm lỗ Rook: Đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật và tay nghề thợ bấm phải dày dạn kinh nghiệm. Bởi quá trình bấm lỗ Rook diễn ra trên hai phần sụn khác nhau, mặt trên và mặt dưới bên trong tai. Về mặt thẩm mỹ thì không có gì phải bàn cãi nữa cả, trông cực kỳ thu hút và cá tính, tuy nhiên nếu có ý định bấm lỗ Rook thì nên chuẩn bị tâm lý trước là nó sẽ rất đau.

10, Bấm lỗ Tragus

11, Bấm lỗ Anti – tragus

12, Bấm lỗ Daith: Lỗ Daith nhìn thôi đã thấy ngầu rồi, nhưng nó lại không dành cho những kẻ nhát gan bởi bấm ở vị trí này khá đau, cần ít nhất là 3 tháng đến 6 tháng mới hoàn toàn lành. Kỹ thuật xỏ lỗ Daith là xuyên qua phần sụn sâu nhất nơi khởi đầu của vành tai.

13, Bấm lỗ đúp ngược – Transverse Lobe: Là cùng lúc bấm 2 lỗ tai ở phần dưới dái tai. Đây là vị trí khá bít, đọng bụi bẩn nên đòi hỏi phải vệ sinh cẩn thận và đúng cách. Vết bấm cần kha khá thời gian để lành.

Một số hình ảnh thực tế của các vị trí bấm lỗ tai.

Tham khảo thêm:

Khoảng bao lâu vết bấm sẽ lành?

Không có câu trả lời chính xác nhất cho tất cả mọi người về thời gian lành của vết bấm. Nó phụ thuộc vào vị trí bấm, độ tuổi, cách thức chăm sóc vệ sinh, độ dày của sụn hay cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, đối với dái tai thời gian trung bình để vết bấm có thể lành từ 6 đến 8 tuần, nhanh nhất trong các vị trí. Các vị trí còn lại, đặc biệt là khi chạm vào sụn thì thời gian trung bình rơi vào 3 đến 9 tháng. Một vết bấm được coi là lành hẳn khi bạn không còn cảm giác đau, không sưng và ửng đỏ, không rỉ nước. Nếu sau những khoảng thời gian này mà vết bấm vẫn chưa lành thì nên chú ý theo dõi đề phòng.

Chăm sóc vết bấm như thế nào?

Bấm lỗ tai là một thủ thuật làm đẹp, có can thiệp đến cấu trúc của các mô sụn nâng đỡ ở tai nên nó cũng cần phải có những phương pháp và nguyên tắc chăm sóc vết bấm như chăm sóc vết thương. Vừa để rút ngắn thời gian lành của vết bấm vừa để tránh các biến chứng không đáng có ảnh hưởng đến cả sức khỏe và nhan sắc.

-         Rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh vết bấm.

-         Vệ sinh vết bấm bằng nước ấm, dung dịch xà phòng tiệt trùng hoặc oxy già. Cũng có thể dùng nước muối pha loãng lau xung quanh vết.

-         Nên dùng bông y tế. Động tác thật nhẹ nhàng cẩn thận.

Cần chú ý những gì khi bấm lỗ tai?

-         Không dùng cồn để vệ sinh vết bấm, dù cồn có chức năng sát khuẩn nhưng nó lại làm khô da nứt nẻ dẫn đến chảy máu.

-         Kiên trì vệ sinh, không bỏ dở giữa chừng, ngay cả khi vết bấm đã lành vẫn nên duy trì thêm một khoảng thời gian ngắn nữa để cơ thể thích ứng tốt hơn.

-         Để lỗ bấm không bị “tịt”, sau khi bấm phải đeo khuyên tai liên tục hoặc một vật tương tự từ 6 – 8 tuần, chất liệu không rỉ. Mỗi ngày thực hiện xoay khuyên nhẹ nhàng từ 1 – 2 lần, không quá nhiều và quá mạnh.

-         Bạn nữ hạn chế để tóc chạm vào vết bấm, nên che chắn vết bấm khỏi bụi bẩn hoặc các tác động trực tiếp từ bên ngoài.

-         Lựa chọn cơ sở có uy tín để thực hiện.

-         Nếu gặp biến chứng bất thường không tự ý xử lý mà nên đến gặp bác sỹ hoặc quay lại cơ sở đã làm để xin tư vấn và hướng giải quyết.

