Bài tập về phản ứng cộng dung dịch brom năm 2024

Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Mac-côp-nhi-côp sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?

  • A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br.
  • B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br.
  • C. CH3-CH2-CHBr-CH3.
  • D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.

Câu 3 :

Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 4

Câu 4 :

Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 [dư, xúc tác Ni, to], cho cùng một sản phẩm là:

  • A. xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en
  • B. but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en.
  • C. xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en.
  • D. 2-metylpropen, cis -but-2-en và xiclobutan.

Câu 5 :

Cho hỗn hợp tất cả các đồng phân mạch hở của C4H8 tác dụng với H2O [H+, to] thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng ?

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 6
  • D. 5

Câu 6 :

Anken thích hợp để điều chế ancol [CH3CH2]3C-OH là

  • A. 3-etylpent-2-en.
  • B. 3-etylpent-3-en.
  • C. 3-etylpent-1-en.
  • D. 3,3- đimetylpent-1-en.

Câu 7 :

Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 ml dung dịch brom trong nước có màu vàng nhạt. Thêm vào ống thứ nhất 1 ml hexan và ống thứ hai 1 ml hex-1-en. Lắc đều cả hai ống nghiệm, sau đó để yên hai ống nghiệm trong vài phút. Hiện tượng quan sát được là:

  • A. Có sự tách lớp các chất lỏng ở cả hai ống nghiệm.
  • B. Màu vàng nhạt vẫn không đổi ở ống nghiệm thứ nhất
  • C. Ở ống nghiệm thứ hai cả hai lớp chất lỏng đều không màu.
  • D. A, B, C đều đúng.

Câu 8 :

Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen [đktc] đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là:

  • A. 0,05 và 0,1.
  • B. 0,12 và 0,03.
  • C. 0,1 và 0,05.
  • D. 0,03 và 0,12.

Câu 9 :

2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là:

  • A. etilen
  • B. but-2-en.
  • C. but-1-en.
  • D. 2,3-đimetylbut-2-en.

Câu 10 :

Dẫn 3,36 lít [đktc] hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là:

  • A. 25% và 75%.
  • B. 40% và 60%.
  • C. 33,33% và 66,67%.
  • D. 35% và 65%

Câu 11 :

Một hỗn hợp X gồm ankan A và một anken B có cùng số nguyên tử C và đều ở thể khí ở đktc. Cho hỗn hợp X đi qua nước Br2 dư thì thể tích khí Y còn lại bằng nửa thể tích X, còn khối lượng Y bằng 15/29 khối lượng X. CTPT A, B và thành phần % theo thể tích của hỗn hợp X là

  • A. 40% C2H6 và 60% C2H4.
  • B. 50% C4H10 và 50% C4H8.
  • C. 50% C3H8và 50% C3H6
  • D. 50% C2H6 và 50% C2H4

Câu 12 :

Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom [trong dung dịch] theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y [chứa 74,08% Br về khối lượng]. Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là:

  • A. but-1-en.
  • B. but-2-en.
  • C. Propilen.
  • D. Etilen.

Câu 13 :

Hỗn hợp A gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn V lít A thu được 13,44 lít CO2 ở đktc. Mặt khác A làm mất màu vừa hết 40 gam Br2. CTPT của 2 anken và phần trăm thể tích tương ứng là

  • A. 50% C2H4 và 50% C3H6
  • B. 60% C2H4, 40% C3H6
  • C. 50% C3H6 và 50% C4H8
  • D. 60% C4H8 và 40% C5H10

Câu 14 :

Hỗn hợp khí X gồm 1 ankan và 1 anken. Cho 1,68 lit khí X cho qua dung dịch brom làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa brom thấy còn lại 1,12 lit khí. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lit khí X rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng dung dịch trong dư thu được 12,5 gam kết tủa. Công thức phân tử của các hiđrocacbon lần lượt là:

  • A. CH4, C2H4
  • B. CH4, C3H6
  • C. CH4, C4H8
  • D. C2H6, C3H6

Câu 15 :

Một hỗn hợp A gồm một anken X và một ankan Y có cùng số cacbon trong phân tử và cùng số mol. Cho m gam hỗn hợp A làm mất màu vừa đủ 80 gam dung dịch brom 20%. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp trên thu được 0,6 mol CO2. X và Y có công thức phân tử là:

  • A. C2H4, C2H6
  • B. C3H6, C3H8
  • C. C5H10, C5H12
  • D. C4H8, C4H10

Câu 16 :

Trộn 1 mol anken X với 1,6 mol H2 rồi dẫn hỗn hợp qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Dẫn hỗn hợp Y vào brom dư thấy có 0,2 mol Br2 đã phản ứng. Hiệu suất phản ứng hiđro hóa là

  • A. 20%.
  • B. 50%.
  • C. 80%.
  • D. 70%.

