Bài tập tâm lý học đại cương - Chương 1

11
2 MB
1
63

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 11 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI Học phần: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG GV: ThS. Đoàn Thị Thanh Vân Số tiết: 30 Nội quy  Đến lớp đúng giờ, trễ quá 10 phút  ở ngoài.  Nghỉ học có đơn xin phép [vẫn trừ điểm]  Điện thoại di động để chế độ rung.  Không ăn uống, nói chuyện riêng trong giờ học.  Nhiệt tình phát biểu, thảo luận xây dựng bài. MỤC TIÊU MÔN HỌC  Giúp SV có kiến thức tổng quát về tâm lý học [các khái niệm, các hiện tượng tâm lý cá nhân, xã hội, các thuộc tính tâm lý,…] để có thể vận dụng trong ứng xử, trong quá trình giao tiếp  Giúp SV có khả năng phân tích đơn giản các hiện tượng tâm lý xuất hiện trong cuộc sống  Giúp SV hình thành kỹ năng học tập và nghiên cứu Tâm lý học; vận dụng tri thức tâm lý học vào việc rèn luyện bản thân 1 NỘI DUNG MÔN HỌC  Chương 1: Những vấn đề chung của tâm lý học  Chương 2: Hoạt động nhận thức  Chương 3: Tình cảm – Ý chí  Chương 4: Trạng thái tâm lý  Chương 5: Các thuộc tính tâm lý cá nhân  Chương 6: Tâm lý xã hội Phương pháp học Phát biểu xây dựng bài Đọc sách Làm việc theo nhóm Lướt web TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. Đinh Phương Duy, Tâm lý học đại cương, tài liệu Khoa XHH1999 Nguyễn Quang Uẩn[chủ biên],Tâm lý học đại cương, NXB GD Hà Nội-1997 Tâm lý học đại cương, Cao đẳng sư phạm Hà Nội, NXB Giáo dục -2001 ĐHBK HN Hoàng Thị Thu Hiền, Tâm lý học đại cương, ĐH SPKT Tp. HCM 2 Chương 1: Những vấn đề chung của tâm lý học I. Khái quát về tâm lý II. Những vấn đề cơ bản của tâm lý học 1. Khái niệm Tâm lý 1.1. Tâm lý là gì? 1.2. Bản chất của hiện tượng Tâm lý người 1.1. Tâm lý là gì? Đoán ý Hiểu Cách hiểu thông thường Cư xử phù hợp 3 1.1. Tâm lý là gì? Tất cả hiện tượng tinh thần xảy ra trong não người gắn liền Theo Khoa học điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người 1.2. Hiện tượng tâm lý người a. Bản chất hiện tượng Tâm lý người b. Phân loại hiện tượng tâm lý 1.1.2. Hiện tượng tâm lý người Phản ánh HTKQ vào não người a. Bản chất Hiện tượng TL người Mang tính chủ thể Bản chất XH – LS của TL người 4 TL là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể  Phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác. Kết quả là để lại dấu vết [hình ảnh].  Các loại phản ánh:  Phản ánh cơ học  Phản ánh phản ứng hoá học  Phản ánh sinh lý [động thực vật] Bản chất của tâm lý người a.  Phản ánh TL là một loại phản ánh đặc biệt Tác động Hiện thực khách quan Con người Hệ thần kinh Bộ não người Tổ chức cao nhất của vật chất  Phản ánh TL tạo ra “hình ảnh TL” [bản sao chép, bản chụp] về thế giới. Song hình ảnh TL khác xa về chất với hình ảnh cơ học, vật lý, sinh học.  Hình ảnh TL mang tính sinh động, sáng tạo 5 Tính chủ thể trong phản ánh TL    Cùng hiện thực khách quan tác động vào các chủ thể khác nhau  xuất hiện hình ảnh TL với những mức độ, sắc thái khác nhau. Cùng hiện thực khách quan tác động vào 1 chủ thể nhưng ở thời điểm khác nhau, hoàn cảnh, trạng thái khác nhau  sắc thái khác nhau. Chính chủ thể mang hình ảnh TL là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất.  