Bài tập hạt nhân nguyên tử cơ bản

Trong quá trình tham gia phỏng vấn nhân sự, tỷ phú Elon Musk đã tiết lộ một chiêu thức hiệu quả giúp ông nhanh chóng nhận ra ứng viên có thái độ thật thà hay chỉ đang nói dối. Với sự sở hữu của nhiều tập đoàn lớn, Elon Musk không xa lạ với quá trình tuyển dụng nhân sự và anh chia sẻ về cách anh tiếp cận trong việc đặt câu hỏi cho các ứng viên.

31 Tháng 08

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram

Trong thời kỳ số hóa ngày càng mở rộ, nguy cơ về an ninh mạng ngày càng gia tăng. Mới đây, các chuyên gia an ninh đã phát hiện ra sự hiện diện của phần mềm độc hại Android mang tên BadBazaar. Điều đáng lo ngại là BadBazaar đã được phân phối thông qua các ứng dụng giả mạo của Signal và Telegram trên cửa hàng Google Play Store và Samsung Galaxy Store. Hãy cùng điểm qua những phát hiện quan trọng từ cuộc nghiên cứu này.

21 Tháng 04

Quy luật 37% là gì?

Thống kê học có nhiều quy luật và hằng số chẳng những rất thú vị mà còn gây ngạc nhiên. Chúng ta đã biết những trị số 0.05 để tuyên bố một khám phá, hay hằng số 1.96 của phân bố chuẩn có ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào. Nhưng có lẽ ít ai biết được quy luật 37%. Đây là một quy luật mới được tái khám phá, nhưng có nhiều ứng dụng trong y khoa, khoa học, tìm nhân viên, thậm chí... tình yêu.

06 Tháng 06

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta

Trong cuộc sống hối hả và áp lực hiện nay, chúng ta thường dễ mắc các vấn đề sức khỏe và trở nên phụ thuộc vào các biện pháp y tế truyền thống. Nhưng bạn có biết rằng cơ thể chúng ta có khả năng tự chữa lành và phục hồi? Trong bài blog này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh của cơ thể tự chữa lành và cách tận dụng nó để duy trì và nâng cao sức khỏe của chúng ta.

30 Tháng 09

Toàn tập về cách sử dụng ssh

SSH là viết tắt của "Secure Shell," đây là một giao thức mạng được sử dụng để thiết lập kết nối bảo mật giữa hai máy tính và cho phép truy cập từ xa vào máy chủ hoặc thiết bị khác qua mạng

18 Tháng 10

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?

Bạn có biết rằng việc ăn chay trường kỳ không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe, mà còn góp phần bảo vệ môi trường và động vật? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những lợi ích tuyệt vời của việc ăn chay trường kỳ, cũng như những mẹo để duy trì thói quen này.

09 Tháng 06

Bí quyết tập luyện chạy bộ cho người mới bắt đầu

Chạy bộ là một hình thức tập luyện đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để cải thiện sức khỏe và tăng cường thể lực. Đối với người mới bắt đầu, bước đầu tiên là quan trọng nhất và đòi hỏi một sự chuẩn bị cẩn thận để tránh chấn thương và duy trì động lực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết tập luyện chạy bộ cho người mới bắt đầu.

Bài tập tính số hạt trong nguyên tử là bài tập Nguyên tử được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức về chuyên đề nguyên tử Hóa học, luyện tập các bài tập cơ bản nhằm biết cách tính số hạt trong nguyên tử. Mời các bạn cùng tham khảo.

I. Tóm tắt kiến thức trọng tâm

  • Số hạt mang điện là p và e, số hạt không mang điện là n
  • Số khối A = p + n
  • Tổng số hạt của nguyên tử: X = p + n + e, trong đó p = e
  • Nên X = 2p + n
  • Với a là số hạt nào đó [p, n, e], thì phần trăm số hạt a sẽ là:

Ví dụ 1: Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.

Phân tích đề

Số hạt mang điện p + e nhiều hơn số hạt không mang điện n là 12.

Tức là [p + e] – n = 12.

Hướng dẫn giải chi tiết

Ta có điện tích hạt nhân là 13+, tức p = 13 [1]

Ta lại có [p + e] – n = 12

Mà p = e Suy ra 2p – n = 12 [2]

Thế [1] vào [2] ta được: 2 . 13 – n = 12

Suy ra n = 26 - 12 = 14

Số khối A = p + n = 13 + 14 = 27. Vậy số khối của nhôm là 27.

Ví dụ 2: Biết nguyên tử B có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định cấu tạo của nguyên tử B.