Câu 17 :

Hỗn hợp X gồm H2, C2H4, C3H6 có tỉ khối so với H2 và 9,25. Cho 22,4 lít X [đktc] vào bình kín có sẵn ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là

  • A. 0,07 mol.
  • B. 0,925 mol.
  • C. 0,015 mol.
  • D. 0,075 mol

Câu 18 :

Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng [hiệu suất phản ứng 75%] thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 [các thể tích đo ở cùng điều kiện] là

  • A. 5,23.
  • B. 9,71.
  • C. 5,35.
  • D. 10,46.

Câu 19 :

Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là

  • A. C2H4
  • B. C3H6
  • C. C4H8
  • D. C5H10

Câu 20 :

Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là

  • A. 20%.
  • B. 25%.
  • C. 50%.
  • D. 40%.

Câu 21 :

Số cặp đồng phân cấu tạo anken ở thể khí [đkt] thoả mãn điều kiện: Khi hiđrat hoá tạo thành hỗn hợp gồm ba ancol là

  • A. 6
  • B. 3
  • C. 5
  • D. 4

Câu 22 :

Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:

  • A. CH3CH=CHCH3
  • B. CH2=CHCH2CH3.
  • C. CH2=C[CH3]2.
  • D. CH2=CH2.

Câu 23 :

Biết 0,05 mol hiđrocacbon X mạch hở làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa m gam brom cho ra sản phẩm có hàm lượng brom đạt 69,56%. Công thức phân tử của X và giá trị m lần lượt là

  • A. C5H10 và 4 gam.
  • B. C5H8 và 16 gam.
  • C. C5H8 và 8 gam.
  • D. C5H10 và 8 gam.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Áp dụng quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp vào trường hợp nào sau đây ?

  • A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.
  • B. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
  • C. Phản ứng trùng hợp của anken.
  • D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quy tắc Mac-côp-nhi-côp được dùng trong phản ứng cộng HX và anken bất đối xứng [xem ưu tiên X vào C nào…]

Câu 2 :

Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Mac-côp-nhi-côp sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?

  • A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br.
  • B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br.
  • C. CH3-CH2-CHBr-CH3.
  • D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quy tắc: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết bội, nguyên tử H ưu tiên cộng vào nguyên tử Cacbon bậc thấp hơn, còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X ưu tiên cộng vào nguyên tử Cacbon bậc cao hơn.

Lời giải chi tiết :

But-1-en: CH2=CH–CH­­­2–CH3

Quy tắc: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết bội, nguyên tử H ưu tiên cộng vào nguyên tử Cacbon bậc thấp hơn, còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X ưu tiên cộng vào nguyên tử Cacbon bậc cao hơn.

\=> cacbon số 1 bậc 2 còn cacbon số 2 bậc 3 => Br sẽ ưu tiên thế vào cacbon số 2

Câu 3 :

Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

anken đối xứng + tác nhân bất đối xứng => 1 sản phẩm

Lời giải chi tiết :

Các đồng phân của anken C4H8 :

CH2=CH–CH­­­2–CH3

CH3–CH=CH–CH3

CH2=C[CH3]2

HCl là tác nhân bất đối xứng, để phản ứng tạo ra 1 sản phẩm thì anken phải đối xứng

\=> Chỉ có CH3–CH=CH–CH3 thỏa mãn, tuy nhiên CH3–CH=CH–CH3 có đồng phân hình học nên có 2 đồng phân

Câu 4 :

Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 [dư, xúc tác Ni, to], cho cùng một sản phẩm là:

  • A. xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en
  • B. but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en.
  • C. xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en.
  • D. 2-metylpropen, cis -but-2-en và xiclobutan.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Xiclobutan cộng H2 mở vòng tạo butan

2-metylpropen cộng H2 tạo thành 2-metylpropan

but-1-en cộng H2 tạo thành butan

cis-but-2-en cộng H2 tạo thành butan

2-metylbut-2-en cộng H2 tạp thành 2-metylbutan

\=> Dãy các chất cộng H2 cho cùng 1 sản phẩm là: xiclobutan, but-1-en, cis-but-2-en

Câu 5 :

Cho hỗn hợp tất cả các đồng phân mạch hở của C4H8 tác dụng với H2O [H+, to] thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng ?