Bấm lỗ tai có nguy hiểm không?

Các biến chứng sau khi bấm lỗ tai thực tế đã từng xảy ra, nhưng để khẳng định bấm lỗ tai có nguy hiểm hay không thì chưa chắc. Bởi như đã nói ở trên, nó phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí, độ tuổi, cách thức chăm sóc cũng như là cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì vị trí dái tai luôn an toàn hơn các vị trí liên quan đến sụn. Đơn giản vì thời gian lành vết bấm ở dái tai càng nhanh thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng ít.

Vùng dái tai và cận kề nó được coi là vùng an toàn nhất để bấm lỗ tai.

Mong rằng bài viết trên đây của Eropi sẽ giúp các bạn nằm lòng bí quyết để bấm lỗ tai vừa an toàn vừa sang chảnh.

Mua thiết bị khách sạn truy cập ngay website Poliva.vn. Muốn tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh thì sử dụng ngay phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Abitstore.

Bấm lỗ tai là một trào lưu làm đẹp khá phổ biến ở phái nữ. Các loại khuyên tai là một món trang sức thời trang hấp dẫn giúp tôn lên sự dịu dàng, quý phái, thanh lịch hay quyến rũ của người phụ nữ. Nhưng bấm lỗ tai có đau không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra trước khi muốn xỏ khuyên. 

Hôm nay xedaptapelip.com sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật thông tin về việc bấm lỗ tai, giúp bạn có thể can đảm và mức độ quyết tâm hơn là sợ hãi mà không biết bất cứ điều gì trước khi đi xỏ khuyên.

1. Việc bấm lỗ tai có đau không?

Bấm lỗ tai bị đau là một điều tất yếu sẽ xảy ra nhưng tùy thuộc vào từng cơ địa, từng vùng, vị trí xỏ lỗ tai mà mức độ đau sẽ thay đổi nhiều hay ít. Bấm khuyên ở dái tai bạn sẽ không thấy đau nhiều [ thậm chí có người còn không cảm thấy đau], nhanh lành hơn so với bấm ở những vị trí có sụn tai. Bấm lỗ tai ở sụn thường rất đau và mức độ đau cũng tùy thuộc vào vị trí khác nhau. Khi bấm lỗ tai ở sụn cần chuẩn bị tâm lý trước để không bị tình trạng khóc hết nước mắt vì quá đau, đau nhiều đau ít còn phụ thuộc vào vị trí bấm

Bấm lỗ tai có đau không tùy vào vị trí bấm

2. Các vị trí bấm lỗ tai

2.1. Vị trí bấm lỗ tai không đau, ít đau – Dái tai

Vị trí lỗ bấm dái tai

Bấm lỗ tai có đau không? Dái tai là phần thịt không xương, không sụn, dày nên ít đau. Đây là vị trí cơ bản, thường là vị trí xỏ khuyên được chọn lựa nhiều nhất. 

2.3. Bấm lỗ tai có đau ở vị trí Rook

Bấm lỗ tai có đau không ở vị trí rook

Tư thế này là xỏ lỗ tai vào đầu sụn trong. Bấm lỗ tai có đau không ở vị trí này? Nó không đau nhiều, nhưng việc làm sạch và bảo vệ vết thương hơi khó khăn vì nó có diện tích nhỏ, thời gian phục hồi cũng tương đối lâu. Hầu hết họ thích đeo hoa tai dạng vòng hoặc những món đồ trang sức nhỏ.

2.2. Bấm lỗ tai ở sụn có đau không? – Vành tai

Vị trí này là xung quanh rìa tai nên việc cảm nhận đau là điều tất nhiên. Tuy nhiên, con đau sẽ qua đi nhanh vì tốc độ bắn nhanh. Nhưng nó dễ dàng để làm sạch và bảo trì vì nó ở bên ngoài. Bắn ở vành tai ít đau hơn nhiều vị trí khác. Phần này có ít sụn nên ít đau hơn nhưng thời gian phục hồi lâu, dễ lên mủ nếu không được chăm sóc tốt. Bắn lỗ ở vành tai đang dần trở nên phổ biến ở cả nam và nữ. 