Phân tích đề

Các bạn hình dung sơ đồ sau:

Số hạt không mang điện chiếm 33,33% nghĩa là % n = 33,33; tổng số hạt là 21, tức X = 21. Tìm p, e.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

% n = 33,33% ⇒ n = 33,33.2110033,33.21100 = 7 [1]

X = p + n + e mà p = e ⇒ 2p + n = 21 [2]

Thế [1] vào [2] ⇒ p = e = 21 − 7221 − 72 = 7

Vậy nguyên tử B có điện tích hạt nhân 7+, có 7e

II. Bài tập vận dụng liên quan

Những kiến thức cơ bản trên sẽ trở nên dễ nhớ hơn khi các bạn thường xuyên vận dụng để giải quyết các bài tập tương tự:

Bài 1: Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt từng loại.

Bài 2: Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tính số p, n , e.

Bài 3: Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hãy xác định số khối của nguyên tử Sắt.

Bài 4: Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định cấu tạo nguyên tử. Đối chiếu bảng các nguyên tố SGK xem M là nguyên tố nào?

Bài 5: Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 %. Tính số hạt mỗi loại. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.

Bài 6: Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại.

Bài 7: Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt từng loại.

Bài 8: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi loại.

Bài 9: Tổng số hạt p, n, e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Tính số proton mỗi loại.

Bài 10. Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.

Bài 11. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi loại.

Bài 12. Tổng số hạt cơ bản trong phân tử R2X là 28 hạt. Biết rằng số khối của X lớn hơn số khối của R là 15, trong nguyên tử X số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện và nguyên tử R không có nơtron. Số proton trong nguyên tử X là

Bài 13. Cho các nguyên tố X, Y, Z. Tổng số hạt p, n và e trong các nguyên tử lần lượt là 16, 58 và 78. Số notron trong hạt nhân và số hiệu nguyên tử của mỗi nguyên tố khác nhau không quá 1 đơn vị. Hãy xác định các nguyên tố và viết ký hiệu của các nguyên tố.

Bài 14. Hợp chất G có công thức phân tử là M2X. Tổng số các hạt trong M2X là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44, số khối của M nhiều hơn số khối của X là 23, tổng số hạt của ion M+ nhiều hơn ion X2- là 31. Tìm công thức phân tử của M2X.

Bài 15. Cho hợp chất MX2. Trong phân tử MX2 có tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44, Số khối của X lớn hơn số khối của M là 11. Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16. Xác định ký hiệu nguyên tử M, X và công thức MX2.

III. Đáp án - Hướng dẫn giải

Bài 1: Tổng số hạt: p + n + e = 52 Vì p = e => 2p + n = 52 [1]

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16: 2p - n = 16 [2]

Từ [1], [2] giải hệ phương trình: p = e = 17; n = 18

Bài 2:

Nguyên tử B có tổng số hạt là 28: 2p + n = 28

Số hạt không mang điện chiếm 35,7% =>

\=> p = e = 9

Bài 3:

Điện tích hạt nhân bằng 26+ => số p = 26

vì nguyên tử trung hòa về điện nên p = e

ta có [p + e] - n = 22 mà p = e => 2p - n = 22

\=> 2.26 - n = 22 => 52 - n = 22 => n = 30

Do đó nguyên tử khối của Fe là : 30 + 26 = 56 đvC

Bài 4:

Gọi số hạt nơtron là N, số hạt proton là z.

Có N nhiều hơn z là 1 hạt nên ta có z + 1 = N [1]

Do số hạt e = p = z và số hạt mang điện [z] nhiều hơn số hạt không mang điện [N] là 10 nên ta có 2z - N = 10 [2]

Từ [1] [2] ta có z = 11 và N = 12

Suy ra A = z + N = 11 + 12 = 23 và M là Na.

Bài 5:

Ta có p + n + e= 38

Mà p = e nên 2p + n = 38 [1]

Số hạt ko mang điện là: n = 28.35:100 = 10 [2]

Thay [2] vào [1] có 2p = 38 - n 2p=38-10 p = 14 = e

Sơ đồ tự vẽ

Bài 6:

Theo đề ta có n + e + p = 48

2p + n = 48 [1]

và có 2p = 2n

n = p [2]

Từ 1 và 2 => 3p = 48 p = n = e = 16

Bài 7:

Ta có

p + n + e = 116 mà p = e 2p + n = 116 [1]

Vì số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24

\=> [p + e] - n = 24 mà p = e 2p - n = 24 [2]

Từ [1] [2] => giải hệ bấm máy tính

\=> p = 35, n = 46

Vì p=35=>nguyên tử X là Brom

Bài 8:

Có: 2Z[A] + 2Z[B] + [NA + NB] = 142[1]

2[Z[A] + Z[B]] - [N[A] + N[B]] = 42 [2]

\=> Z[B] - Z[A]=6 [3]

\=>Z[A] + [B] = 46; N[A] + N[B] = 50

\=> Z[A] = 26 và Z[B] = 20

\=> Là Fe và Ca.