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 6
  • D. 5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Anken bất đối xứng + tác nhân bất đối xứng => 2 sản phẩm

Lời giải chi tiết :

C4H8 có các đồng phân cấu tạo:

CH2=CH-CH2-CH3 tạo 2 sản phẩm cộng

CH3-CH=CH-CH3 tạo 1 sản phẩm cộng nhưng bị trùng 1 sản phẩm với but-1-en

CH2=C[CH3]2 tạo 2 sản phẩm cộng

\=> tối đa 4 sp cộng

Câu 6 :

Anken thích hợp để điều chế ancol [CH3CH2]3C-OH là

  • A. 3-etylpent-2-en.
  • B. 3-etylpent-3-en.
  • C. 3-etylpent-1-en.
  • D. 3,3- đimetylpent-1-en.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+] Phản ứng của anken sinh ra ancol là phản ứng của anken với nước

+] Viết CTCT của ancol, vận dụng quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp xác định anken ban đầu

Lời giải chi tiết :

Khi anken tác dụng vs nước thì sp tạo thành sẽ tuân theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp

\=> nhóm OH thế vào C bậc cao hơn, H sẽ thế vào C bậc thấp hơn.

Viết CTCT của sp, xác định được mạch chính chứa nhóm OH có 5C, mà nhóm OH đã thế vào C ở vị trí thứ 3 nên H sẽ thế vào C ở vị trí thứ 2. Vậy lk đôi ở vị trí thứ 2 => chất ban đầu là 3-etylpent-2-en.

Câu 7 :

Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 ml dung dịch brom trong nước có màu vàng nhạt. Thêm vào ống thứ nhất 1 ml hexan và ống thứ hai 1 ml hex-1-en. Lắc đều cả hai ống nghiệm, sau đó để yên hai ống nghiệm trong vài phút. Hiện tượng quan sát được là:

  • A. Có sự tách lớp các chất lỏng ở cả hai ống nghiệm.
  • B. Màu vàng nhạt vẫn không đổi ở ống nghiệm thứ nhất
  • C. Ở ống nghiệm thứ hai cả hai lớp chất lỏng đều không màu.
  • D. A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hexan không tan trong nước và không phản ứng với dung dịch brom

Hex-1-en không tan trong nước và phản ứng được với dung dịch brom => làm mất màu dung dịch

Câu 8 :

Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen [đktc] đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là:

  • A. 0,05 và 0,1.
  • B. 0,12 và 0,03.
  • C. 0,1 và 0,05.
  • D. 0,03 và 0,12.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khối lượng bình brom tăng = khối lượng etilen phản ứng

Lời giải chi tiết :

Khối lượng bình brom tăng = khối lượng etilen phản ứng

\=> m etilen = 2,8 gam => netilen = 2.8/28 = 0,1 mol

\=> netan = 0,15 – 0,1 = 0,05

Câu 9 :

2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là:

  • A. etilen
  • B. but-2-en.
  • C. but-1-en.
  • D. 2,3-đimetylbut-2-en.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+] nanken = nBr2 => Manken => CTPT của anken

+] Vì hiđrat hóa A chỉ thu được 1 ancol duy nhất => CTCT của anken

Lời giải chi tiết :

nBr2 = 0,05 mol => nanken = nBr2 = 0,05 mol

\=> Manken = 2,8 / 0,05 = 56

\=> anken có CTPT là C4H8

Vì hiđrat hóa A chỉ thu được 1 ancol duy nhất => A là CH3-CH=CH-CH3 [but-2-en]

Câu 10 :

Dẫn 3,36 lít [đktc] hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là:

  • A. 25% và 75%.
  • B. 40% và 60%.
  • C. 33,33% và 66,67%.
  • D. 35% và 65%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+] Tính phân tử khối trung bình của anken => CTPT 2 anken

+] Đặt số mol 2 chất lần lượt là a và b

+] PT [1] là tổng số mol anken

+] PT [2] là tổng khối lượng 2 anken

Lời giải chi tiết :

