Bài tập xác định tư cách to tụng

4.5 / 5 [ 59 bình chọn ]

Tình huống 1: Tháng 10/2012, anh A cho anh B vay 200 triệu đồng, thời hạn trả nợ là tháng 12/2012, việc vay tiền có lập thành văn bản. Tháng 11.2012, anh A cho anh B thuê một xe bốn chỗ để đi lại và thời hạn trả xe vào tháng 02/2013 Tuyển tập 12 bài tập tình huống luật tố tụng dân sự có đáp án tham khảo.

Tuyển tập 12 bài tập tình huống luật tố tụng dân sự có đáp án tham khảo

Mục Lục:

  • Tuyển tập 12 bài tập tình huống luật tố tụng dân sự có đáp án tham khảo
  • Bài tập 1 tình huống luật tố tụng dân sự có đáp án tham khảo
  • Đáp án
  • Bài tập 2
  • 1 A có quyền khởi kiện B đòi nợ trong trường hợp này hay không?.
  • 2 Xác định Quan hệ pháp luật tranh chấp và tư cách đương sự?
  • Xác định Quan hệ pháp luật tranh chấp
  • Xác định tư cách của đương sự
  • 3 Giả sử Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý và phát hiện đã hết thời hiệu thời kiện thì Tòa án phải xử lý như thế nào?
  • 4 Nếu Tòa án đã thụ lý vụ án nhưng sau đó các bên lại thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết số tiền nợ thì Tòa án phải xử lý như thế nào?
  • 5 Nếu trong quá trình Tòa án giải quyết mà A chết thì Tòa án phải xử lý tình huống này như thế nào?./.
  • Bài tập 3
  • 1 Khi nhận được thông báo của Tòa án, ông C cho rằng vợ A và B đã vay của ông 100 triệu chứ không phải là 50 triệu.
  • 2 Trong quá trình Tòa án giải quyết, A và B phát sinh tranh chấp về việc cấp dưỡng cho con, C không phản đối với sự thỏa thuận của A và B về cách chi trả khoản vay trên.
  • Bài tập 4
  • 1 Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên? Căn cứ pháp lý?.
  • Câu hỏi 2
  • Bài tập 5
  • 1 Tòa án có chấp nhận đơn yêu cầu của anh B và chị C để xét xử chung trong vụ án do anh A khởi kiện không? Tại sao?
  • 2 Xác định những tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết đơn khởi kiện của anh A?
  • 3 Tại phiên tòa sơ thẩm, Anh A rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nên Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Quyết định này đúng pháp luật không? Tại sao?./.
  • Bài tập 6:
  • Bài tập 7:
  • 1 Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên không? Căn cứ pháp lý?.
  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên hay không?
  • Mở rộng: Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?
  • 2 Xác định tư cách tham gia tố tụng của các chủ thể? Căn cứ pháp lý?./.
  • Xem thêm:

ĐỀ BÀI:

Bài tập 1 tình huống luật tố tụng dân sự có đáp án tham khảo

Tháng 10/2012, anh A cho anh B vay 200 triệu đồng, thời hạn trả nợ là tháng 12/2012, việc vay tiền có lập thành văn bản. Tháng 11.2012, anh A cho anh B thuê một xe bốn chỗ để đi lại và thời hạn trả xe vào tháng 02/2013.

Dù đã hết hạn trả nợ và trả xe đã lâu nhưng anh B vẫn không thực hiện nghĩa vụ nên anh A đã khởi kiện anh B ra Tòa án với hai yêu cầu: Anh B phải trả nợ gốc, tiền lãi theo hợp đồng vay tiền và trả lại xe cho anh A.

Tòa án Quận X, thành phố H đã thụ lý và giải quyết cả hai yêu cầu của anh A trong cùng một vụ án.