Bài 9. [Hướng dẫn]

Đặt số proton, notron của A lần lượt là pA, nA

Đặt số proton, notron của A lần lượt là pB, nB

­Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton = số notron → eA = pA ; eB = pB

Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử A, B là 142 nên ta có phương trình:

[pA + eA + nA] + [pB + eB + nB] = 177

→ 2pA + nA + 2pB + nB = 177

→ 2pA + 2pB + nA + nB = 177 [1]

Trong A, B số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47 nên ta có phương trình

[pA + eA + pB + eB] – [nA + nB] = 47

→ [2pA + 2pB] – [nA + nB] = 47 [2]

Số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 8 nên ta có phương trình

[pB + eB] – [pA + eA] = 8

→ 2pB – 2pA = 8

→ pB – pA = 4 [3]

Từ [1] và [2] ta có hệ phương trình:

![\left{ \begin{array}{l} \left[ {2{p_A} + 2{p_B}} \right] + \left[ {{n_A} + {n_B}} \right] = 177\ \left[ {2{p_A} + 2{p_B}} \right] - \left[ {{n_A} + {n_B}} \right] = 47 \end{array} \right. = \left{ \begin{array}{l} 2{p_A} + 2{p_B} = 112[4]\ {n_A} + {n_B} = 65 \end{array} \right.][////i0.wp.com/tex.vdoc.vn/?tex=%5Cleft%5C%7B%20%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7D%0A%5Cleft[%20%7B2%7Bp_A%7D%20%2B%202%7Bp_B%7D%7D%20%5Cright]%20%2B%20%5Cleft[%20%7B%7Bn_A%7D%20%2B%20%7Bn_B%7D%7D%20%5Cright]%20%3D%20177%5C%5C%0A%5Cleft[%20%7B2%7Bp_A%7D%20%2B%202%7Bp_B%7D%7D%20%5Cright]%20-%20%5Cleft[%20%7B%7Bn_A%7D%20%2B%20%7Bn_B%7D%7D%20%5Cright]%20%3D%2047%0A%5Cend%7Barray%7D%20%5Cright.%20%3D%20%20%3E%20%5Cleft%5C%7B%20%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7D%0A2%7Bp_A%7D%20%2B%202%7Bp_B%7D%20%3D%20112[4]%5C%5C%0A%7Bn_A%7D%20%2B%20%7Bn_B%7D%20%3D%2065%0A%5Cend%7Barray%7D%20%5Cright.]

Từ [3] và [4] kết hợp ta có hệ phương trình:

![\left{ \begin{array}{l}

  • {p_A} + 2{p_B} = 4[3]\ 2{p_A} + 2{p_B} = 47 \end{array} \right. = \left{ \begin{array}{l} {p_A} = 26\ {p_B} = 30 \end{array} \right.][////i0.wp.com/tex.vdoc.vn/?tex=%5Cleft%5C%7B%20%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7D%0A%20-%20%7Bp_A%7D%20%2B%202%7Bp_B%7D%20%3D%204[3]%5C%5C%0A2%7Bp_A%7D%20%2B%202%7Bp_B%7D%20%3D%2047%0A%5Cend%7Barray%7D%20%5Cright.%20%3D%20%20%3E%20%5Cleft%5C%7B%20%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7D%0A%7Bp_A%7D%20%3D%2026%5C%5C%0A%7Bp_B%7D%20%3D%2030%0A%5Cend%7Barray%7D%20%5Cright.]

Bài 10.

Ta có điện tích hạt nhân là 13+ , tức p = 13 [1]

Ta lại có [p + e] – n = 12

Mà p = e Suy ra 2 p – n = 12 [2]

Thế [1] vào [2] ta được: 2 . 13 – n = 12

Suy ra n = 26 - 12 = 14

Số khối A = p + n = 13 + 14 = 27. Vậy số khối của nhôm là 27.

Bài 11.

Đặt số proton, notron của A lần lượt là pA, nA

Đặt số proton, notron của B lần lượt là pB, nB

Ta có số proton = số electron [vì nguyên tử trung hòa về điện]

→ eA = pA; eB = pB

Tổng số hạt p, n, e trong 2 nguyên tử A, B là 142 nên ta có phương trình:

[pA + eA + nA] + [pB + eB + nB] = 142

→ 2pA + nA + 2pB + nB = 142

→ 2pA + 2pB + nA + nB = 142 [1]

Trong A, B số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42 nên ta có phương trình

[pA + eA + pB + eB] – [nA + nB] = 42

→ [2pA + 2pB] – [nA + nB] = 42 [2]

Số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12 nên ta có phương trình

[pB + eB] – [pA + eA] = 12

→ 2pB – 2pA = 12

→ pB – pA = 6 [3]

Từ [1] và [2] ta có hệ phương trình:

%2B[n_A%2Bn_B]%3D142%5C%5C[2p_A%2B2p_B]-[n_A%2Bn_B]%3D42%5Cend%7Barray%7D%5Cright.%5CRightarrow%5Cleft%5C%7B%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7D2p_A%2B2p_B%3D92%5C%3B[4]%5C%5Cn_A%2Bn_B%3D50%5Cend%7Barray%7D%5Cright.]