2.3. Tragus [ Xỏ vành tai con]

Bấm lỗ tai con có đau không

Vị trí này là một phần nhô ra nhỏ, bấm lỗ tai có đau không nếu xỏ lỗ vành tai con?  Mặt trước của tai khi xỏ lỗ sẽ tăng độ đau lên rất nhiều. Vị trí này thường dính phần chân tóc nhiều nên phải rất cẩn thận để không chạm phải khi vừa xỏ. Hơn nữa vị trí này dễ dính mồ hôi khiến vết thương bị khô hoặc nhiễm trùng. 

2.4. Xỏ khuyên vành tai trong

Bấm lỗ vành tai trong

Bấm lỗ tai có đau không tại phần vành tai trong? Phần có khá nhiều sụn do đó, nó sẽ bị rất đau khi xỏ. Nhưng không khó chăm sóc lắm vì nó là rìa ngoài của tai. Cần cận thận để tránh tóc bết dính vào vết thương gây mưng mủ lâu lành.

2.5. Phần sụn tai trong

Bấm lỗ tai phần sụn trong có đau không

Vị trí sụn tai trong. Làm sạch và chăm sóc hơi khó một chút và đặc biệt rất là đau. Nhưng Phần này rất gần với lỗ tai nhất nên nếu đóng mủ sẽ gây ảnh hưởng. Cần vệ sinh thường xuyên. Đây là vị trí khá đẹp với những chiếc khuyên nhỏ dễ gây chú ý và rất xinh cho bạn gái.

2.6. Xỏ lỗ vành tai giữa

Bấm lỗ tai có đau không ở vành giữa

Đây là nơi có lớp sụn dày nhất. Do đó nó đau nhất ở tất cả các vị trí cộng với việc làm sạch sẽ khá phức tạp. vệ sinh không kỹ sẽ dẫn đến bị viêm. Nhưng đổi lại cái đau đó chính là vị trí đeo hoa tai chắc chắn nổi bật hơn hẳn.

3. Những điều cần lưu ý khi xỏ – Bấm lỗ tai có đau không

3.1. Những người không nên xỏ

Mặc dù xỏ lỗ tai rất đẹp, có thể giúp mang các loại bông tai khác nhai nhưng đối với một số người tình trạng cơ địa sức khỏe sẽ không phù hợp với việc bấm khuyên tai:

+ Người có cơ chế sẹo lồi

+ Người mắc bệnh máu không đông, hay khó cầm máu.

+ Người mắc các bệnh dị ứng kim loại nghiêm trọng [việc xỏ lỗ có thể làm cho các triệu chứng phát bệnh tồi tệ, lở loét vùng tai]

+ Trẻ vị thành niên và chưa được sự đồng ý của gia đình

3.2. Những người nên cẩn thận khi bấm lỗ và chọn khuyên

+ Người bị dị ứng với một số loại kim loại: Họ chỉ dị ứng với một số kim loại nhất định nên vì thế, sau khi lỗ tai đã hoàn thành chỉ cần tránh chọn loại bông tai có thành phần kim loại đó

+ Một số người bị dị ứng với chất khử trùng: nếu bạn có dị ứng với loại khử trùng nào hãy nói trước với người bấm lỗ để chọn loại thuốc phù hợp với bạn. 

+ Những người thường xuyên làm việc, tiếp xúc ở nhiệt độ cao: cẩn thận không tiếp xúc với nhiệt độ cao khi đeo bông tai kim loại.

3.3. Những lưu ý sau khi vừa xỏ lỗ tai

Để tránh bấm lỗ tai có đau không thì việc bảo dưỡng đôi tai sau khi bấm rất quan trọng:

+ Không tháo khuyên đinh tán [khuyên có phần mũi nhọn để dễ đâm xuyên phần thịt hay sụn ở tai] cho đến khi vết thương do bấm lỗ tai hoàn thiện. Nếu bạn khuyên ra trước khi hoàn thành lỗ xỏ, phần bên trong sẽ bị tác động, dễ gây mủ gây khó lành vết thương và thời gian lành sẽ lâu hơn. Hãy mang khuyên này trong khoảng một tháng [4-6 tuần].

+ Luôn rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng: Tay chúng ta hoạt động hằng ngày nên có tấy nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng vết thương vì vậy hãy làm sạch tay trước khi chúng ta làm sạch vị trí vết thương và bông tai. Làm sạch tay sẽ giúp chúng ta loại bỏ bớt các vi khuẩn.