Theo anh, chị, Tòa án quận X thành phố H giải quyết cả hai yêu cầu của anh A trong cùng một vụ án như vậy là đúng hay sai? Tại sao?./.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:

Tuyển tập Đề thi môn Luật Tố tụng dân sự Có đáp án

Tuyển tập Bài tập môn Luật Tố tụng dân sự Có đáp án

Tuyển tập Nhận định môn Luật Tố tụng dân sự Có đáp án

Đáp án

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về Phạm vi khởi kiện thì do quan hệ dân sự vay tiền giữa anh A và anh B và quan hệ dân sự cho thuê xe giữa anh A và anh B có liên quan với nhau nên việc Tòa án Quận X, thành phố H đã thụ lý và giải quyết cả hai yêu cầu của anh A trong cùng một vụ án phù hợp với quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Bài tập 2

A khởi kiện B yêu cầu Tòa án buộc B trả cho A số tiền 1 tỷ 200 triệu mà A đã cho B vay trong thời hạn 8 tháng kể từ ngày 01/02/2010, nếu hết thời hạn đó B không trả nợ thì A sẽ chuyển thành nợ dài hạn và tính lãi suất tăng 100%. Đến thời hạn trả nợ , B không trả nợ cho A như đã thỏa thuận. Sau nhiều lần tiến hành đòi nợ. A đã thỏa thuận được với B bằng văn bản: Cho phép B gia hạn thời hạn trả nợ đến ngày 01/3/2011. Tuy nhiên, đến thời hạn 01/3/2011, B cũng không chịu trả nợ cho A. Chính vì vậy, ngày 15/3/2011, A đã khởi kiện tại Tòa án yêu cầu B trả nợ cho A. Bạn hãy trả lời và nêu cơ sở pháp lý cùng với sự giải thích các câu hỏi sau:

1 A có quyền khởi kiện B đòi nợ trong trường hợp này hay không?.

Đáp án

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 4 và Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì A có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 4 và Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

2 Xác định Quan hệ pháp luật tranh chấp và tư cách đương sự?

Đáp án

Xác định Quan hệ pháp luật tranh chấp

Tranh chấp trên là tranh chấp về hợp đồng giữa A và B nên đây là quan hệ pháp luật dân sự.

Xác định tư cách của đương sự

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong đó:

Nguyên đơn là A, do A là người khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự.

Bị đơn là B, do B là người bị nguyên đơn [A] khởi kiện.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Không.

Căn cứ pháp lý: khoản 1, 2, 3 và 4, Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

3 Giả sử Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý và phát hiện đã hết thời hiệu thời kiện thì Tòa án phải xử lý như thế nào?

Đáp án

Căn cứ theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì Trường hợp Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý và phát hiện đã hết thời hiệu thời kiện thì Tòa án [Lúc này ra bản án, quyết định giải quyết vụ án] mà đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu thì Tòa án [Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án] ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Nếu đương sự không có yêu cầu áp dụng thời hiệu thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý: điểm e, khoản 1, Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

4 Nếu Tòa án đã thụ lý vụ án nhưng sau đó các bên lại thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết số tiền nợ thì Tòa án phải xử lý như thế nào?

5 Nếu trong quá trình Tòa án giải quyết mà A chết thì Tòa án phải xử lý tình huống này như thế nào?./.

Đáp án

Có 02 trường hợp:

Trường hợp A chết mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của A thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Trường hợp A chết mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của A thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 1, Điều 214 và điểm a, khoản 1, Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Tuyển tập 12 bài tập tình huống luật tố tụng dân sự có đáp án tham khảo

Bài tập 3

Năm 2010, A và B kết hôn. Năm 2012, A và B thỏa thuận thuận tình ly hôn và mỗi người sẽ trả một nửa số tiền đã vay của ông C là 50 triệu đồng. Nêu cách giải quyết của Tòa án trong các trường hợp sau:

1 Khi nhận được thông báo của Tòa án, ông C cho rằng vợ A và B đã vay của ông 100 triệu chứ không phải là 50 triệu.

Đáp án

Căn cứ quy định tại Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Nghĩa vụ chứng minh thì Đương sự có yêu cầu phải tự chứng minh Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.