Hình ảnh TL mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân Ôi, cô gái xinh quá Bình thường thôi Bản chất XH – LS của tâm lý người TL người có nguồn gốc xã hội TL người được nảy sinh từ xã hội loài người TL người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong mối quan hệ xã hội TL của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội, nền văn hoá xã hội [vui chơi, học tập, lao động, công tác xã hội] TL người luôn luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của xã hội loài người 6 1.1.2. Hiện tượng tâm lý người Quá trình Tâm lý b. Phân loại Hiện tượng TL Trạng thái Tâm lý [theo thời gian] Thuộc tính Tâm lý Phân loại theo sự tham gia của ý thức  Các hiện tượng tâm lý có ý thức Hiện tượng tâm lý có sự tham gia, điều chỉnh của ý thức  Các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức Hiện tượng tâm lý xảy ra không có sự tham gia của ý thức và con người không nhận biết được [không ý thức, dưới ý thức, chưa kịp ý thức] “Vô thức”, “tiềm thức”, “ vụt sáng” Phân loại khác  Tâm lý cá nhân  Tâm lý xã hội  TÂM LÝ SỐNG ĐỘNG  TÂM LÝ TIỀM TÀNG 7 Chức năng của tâm lý  Nhận thức  Định hướng [Động cơ, mục đích]  Điều khiển, kiểm soát  Điều chỉnh Đặc điểm chung của các hiện tượng tâm lý  Phong phú, phức tạp  Quan hệ với nhau rất chặt chẽ  Là hiện tượng tinh thần  Có sức mạnh to lớn trong đời sống tinh thần 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÂM LÝ 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.2. Điều kiện xã hội 8 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÂM LÝ 3.1. Điều kiện tự nhiên VD: Nơi thiên nhiên thuận lợi trở thành nơi đô hội: nôi văn minh: Trung Hoa, Ấn Độ, Pháp, Đức, Trung Cận Đông, … Ảnh hưởng đến cơ thể và tư tưởng, tác phong của con người 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÂM LÝ 3.2. Điều kiện xã hội Phong tục tập quán, nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng,… Không chi phối đặc điểm tâm lý từng cá nhân II. Những vấn đề cơ bản của tâm lý học TÂM LÝ HỌC 1. Khái niệm Tâm lý học 2. Vị trí Tâm lý học 3. Vai trò Ý nghĩa Tâm lý học 9 2. Định nghĩa Tâm lý học Tâm lý học là một khoa học nghiên cứu sự hình thành – vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý, tức là:  Nghiên cứu con người nhận thức thế giới khách quan, bằng:  Con đường nào?  Theo qui luật nào?  Nghiên cứu thái độ của con người đối với cái họ nhận thức được hoặc làm ra.  Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý.  2. Vị trí Tâm lý học Tâm lý học nảy sinh trên nền tri thức của nhân loại và do nhu cầu của cuộc sống. Nhìn tổng thể, TLH ở vị trí giáp ranh giữa KHTN, KHXH, KH Kinh tế và trên nền của Triết học. NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC  Làm rõ những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến sự hình thành đời sống tâm lý con người  Mô tả và nhận diện các hiện tượng tâm lý  Làm rõ mối quan hệ, liên hệ qua lại giữa các hiện tượng tâm lý  Tham gia vào giải quyết các vấn đề thực tiễn về tâm lý con người mà xã hội đặt ra 10