Theo bài ra, tổng số mol 2 anken là 0,15, tổng khối lượng là 7,7

Đặt phân tử khối trung bình của anken là X, dễ dàng có X = 7,7 : 0,15 = 51,33

\=> C3H6 và C4H8

Đặt số mol 2 chất lần lượt là a và b, ta có:

a + b = 0,15 và 42a + 56b = 7,7

\=> a = 0,05 và b = 0,1

$= > {\rm{ }}\% {V_{{C_3}{H_6}}} = \frac{{0,05}}{{0,05 + 0,1}}.100\% = 33,33\% ;\,\,\% {V_{{C_4}{H_8}}} = 66,67\% $

Câu 11 :

Một hỗn hợp X gồm ankan A và một anken B có cùng số nguyên tử C và đều ở thể khí ở đktc. Cho hỗn hợp X đi qua nước Br2 dư thì thể tích khí Y còn lại bằng nửa thể tích X, còn khối lượng Y bằng 15/29 khối lượng X. CTPT A, B và thành phần % theo thể tích của hỗn hợp X là

  • A. 40% C2H6 và 60% C2H4.
  • B. 50% C4H10 và 50% C4H8.
  • C. 50% C3H8và 50% C3H6
  • D. 50% C2H6 và 50% C2H4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+] Thể tích còn lại 1/2 => Vanken = Vankan => nA = nB

+] Khối lượng Y bằng 15/29 khối lượng X => 29.mY = 15.mX => tỉ lệ MA so với MB

Lời giải chi tiết :

Do dẫn qua Brom dư nên => anken bị giữ lại, thể tích còn lại 1/2

\=> Vanken = Vankan => nA = nB và %Vankan = %Vanken = 50%

Khối lượng Y bằng 15/29 khối lượng X => 29.mY = 15.mX

\=> 29.nA.MA = 15.[nA.MA + nB.MB]

\=> 14.MA = 15.MB

\=> MA = 30 [C2H6]

MB = 28 [C2H4]

Câu 12 :

Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom [trong dung dịch] theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y [chứa 74,08% Br về khối lượng]. Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là:

  • A. but-1-en.
  • B. but-2-en.
  • C. Propilen.
  • D. Etilen.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+] từ %mBr => tính MY

+] MX = MY – 2.MBr

Lời giải chi tiết :

%mBr $=\frac{80.2}{{{M}_{Y}}}$.100% = 74,08% $=>\text{ }{{M}_{Y}}=216\text{ }=>\text{ }{{M}_{X}}={{M}_{Y}}-80.2=56$

\=> X là C4H8

Lại có X + HBr thu được 2 sản phẩm

\=> C-C-C=C

Câu 13 :

Hỗn hợp A gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn V lít A thu được 13,44 lít CO2 ở đktc. Mặt khác A làm mất màu vừa hết 40 gam Br2. CTPT của 2 anken và phần trăm thể tích tương ứng là

  • A. 50% C2H4 và 50% C3H6
  • B. 60% C2H4, 40% C3H6
  • C. 50% C3H6 và 50% C4H8
  • D. 60% C4H8 và 40% C5H10

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+] nanken = nBr2

+] nCO2 = $\bar{n}$ . nanken => $\bar{n}$

\=> 2 anken là C2H4 [x mol] và C3H6 [y mol]

+] Đốt A thu được 13,44 lít CO2, bảo toàn C => PT[1]

+] A làm mất màu vừa hết 40 gam Br2 => PT [2]

Lời giải chi tiết :

+] nanken = nBr2 = 0,25 mol

+] nCO2 = $\bar{n}$ . nanken = 0,25.$\bar{n}$ = 0,6 => $\bar{n}$ = 2,4

\=> 2 anken là C2H4 [x mol] và C3H6 [y mol]

Ta có: x + y = 0,25 và 2x + 3y = 2,4.0,25

\=> x = 0,15 => %VC2H4 = 60%

Câu 14 :

Hỗn hợp khí X gồm 1 ankan và 1 anken. Cho 1,68 lit khí X cho qua dung dịch brom làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa brom thấy còn lại 1,12 lit khí. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lit khí X rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng dung dịch trong dư thu được 12,5 gam kết tủa. Công thức phân tử của các hiđrocacbon lần lượt là:

  • A. CH4, C2H4
  • B. CH4, C3H6
  • C. CH4, C4H8
  • D. C2H6, C3H6

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+] Từ nhỗn hợp => nankan => nanken