+ Làm sạch lỗ xỏ khuyên mỗi ngày một lần bằng chất khử trùng đặc biệt: Dầu mù u, nước muối là những sản phẩm được khuyên dùng để vệ sinh vết thương do bấm lỗ tai, giúp tai lành nhanh. Phần lỗ cần phải được giữ sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn.

+ Không sử dụng chất khử trùng có tính sát khuẩn cao gây đau đớn như oxi già, cồn, muối để rửa vết thương vì vùng da ở tai mỏng dễ gây tổn thương 

+ Cẩn thận không để các sản phẩm chăm sóc tóc, hay tóc vướng đến vết thương. Nếu các thành phần thuốc dưỡng tóc dính khu vực xung quanh lỗ xỏ khuyên, nó sẽ trở thành một nơi tốt cho vi khuẩn vi khuẩn phát triển.

+ Hãy cẩn thận để không bị vướng khi mặc và cởi quần áo: Nếu bạn móc đinh tán, lỗ xỏ sẽ bị giãn và rách gây đau đớn

+ Không vào phòng tắm hơi: Các định kim loại hấp thụ nhiệt và gây bỏng.

+ Nếu bạn gặp bất kỳ các biến chứng nguy hiểm nào nào, hãy đến cơ sở y tế. Nếu bạn thấy đau, ngứa, giật, nổi cục hoặc các vấn đề khác, hay đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay

3.4. Kiêng ăn gì sau khi bấm lỗ tai

Nên kiêng ăn gì sau khi bấm lỗ tai

Thông thường vết bấm ở tai sẽ mất từ 6 đến 8 tuần để lành, còn ở các vị trí khác phải mất từ 3 đến 6 tháng. Việc ăn uống cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến quá trình hồi phục và thẩm mỹ và quyết định bấm lỗ tai có đau không. Một số loại thực phẩm cần phải kiêng dùng sau khi bấm lỗ tai như:

+ Hải sản: các loại như tôm, mực, cua, ốc… có chứa nhiều đạm và các chất dinh dưỡng tốt nhưng lại là loại thực phẩm dễ gây bệnh dị ứng. Nếu phát dị ứng trong thời gian này có thể sẽ gây ngứa đến lỗ tai, khiến chúng ta dễ chạm vào vết thương gây nhiễm trùng hoặc gây khó lành.

+ Rau muống: Đây là thực phẩm được khuyên không nên sử dụng khi bị bất kì vết thương nào mà rất nhiều người truyền tai nhau. Điều này là hoàn toàn đúng, mặc dù rau muống là thực phẩm rất có nhiều chất tốt có lợi nhưng vì đặc tính giúp làm nhanh, làm dày phần thịt vết thương nên hay dẫn đến sẹo lồi. Chính vì vậy việc ăn rau muống trong quá trình chờ lành vết thương xỏ khuyên có thể gây sẹo lồi, mất thẩm mỹ.

+ Các loại trứng: Các chất có trong lòng đỏ trứng gà có thể khiến phần sắc tố da của vết thương thay đổi, dễ bị loang lỗ và cũng dễ dẫn đến lồi sẹo. Nên chính vì thế trứng cũng là một loại thực phẩm cần kiêng kị trong quá trình chờ vết thương lành để có một lỗ xỏ khuyên tai hoàn hảo

+ Thịt bò, thịt trâu, thịt chó: Đây là những loại thịt vô cùng giàu đạm và giàu chất dinh dưỡng giúp vết thương nhanh lành nhưng lại khiến cho phần thịt ở vết thương dày, lồi, thâm, mất thẩm mỹ. Nếu sử dụng sẽ gây sẹo lồi, vùng lỗ bấm khuyên sẽ sung thâm xấu xí.

+ Nếp các loại: Các thực phẩm nấu từ nếp như cháo gạo nếp, xôi, chè nếp, bánh chưng, bánh dày… cũng chính là những thực phẩm cần kiêng sau khi xỏ khuyên. Nếp có hàn tính cao có thể gây sưng, và có nguy cơ nhiễm trùng ở vết thương dẫn đến lâu lành và ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này của lỗ tai. Vị trí bị xỏ khuyên cũng vì vậy mà lâu lành, hình thành sẹo gây mất thẩm mỹ.