Do đó, ông C cho rằng vợ A và B đã vay của ông 100 triệu chứ không phải là 50 triệu thì ông C có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ chứng minh việc vợ A và B đã vay của ông 100 triệu đồng.

Trường hợp ông C không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ chứng minh việc vợ A và B đã vay của ông 100 triệu đồng thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.

Căn cứ pháp lý: Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

2 Trong quá trình Tòa án giải quyết, A và B phát sinh tranh chấp về việc cấp dưỡng cho con, C không phản đối với sự thỏa thuận của A và B về cách chi trả khoản vay trên.

Đáp án

Căn cứ quy định tại khoản 5, Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì trường hợp A và B hòa giải đoàn tụ không thành mà A và B phát sinh tranh chấp về việc cấp dưỡng cho con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết.

Căn cứ pháp lý: khoản 5, Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Bài tập 4

A [30 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại Quận 1, TPHCM] cho B [35 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại Quận 3, TPHCM] vay 500 triệu trong thời hạn là 6 tháng tính từ ngày 01/01/2009. B thế chấp cho A căn nhà tại Quận 12 TPHCM thuộc sở hữu của A. Hợp đồng vay tiền và thế chấp giữa A và B có công chứng hợp pháp. Tuy nhiên, đến tháng 08/2009 B vẫn không trả khoản tiền nêu trên A đã khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc B trả khoản tiền đã vay.

Với nội dung như trên, Anh chị hãy xác định:

1 Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên? Căn cứ pháp lý?.

Đáp án

Nếu trong hợp đồng vay của A và B thỏa thuận Tòa án nhân dân Quận 1 nơi nguyên đơn là A cư trú có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân Quận 1 [Tòa án các bên đã thỏa thuận]. Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 35 và quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Nếu trong hợp đồng vay của A và B không thỏa thuận Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hoặc giữa A và B có văn bản thỏa thuận Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì: Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền theo lãnh thổ và quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân Quận 3 Tòa án nơi bị đơn cư trú.

Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 1, Điều 35 và điểm a, b khoản 1, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Câu hỏi 2

2 Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm. A, B đã thỏa thuận được với nhau là B sẽ trả cho A khoản tiền 500 triệu đồng trong thời gian là 1 tháng, B chịu toàn bộ án phí sơ thẩm và A, B không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án nữa nên Hội đồng xét xử đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Hội đồng xét xử ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như trên là đúng hay sai? Tại sao?./.

Đáp án

Hội đồng xét xử ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như trên là đúng.

Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 246 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì: Tại phiên tòa sơ thẩm, trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không, nếu A, B đã thỏa thuận được với nhau là B sẽ trả cho A khoản tiền 500 triệu đồng trong thời gian là 1 tháng, B chịu toàn bộ án phí sơ thẩm và A, B không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án nữa và xét thấy sự thỏa thuận này là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án.

Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 246 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Bài tập 5

Ngày 01/01/2013, Anh A [Cư trú tại quận 1] khởi kiện anh B [Cư trú tại Quận 2] và chị C [Cư trú tại quận 3], với yêu cầu: anh B và chị C phải trả lại anh A căn nhà thuê tại Quận 4 [do anh A là chủ sở hữu] đã hết hạn thuê từ ngày 01/10/2012 và tiền thuê nhà hàng tháng 11 và tháng 12 năm 2012 là 20 triệu đồng. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, anh B và chị C nộp đơn đến Tòa án với yêu cầu: anh A phải trả lại cho anh B và chị C số tiền vay là 30 triệu đồng, mà anh A đã vay của anh B và chị C đã hết hạn trả từ ngày 01/11/2012 mà chưa trả. Hỏi:

1 Tòa án có chấp nhận đơn yêu cầu của anh B và chị C để xét xử chung trong vụ án do anh A khởi kiện không? Tại sao?

Đáp án

Tòa án có thể chấp nhận đơn yêu cầu phản tố này của anh B và chị C để xét xử chung trong vụ án do anh A khởi kiện. Do căn cứ theo quy định tại khoản 4, Điều 72 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Yêu cầu phản tố và điểm b, khoản 2, Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thì yêu cầu của anh B và chị C được Tòa án chấp nhận do yêu cầu của anh B và chị C nếu được chấp nhận sẽ dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.