+] nCaCO3 = nCO2 => \[\overline n \]=> Ankan và anken

Lời giải chi tiết :

Theo bài ra ta có nhỗn hợp = 0,075 mol => nankan = 0,05 mol => nanken = 0,025 mol

nCaCO3 = 0,125 = nCO2 => \[\overline n \]= 0,125 / 0,075 = 1,67 => Ankan là CH4

\[ = > \,\,n = \frac{{0,125 - 0,05.1}}{{0,025}} = 3\] => anken là C3H6

Câu 15 :

Một hỗn hợp A gồm một anken X và một ankan Y có cùng số cacbon trong phân tử và cùng số mol. Cho m gam hỗn hợp A làm mất màu vừa đủ 80 gam dung dịch brom 20%. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp trên thu được 0,6 mol CO2. X và Y có công thức phân tử là:

  • A. C2H4, C2H6
  • B. C3H6, C3H8
  • C. C5H10, C5H12
  • D. C4H8, C4H10

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Tính số mol anken

nanken = nBr2

- Tính số mol hỗn hợp: nhh = 2.nanken

- Tính số nguyên tử C trung bình

số C = $\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{hh}}}}$

\=> X và Y

Lời giải chi tiết :

- nanken = nBr2 = 0,1 mol

- Vì số mol anken bằng số mol ankan => nhỗn hợp = 0,2 mol

- Đốt cháy hỗn hợp thu được 0,6 mol CO2

\=> số C = \[\frac{{0,6}}{{0,2}}\] = 3

\=> X và Y là C3H6 và C3H8

Câu 16 :

Trộn 1 mol anken X với 1,6 mol H2 rồi dẫn hỗn hợp qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Dẫn hỗn hợp Y vào brom dư thấy có 0,2 mol Br2 đã phản ứng. Hiệu suất phản ứng hiđro hóa là

  • A. 20%.
  • B. 50%.
  • C. 80%.
  • D. 70%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Xác định sản phẩm có trong Y

Y phản ứng với dd Br2 => anken dư

- Tính nanken phản ứng

nanken dư = nBr2 => nanken phản ứng

\=> H

Lời giải chi tiết :

- Y phản ứng với dd Br2 => anken dư

- nanken dư = nBr2 = 0,2 mol

\=> nanken phản ứng = 1 – 0,2 = 0,8 mol

- nanken = 1 mol < nH2 = 1,6 mol => hiệu suất phản ứng tính theo anken

\=> H = 0,8 / 1 .100% = 80%

Câu 17 :

Hỗn hợp X gồm H2, C2H4, C3H6 có tỉ khối so với H2 và 9,25. Cho 22,4 lít X [đktc] vào bình kín có sẵn ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là

  • A. 0,07 mol.
  • B. 0,925 mol.
  • C. 0,015 mol.
  • D. 0,075 mol

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức: \[\frac{{{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} = \frac{{{n_Y}}}{{{n_X}}}\,\, = > \,\,{n_Y} = \frac{{{n_X}.{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} \]

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức: \[\frac{{{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} = \frac{{{n_Y}}}{{{n_X}}}\,\, = > \,\,{n_Y} = \frac{{{n_X}.{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} = \frac{{1.9,25.2}}{{10.2}} = 0,925\,mol\]

\=> nH2 phản ứng = ngiảm = 1 – 0,925 = 0,075 mol

Câu 18 :

Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng [hiệu suất phản ứng 75%] thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 [các thể tích đo ở cùng điều kiện] là

  • A. 5,23.
  • B. 9,71.
  • C. 5,35.
  • D. 10,46.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+] Giả sử lấy 1 mol hỗn hợp X. Gọi nC2H4 = x mol; nH2 = y mol => PT[1]

+] \[{\bar M_X} = \frac{{28x + 2y}}{{x + y}} \] => PT[2]

+] hiệu suất phản ứng tính theo chất hết [khi coi H = 100%]

+] nC2H4 phản ứng = nhỗn hợp khí giảm => nY

+] Áp dụng công thức: \[\frac{{{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} = \frac{{{n_Y}}}{{{n_X}}}\,\, = > \,\,{\bar M_Y} = \frac{{{n_X}.{{\bar M}_X}}}{{{n_Y}}}\]

Lời giải chi tiết :