+Thịt gà: Bạn nghĩ thịt gà là loại thịt lành tính dễ ăn, nhưng đối với những vết thương thì thịt gà cũng cần phải kiêng để vết thương không bị ảnh hưởng. Thịt gà cũng là loại thực phẩm có hàn tính cao nên dễ gây sưng viêm và tạo mủ tại nơi được xỏ khuyên.

+ Các chất kích thích [rượu, bia, thuốc lá,…]: Không chỉ thực phẩm, sau khi xỏ khuyên bạn cũng nên tránh rượu bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác. Nó không chỉ làm cho vị trí xỏ khuyên lâu lành mà còn gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể. Vì thế, nếu không xỏ khuyên thì bạn cũng không nên sử dụng các chất này.

Để việc bấm lỗ tai có đau không tùy thuộc vào ăn gì. Hãy cố gắng kiêng cử trong thời gian này để tránh đóng mủ gây sưng nhứt và đau hơn cả lúc đang bấm lỗ. Ăn thật nhiều trái cây sẽ giúp lỗ bấm được mau lành

4. Nguy hiểm tiềm tàng từ xỏ lỗ tai – Bấm lỗ tai có đau không

Bấm lỗ tai có đau không

Tìm hiểu:

4.1. Tự ý bấm lỗ tai tại nhà

Có nhiều mối nguy hiểm khác nhau liên quan đến việc tự xỏ lỗ, không giống như xỏ lỗ trong bệnh viện hay tại nhiều cơ sở khác. Nếu việc khử trùng dụng cụ bị bỏ qua trong quá trình làm tại nhà có thể gây viêm, nhiễm trùng. Cần vệ sinh tay và dụng cụ kĩ càng, người ta thường quên bước rửa sạch tay để loại bỏ vi khuẩn. 

Một số trường hợp khác khi xỏ khuyên tại nhà đó là sử dụng dầu gió để sát khuẩn kim xỏ khuyên. Trong dầu gió có chứa methyl salicylate [ thành phần giúp giảm đau, kháng viêm]. Nhưng trong dầu gió còn có các loại tinh dầu giúp vùng da được xoa dầu nóng lên nhanh, làm giãn nở các mạch máu, thẩm thấu vào mô nhanh. Tuy nhiên, dầu gió được các nhà sản xuất chỉ định chỉ được dùng ngoài da, không được uống và bôi lên vết thương hở. Methyl salicylat có tác dụng phụ là gây xung huyết da. Nếu bôi trực tiếp có thể gây bỏng rát phần vết thương dẫn đến sưng tấy, khó chịu, thậm chí dễ gây mủ.

4.2. Bấm lỗ tai ở những địa chỉ không uy tín

Bấm lỗ tai có đau không ở những địa điểm không uy tín. Các địa điểm này thường dùng loại súng bấm lỗ tai nên sẽ gay ra một lực mạnh, tuy nhiên cảm giác đau sẽ vụt qua rất nhanh. Các địa điểm xỏ lỗ tai thường lười vệ sinh dụng cụ nhưng đây chính là mối nguy hiểm tiềm tàng. Nếu dụng cụ xỏ lỗ tai không sạch sẽ hoặc bị nhiễm bẩn những người xỏ lỗ tai trước có thể có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, bao gồm:

  • Bệnh viêm gan B
  • Viêm gan C
  • Uốn ván
  • Nhiễm HIV [HIV]

Nếu được hãy đến Chỉ chọn bấm ở địa điểm có giấy phép, uy tín. Hoặc hãy yêu cầu nơi xỏ khuyên vệ sinh dụng cụ để đảm bảo an toàn.Tốt nhất hãy đến bệnh viện, nơi đây có quy trình, kỹ thuật sát khuẩn rõ ràng trước và sau khi xỏ lỗ giúp bạn an tâm hơn. 

Qua bài viết trên có lẽ đã giúp bạn trả lời được câu hỏi bấm lỗ tai có đau không. Trước khi quyết định bấm lỗ tai, có rất nhiều vấn đề cần tìm hiểu xung quanh. Một điều quan trọng nữa là bạn nên tập thể dục thường xuyên để có một sức đề kháng tốt, có thể sẽ giúp ích bạn trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng khi bấm lỗ tai đấy. Tham khảo sản phẩm tập luyện thể thao tại nhà như xe đạp tập thể thao tại Elipsport.vn

Mayerry

Video liên quan

Chủ Đề