Căn cứ pháp lý: khoản 4, Điều 72 và điểm b, khoản 2, Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

2 Xác định những tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết đơn khởi kiện của anh A?

Đáp án

Đối với yêu cầu khởi kiện đòi đòi trả lại căn nhà tại Quận 4 thì Tòa án nhân dân Quận 4 có thẩm quyền giải quyết.

Do căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và điểm c, khoản 1, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì chỉ có Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết mà bất động sản đang nằm ở Quận 4 nên Tòa án nhân dân Quận 4 có thẩm quyền giải quyết.

Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 1, Điều 35 và điểm c, khoản 1, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với yêu cầu đòi tiền thuê nhà hàng tháng 11 và tháng 12 năm 2016 là 20 triệu đồng.

Căn cứ theo quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn thì A có quyền chọn Tòa án nhân dân Quận 2 hoặc Tòa án nhân dân Quận 3 để khởi kiện do nơi cư trú của các bị đơn là khác nhau. Căn cứ theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì do việc đòi tiền thuê nhà phát sinh từ hợp đồng thuê nhà tại Quận 4 nên hợp đồng được thực hiện ở Quận 4 do đó Tòa án nhân dân Quận 4 cũng có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 1, Điều 35 và điểm h, g, khoản 1, Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Kết luận: A có thể khởi kiện vụ việc ra Tòa án nhân dân Quận 4 để Tòa án nhân dân Quận 4 thụ lý và giải quyết 02 yêu cầu trên.

3 Tại phiên tòa sơ thẩm, Anh A rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nên Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Quyết định này đúng pháp luật không? Tại sao?./.

Đáp án

Có 02 trường hợp xảy ra:

Nếu anh A rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện và anh B và chị C cũng rút toàn bộ yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là đúng pháp luật. [Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015].

Nếu anh A rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện và anh B và chị C không rút yêu cầu phản tố thì lúc này anh B và chị C trở thành nguyên đơn và anh A trở thành bị đơn dân sự [căn cứ Điều 245, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thay đổi địa vị tố tụng], Tòa án sẽ đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu anh A đã rút [căn cứ khoản 2, Điều 244, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015]. Vụ án sẽ được tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật. Nếu Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là trái quy định pháp luật.

Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 2, Điều 217; Điều 245 và khoản 2, Điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Bài tập 6:

Doanh nghiệp tư nhân A [do ông K là chủ doanh nghiệp] vay của ngân hàng B số tiền là 5 tỷ đồng. Việc vay vốn này là để phục vụ hoạt động kinh doanh. Khị vay vốn, doanh nghiệp A thế chấp căn nhà số 01 đường Y quận X thành phố H do ông C là chủ sở hữu, bảo lãnh. Theo hợp đồng, nếu doanh nghiệp A không trả được nợ thì ông C sẽ trả thay. Đến hạn trả nợ, do doanh nghiệp A không trả nên ngân hàng B đã khởi kiện vụ án và đã được Tòa án thụ lý. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án thì ông K chết và doanh nghiệp A không còn tài sản.

Do ông K chết nên ngân hàng B đã khởi kiện ông C ra Tòa án. Tòa án đã thụ lý vụ án và xác định đây là tranh chấp kinh doanh, thương mại.

Theo anh chị, Tòa án xác định loại tranh chấp như vậy là đúng hay sai? Tại sao?./.

Đáp án

Tòa án xác định loại tranh chấp như vậy là Sai.