Giả sử lấy 1 mol hỗn hợp X. Gọi nC2H4 = x mol; nH2 = y mol

\=> x + y = 1 [1]

\[{\bar M_X} = \frac{{28x + 2y}}{{x + y}} = 4,25.2\] [2]

Từ [1] và [2] => x = 0,25 mol; y = 0,75 mol

C2H4 + H2 → C2H6

\=> hiệu suất phản ứng tính theo C2H4

\=> nC2H4 phản ứng = nhỗn hợp khí giảm = 0,25.0,75 = 0,1875 mol

\=> nY = 1 – 0,1875 = 0,8125 mol

Áp dụng công thức: \[\frac{{{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} = \frac{{{n_Y}}}{{{n_X}}}\,\, = > \,\,{\bar M_Y} = \frac{{{n_X}.{{\bar M}_X}}}{{{n_Y}}} = \frac{{1.8,5}}{{0,8125}} = 10,46\,\, = > \,\,{d_{Y/{H_2}}} = 5,23\]

Câu 19 :

Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là

  • A. C2H4
  • B. C3H6
  • C. C4H8
  • D. C5H10

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Giả sử nH2 = nanken = 1 mol

+] hiệu suất phản ứng tính theo H2 hoặc anken là như nhau [vì có tỉ lệ phản ứng = tỉ lệ số mol]

+] n giảm = nH2 phản ứng

+] nA = nhỗn hợp ban đầu – ngiảm

+] Áp dụng công thức: \[\frac{{{{\bar M}_t}}}{{{{\bar M}_s}}} = \frac{{{n_s}}}{{{n_t}}}\,\, = > \,\,{\bar M_t} = \frac{{{n_A}.{{\bar M}_A}}}{{{n_t}}}\]

+] Mặt khác \[\,\,{\bar M_t} = \frac{{{n_{{H_2}}}.{M_{{H_2}}} + {n_{anken}}.{M_{anken}}}}{{{n_{{H_2}}} + {n_{anken}}}}\]

Lời giải chi tiết :

Olefin là anken có CTPT CnH2n

Giả sử nH2 = nanken = 1 mol

\=> hiệu suất phản ứng tính theo H2 hoặc anken là như nhau [vì có tỉ lệ phản ứng = tỉ lệ số mol]

\=> n giảm = nH2 phản ứng = 1.0,75 = 0,75 mol

\=> nA = nhỗn hợp ban đầu – ngiảm = 2 – 0,75 = 1,25 mol

Áp dụng công thức: \[\frac{{{{\bar M}_t}}}{{{{\bar M}_s}}} = \frac{{{n_s}}}{{{n_t}}}\,\, = > \,\,{\bar M_t} = \frac{{{n_A}.{{\bar M}_A}}}{{{n_t}}} = \frac{{1,25.23,2.2}}{2} = 29\,\]

Mặt khác \[\,\,{\bar M_t} = \frac{{{n_{{H_2}}}.{M_{{H_2}}} + {n_{anken}}.{M_{anken}}}}{{{n_{{H_2}}} + {n_{anken}}}} = \frac{{1.2 + 1.{M_{anken}}}}{2} = 29\,\,\, = > \,\,{M_{anken}} = 56\]

\=> anken là C4H8

Câu 20 :

Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là

  • A. 20%.
  • B. 25%.
  • C. 50%.
  • D. 40%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Giả sử lấy 1 mol hỗn hợp X. Gọi nH2 = x mol; nC2H4 = y mol => PT [1]

+]\[{\bar M_X} = \frac{{28x + 2y}}{{x + y}} \] => PT [2]

+] Từ [1] và [2] tính được số mol 2 khí => hiệu suất tính theo chất phản ứng hết

+] Áp dụng công thức: \[\frac{{{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} = \frac{{{n_Y}}}{{{n_X}}}\,\, = > \,\,{n_Y} = \frac{{{n_X}.{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}}\]

+] nH2 phản ứng = ngiảm

Lời giải chi tiết :

Giả sử lấy 1 mol hỗn hợp X. Gọi nH2 = x mol; nC2H4 = y mol

\=> x + y = 1 [1]

${{\bar{M}}_{X}}=\frac{28x+2y}{x+y}=3,75.4$ [2]

Từ [1] và [2] => x = y = 0,5 mol

\=> hiệu suất tính theo H2 hoặc C2H4 đều như nhau

Áp dụng công thức: \[\frac{{{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} = \frac{{{n_Y}}}{{{n_X}}}\,\, = > \,\,{n_Y} = \frac{{{n_X}.{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} = \frac{{1.3,75.4}}{{5.4}} = 0,75\]