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bài tập tự luận Tâm lý học đại cương - Chương 1

  • Câu 1: Tâm lý và tâm lý học là gì?
  • Câu 2: Vài nét về sự hình thành và phát triển tâm lý học?
  • Câu 3: Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học là gì?
  • Câu 4: Bản chất,chức năng ,phân loại các hiện tượng tâm lí?
  • Câu 5: Nguyên tắc phương pháp luận của việc nghiên cứu tâm lí?
  • Câu 6: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi là gì?
  • Câu 7: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp cua Tâm Lí học?
  • Câu 8: Vị trí và vai trò của Tâm lí học trong cuộc sống của con người?
  • Câu 9: Trình bày nội dung của phương pháp đàm thoại?

VnDoc.com xin giới thiệu bộ Câu hỏi ôn thi môn Tâm lý học đại cương - Chương 1 có đáp án dưới đây. Hi vọng tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Câu hỏi ôn thi môn Tâm lý học đại cương - Chương 2

Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 7

Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương: Chương IV - Hoạt động nhận thức

Câu 1: Tâm lý và tâm lý học là gì?

Hiện tượng tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc của con người, do thế giới khách quan tác động vào não sinh ra, gọi chung là hoạt động tâm lý

Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc của con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động của con người. Nó nghiên cứu sự nảy sinh, quá trình hình thành và phát triển cũng như cơ chế hình thành các hiện tượng tâm lý.

Tâm lý và sinh lý không tách rời, nhưng cũng không đồng nhất. Chúng gắn bó chặt chẽ với nhau.

Câu 2: Vài nét về sự hình thành và phát triển tâm lý học?

Những tư tưởng tâm lý học thời cổ đại và trung đại :

  • Những tư tưởng tâm lý học thời cận đại
  • Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập
  • Các trường phái cơ bản trong tâm lý học hiện đại: Tâm lý học hành vi; Tâm lý học cấu trúc [tâm lý học Genstalt]; Phân tâm học [Tâm lý học Phrơt]; Tâm lý học nhân văn; Tâm lý học nhận thức; Tâm lý học hoạt động

Câu 3: Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học là gì?

Đối tượng của tâm lí học là các hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lí. Tâm lí học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lí.

Nhiệm vụ cơ bản của tâm lí học là nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lí, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lí, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí, cụ thể là nghiên cứu:

  • Những yếu tố khách quan, chủ quan nào đã tạo ra tâm lí người.
  • Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lí.
  • Tâm lí của con người hoạt động như thế nào?

Chức năng, vai trò của tâm lí đối với hoạt động của con người. Có thể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của tâm lí học như sau:

  • Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí cả về mặt số lượng và chất lượng.
  • Phát hiện các quy luật hình thành phát triển tâm lí.
  • Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí.

Câu 4: Bản chất,chức năng ,phân loại các hiện tượng tâm lí?

1. Bản chất hiện tượng tâm lý người

  • Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của chủ thể
  • Tâm lý người là sự lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người biến thành kinh nghiệm riêng của mỗi người thông qua hoạt động của họ
  • Tâm lý là chức năng của não

2. Đặc điểm và chức năng của hiện tượng tâm lý

  • Đặc điểm của hiện tượng tâm lý: Các hiện tượng tâm lý của con người vô cùng đa dạng, phức tạp, phong phú; Các hiện tượng tâm lý của con người là những hiện tượng tinh thần, tồn tại một cách chủ quan trong đầu óc con người; Các hiện tượng tâm lý trong cùng một chủ thể luôn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau; Các hiện tượng tâm lý của con người có sức mạnh vô cùng to lớn chi phối hoạt động của con người
  • Chức năng của các hiện tượng tâm lý: Định hướng khi bắt đầu hoạt động; Giúp cho con người nhận biết được hiện thực khách quan; Động lực thúc đẩy hành động, hoạt động của con người; Điều khiển và kiểm soát quá trình hoạt động của con người; Giúp con người điều chỉnh quá trình hoạt động của mình

3. Phân loại các hiện tượng tâm lý

  • Dựa và thời gian tồn tại và vị trí tương đối trong nhân cách [Quá trình tâm lý, Trạng thái tâm lý, Thuộc tính tâm lý]
  • Dựa vào chủ thể mang hiện tượng tâm lý [Hiện tượng tâm lý cá nhân, Hiện tượng tâm lý xã hội]
  • Dựa vào mức độ tham gia của ý thức [Hiện tượng tâm lý vô thức, Tiềm thức, Hiện tượng tâm lý có ý thức, Siêu thức]
  • Dựa vào sự biểu hiện của các hiện tượng tâm lý [Các hiện tượng tâm lý sống động, Các hiện tượng tâm lý tiềm tàng]

Câu 5: Nguyên tắc phương pháp luận của việc nghiên cứu tâm lí?

Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan

Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng

Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức với hoạt động

Nghiên cứu các hiện tượng tâm tí trong các môi liên hệ giũa chúng với nhau và trong môi liên hệ giữa chúng với các hiện tượng khác

Nghiên cứu tâm lí trong sự vận động và phát triển

Câu 6: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi là gì?

Điều tra bằng phiếu hỏi là phương pháp nghiên cứu sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến với một hệ thống câu hỏi đã được soạn sẵn nhằm thu thập những thông tin cần thiết về hiện tượng tâm lí cần nghiên cứu.