Quan hệ giữa ông C và Ngân hàng B là quan hệ hợp đồng bảo lãnh, ông C bảo lãnh cho việc thực hiện hợp đồng dân sự vay tiền của Doanh nghiệp tư nhân A với Ngân hàng B nên đây là quan hệ dân sự [Tranh chấp trên là về hợp đồng dân sự theo quy định tại khoản 3, Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án]. Mặt khác, căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận mà ông C và Ngân hàng B trong trường hợp trên không có kinh doanh với nhau và ông C không vì mục đích lợi nhuận.

Căn cứ pháp lý: khoản 3, Điều 26 và khoản 1, Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Bài tập 7:

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam ở quận Phú Nhuận TPHCM ký hợp đồng cho doanh nghiệp tư nhân Minh Như [chủ doanh nghiệp là ông Minh] có trụ sở tại Quận 3 TPHCM vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh. Để đảm bảo cho khoản vốn vay, vợ chồng ông Minh và bà Như [cư trú tại quận Bình Thạnh, TPHCM] thế chấp căn nhà thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của họ ở Quận 7, TPHCM cho ngân hàng. Do đến hạn nhưng bên vay không trả khoản tiền vay nêu trên nên bên cho vay khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết.

1 Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên không? Căn cứ pháp lý?.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên hay không?

Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên bởi vì tranh chấp trên là tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ông Minh và Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam ở quận Phú Nhuận. Quan hệ giữa ông Minh và bà Như [cư trú tại quận Bình Thạnh, TPHCM] thế chấp căn nhà thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của họ ở Quận 7 cho Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam ở quận Phú Nhuận để đảm bảo khoản vay của ông Minh và Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam ở quận Phú Nhuận là hợp đồng bảo lãnh.

Do đó, đây là tranh chấp dân sự nên Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này của các bên đương sự.

Căn cứ pháp lý: khoản 3, Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Mở rộng: Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?

Do Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam ở quận Phú Nhuận khởi kiện doanh nghiệp tư nhân Minh Như có trụ sở ở Quận 3 mà doanh nghiệp tư nhân không phải là pháp nhân nên thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án xác định theo nơi cư trú của bị đơn là ông Minh đại diện của doanh nghiệp tư nhân Minh Như. Do đó, Tòa án nhân dân Quận Bình Thạnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên.

Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 1, Điều 35 và điểm a, khoản 1, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Nếu trong thời gian tòa án thụ lý giải quyết vụ án, bà Như đang đi du lịch ở Singapore thì thẩm quyền giải quyết của tòa án có thay đổi không? Vì sao?

Đáp án

Căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì: Trường hợp vụ án dân sự đã được Tòa án thụ lý và đang giải quyết theo đúng quy định của Bộ luật này về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án có sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoặc địa chỉ giao dịch của đương sự. Do đó, trong thời gian tòa án thụ lý giải quyết vụ án, bà Như đang đi du lịch ở Singapore thì thẩm quyền giải quyết của tòa án không thay đổi.

Căn cứ pháp lý: khoản 3, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

2 Xác định tư cách tham gia tố tụng của các chủ thể? Căn cứ pháp lý?./.

Đáp án

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong đó:

Nguyên đơn: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam ở quận Phú Nhuận, do Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam ở quận Phú Nhuận là người khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự.

Bị đơn: ông Minh, do ông Minh là người bị nguyên đơn [Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam ở quận Phú Nhuận] khởi kiện.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: bà Như là người có quyền, lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án vì là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của bà.

Căn cứ pháp lý: khoản 1, 2, 3 và 4, Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Tham khảo thêm:

Xem thêm:

Tuyển tập 6 bài tập tố tụng dân sự mà bạn không nên bỏ qua.
100 câu nhận định môn luật tố tụng dân sự có đáp án tham khảo phần 1

Nguồn: Thảo Nguyên sent to dethiluat.com

Hãy để lại bình luận hỏi đáp, tương tác với mình nhé! Mình là Thảo Nguyên K42 Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Rất vui được thảo luận cùng các bạn!

Và đừng quên đánh giá bài viết 5 sao nữa nha!

Video liên quan

Chủ Đề