\=> nH2 phản ứng = ngiảm = 1 – 0,75 = 0,25 mol

$=>\text{ }H=\frac{0,25}{0,5}$.100%=50%

Câu 21 :

Số cặp đồng phân cấu tạo anken ở thể khí [đkt] thoả mãn điều kiện: Khi hiđrat hoá tạo thành hỗn hợp gồm ba ancol là

  • A. 6
  • B. 3
  • C. 5
  • D. 4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+] 2 anken tạo 3 ancol chỉ có thể là 1 anken tạo 1 ancol và 1 anken tạo 2 ancol

+] Xét các anken ở thể khí trong điều kiện thường => xét khả năng tạo ancol của mỗi anken

Lời giải chi tiết :

Anken ở thể khí => 2C tới 4C

Ta có 2C chỉ có 1 đồng phân là C=C [1] => tạo ra 1 ancol

3 cacbon: có 1 đồng phân C=C-C [2] => tạo ra 2 ancol

4 cacbon: Có 3 đồng phân:

C=C-C-C [3] => tạo ra 2 ancol

C-C=C-C [4] => tạo ra 1 ancol

C=C[C]-C [5] => tạo ra 2 ancol

Có đồng phân 1 ghép với 2, 3, 5 được hỗn hợp 3 ancol theo đề bài

Đồng phân 4 ghép với 2, 5 sẽ được 3 ancol thỏa mãn đề bài

\=> Tổng cộng 5 cách ghép

[4] và [3] nhìn qua có vẻ tạo được 3 ancol nhưng thực chất cả 2 chỉ tạo được 2 ancol là [OH]-C-C-C-C và C-C[OH]-C-C

Câu 22 :

Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:

  • A. CH3CH=CHCH3
  • B. CH2=CHCH2CH3.
  • C. CH2=C[CH3]2.
  • D. CH2=CH2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+] Do anken + HBr cho 1 sản phẩm duy nhất => loại B và C

+] \[{\bar M_Y} = {M_{{H_2}}}.{d_{Y/{H_2}}} = 26\] => anken hết, H2 dư => Y có H2 và ankan

+] Gọi anken là CnH2n [n ≥ 2]

+] Đặt nX = 1 mol; do mX = m­Y

+] n = nX - nY = nanken

+] mX = mH2 + mX

Lời giải chi tiết :

Do anken + HBr cho 1 sản phẩm duy nhất

Quan sát đáp án => có A và D thỏa mãn vì anken đối xứng cộng HBr thu được sản phẩm duy nhất

\=> anken hết, H2 dư => Y có H2 và ankan

\=> Mankan > 26 [do MH2 < 26]

Gọi anken là CnH2n [n ≥ 2]

Đặt nX = 1 mol; do mX = m­Y \[ = > \,\,\dfrac{{{n_X}}}{{{n_Y}}} = \dfrac{{{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}}\,\, = > \,\,{n_Y} = 1.\dfrac{{9,1.2}}{{26}} = 0,7\,\,mol\]

\=> n = nX - nY = nanken = 1 – 0,7 = 0,3 mol => nH2 [X] = 0,7

mX = 1.9,1.2 = mH2 + mX => n = 4

Vậy anken là CH3CH=CHCH3

Câu 23 :

Biết 0,05 mol hiđrocacbon X mạch hở làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa m gam brom cho ra sản phẩm có hàm lượng brom đạt 69,56%. Công thức phân tử của X và giá trị m lần lượt là

  • A. C5H10 và 4 gam.
  • B. C5H8 và 16 gam.
  • C. C5H8 và 8 gam.
  • D. C5H10 và 8 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Viết PTHH, tính số mol của Br2

CTTQ hiđrocacbon là CnH2n+2-2k.

CnH2n+2-2k + kBr2 → CnH2n+2-2kBr2k.

mol: 0,05 0,05k 0,05

Bước 2: Lập biểu thức tính %mBr2, tìm CTPT của X

- Lập biểu thức tính %mBr2:

Theo đề bài %mBr2 trong sản phẩm= 69,56% => \[\frac{{{m_{Br}}}}{{{m_{{C_n}{H_{2n + 2 - 2k}}B{r_{2k}}}}}}.100 = 69,56\% \]

Chủ Đề