Nội dung chính của phiếu hỏi là các câu hỏi. Câu hỏi trong phiếu bao gồm có thể là câu hỏi đóng, loại câu hỏi có nhiều đáp án để lựa chọn và có thể là câu hỏi mở, không có đáp án lựa chọn mà cá nhân tự trả lời.

Điều tra bằng phiếu hỏi có ưu điểm là trong một thời gian ngắn cho phép thu thập thông tin nhanh của nhiều cá nhân trên một địa bàn rộng, mang tính chủ động cao. Hạn chế của phương pháp này là nhiều khi kết quả trả lời không đảm bảo tính khách quan, vì đánh giá hiện tượng tâm lí theo câu trả lời chủ quan của cá nhân người dễ xảy ra hiện tượng "Nghĩ một đằng, nói một nẻo"...

Câu 7: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp cua Tâm Lí học?

1. Đối tượng của tâm lý học

Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là các hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra gọi chung là các hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý

2. Nhiệm vụ của tâm lý học:

Nhiệm vụ cơ bản: Mô tả và nhận diện các hiện tượng tâm lý; Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý, những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động tâm lý; Nghiên cứu cơ chế hình thành, hình thức biểu hiện, quy luật hoạt động và phát triển của tâm lý; Nghiên cứu chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người; Ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào trong hoạt động thực tiễn của con người.

3. Các phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học

  • Các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học [Nguyên tắc khách quan; Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng; Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức]
  • Các phương pháp nghiên cứu [Phương pháp quan sát; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp nghiên cứu “tiểu sử” cá nhân; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động; Phương pháp trắc nghiệm; Phương pháp đàm thoại]

Câu 8: Vị trí và vai trò của Tâm lí học trong cuộc sống của con người?

1. Vị trí của tâm lý học trong hệ thống các khoa học

Tâm lý học vừa có tính chất của một khoa học tự nhiên, vừa có tính chất của một khoa học xã hội. Nằm ở vị trí trung gian, tâm lý học có quan hệ mật thiết với tất cả các ngành khoa học tự nhiên và các ngành khoa học xã hội. Nó sử dụng thành quả của các ngành khoa học khác để nghiên cứu, giải thích đời sống tâm lý con người đồng thời thành quả nghiên cứu của nó lại được ứng dụng trong các ngành khoa học khác

2. Vai trò của tâm lý học đối với hoạt động và cuộc sống của con người

  • Đối với hoạt động của cá nhân, chính các hiện tượng tâm lý giúp cho cá nhân định hướng, điều khiển và điều chỉnh hoạt động
  • Đối với các hoạt động xã hội của con người, tâm lý học cũng đóng vai trò rất quan trọng….

Câu 9: Trình bày nội dung của phương pháp đàm thoại?

Đàm thoại [phỏng vấn] là cách thức thu nhập thông tin về hiện tượng tâm lí được nghiên cứu dựa vào các nguồn thông tin thu thập được trong quá trình trò chuyện.

Nguồn thông tin có thể bao gồm các câu trả lời và các yếu tố hành vi như cử chỉ, ngôn ngữ của người trả lời. Phỏng vấn có thể bao gồm nhiều hình thức: trực tiếp hoặc gián tiếp, phỏng vấn cá nhân hoặc nhóm. Muốn phỏng vấn thu được nhiều tài liệu tốt cần phải:

  • Xác định rõ mục đích, yêu cầu vấn đề cần tìm hiểu
  • Tìm hiểu trước thông tin về đối tượng trò chuyện rất linh hoạt trong quá trình trò chuyện để thay đổi cách trò chuyện, dẫn dắt câu hỏi cho phù hợp với văn cảnh, hoàn cảnh nhằm đạt được mục đích của nhà nghiên cứu.

Ngoài các phương pháp nghiên cứu kể trên, trong khoa học tâm lí còn sử đụng nhiều các phương pháp nghiên cứu khác để nghiên cứu tâm lí người như phương pháp đo đạc xã hội học, phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân... Để đảm bảo độ tin cậy khoa học của kết quả nghiên cứu tâm lí cần:

  • Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với hiện tượng tâm lí của con người cần nghiên cứu.
  • Sử dụng phối hợp, đồng bộ các phương pháp khi nghiên cứu tâm lí con người.

------------------------

Ngoài Câu hỏi ôn thi môn Tâm lý học đại cương - Chương 1, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Video liên quan

Chủ Đề