Từ [3], [4] kết hợp ta có hệ phương trình:

%5C%5C2p_A%2B2p_B%3D92%5C%3B[4]%5C%3B%5Cend%7Barray%7D%5Cright.%5Cleft%5C%7B%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7Dp_A%3D20%5C%5Cp_B%3D26%5Cend%7Barray%7D%5Cright.]

Câu 12.

Gọi các hạt cơ bản trong R là: pR, eR, nR ; các hạt trong X là pX, eX, nX

Tổng số các hạt cơ bản trong R2X là 28 hạt

\=> 2.[pR + eR + nR] + pX + eX + nX = 28

\=> 2.[2.pR + nR] + 2.pX + nX = 28

\=> 4.pR + 2.pX + 2.nR + nX = 28 [1]

Số khối của X lớn hơn số khối của R là 15 => AX – AR = 15

\=> pX + nX – [pR + nR] = 15 [2]

Trong nguyên tử X số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện

\=> pX + eX = 2.nX [3]

Nguyên tử R không có nơtron => nR = 0 [4]

Từ [1]; [2], [3], [4] ta có hệ phương trình

%3D15%5C%5Cp_X%2Be_X%3D2n_X%5C%5Cn_R%3D0%5Cend%7Barray%7D%5CRightarrow%5Cright.%5Cleft%5C%7B%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7D4.pR%2B2p_X%2Bn_X%3D28%5C%5C-p_R%2Bn_R%2Bn_X%3D15%5C%5Cp_X%3Dn_X%5C%5Cn_R%3D0%5Cend%7Barray%7D%5CRightarrow%5Cright.%5Cleft%5C%7B%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7Dp_R%3D1%5C%5Cp_X%3D8%5C%5Cn_X%3D8%5C%5Cn_R%3D0%5Cend%7Barray%7D%5Cright.]

Câu 13.

Cho các nguyên tố X, Y, Z. Tổng số hạt p, n và e trong các nguyên tử lần lượt là 16, 58 và 78. Số notron trong hạt nhân và số hiệu nguyên tử của mỗi nguyên tố khác nhau không quá 1 đơn vị. Hãy xác định các nguyên tố và viết ký hiệu của các nguyên tố.

+] Với nguyên tử nguyên tố có tổng số hạt là 16

Ta có: 2Z1 + N1 = 16

Mà ta luôn có: 1 ≤ N1 / Z1 ≤ 1,5

⇔Z1 ≤ N1≤ 1,5Z1⇔ 3 Z1 ≤ 2 Z1 + N1 ≤ 3,5 Z1

⇔ 4,57 ≤ Z1 ≤ 5,33

Vậy Z1 = 5⇒ N1 = 6 ⇒ A1 = 11

+] Với nguyên tử nguyên tố có tổng số hạt là 58

Ta có: 2Z2 + N2 = 58

Mà ta luôn có: 1 ≤ N2/ Z2 ≤ 1,5

⇔ Z2 ≤ N2 ≤ 1,5Z2 ⇔ 3Z2 ≤ 2Z2 + N2 ≤ 3,5Z2 ⇔ 16,57 ≤ Z2 ≤ 19,3

Mặt khác ta có

N2 − Z2 ≤1 ⇔ 58 − 3Z2 ≤ 1

⇔ Z2 ≥ 19

Vậy Z2 = 19 ⇒ N2 = 20 ⇒ A2 = 39

+] Với nguyên tử nguyên tố có tổng số hạt là 78

Ta có: 2Z3 + N3 = 78

Mà ta luôn có: 1 ≤ N3/Z3 ≤ 1,5

⇔ Z3 ≤ N3 ≤ 1,5Z3 ⇔ 3Z3 ≤ 2Z3 + N3 ≤ 3,5Z3 ⇔ 22,3 ≤ Z2 ≤ 26

Mặt khác ta có:

N3 −Z3 ≤ 1⇔ 78 − 3Z3 ≤ 1

⇔ Z3 ≥ 25,66

Vậy Z3 = 26 ⇒ N2= 26 ⇒ A2 = 52

Câu 14.

Trong M2X : 2p + n = 140 [1] ; 2p – n = 44 [2]

Giải hệ phương trình [1], [2]

\=>p = 46 ; n = 48

\=> AM2X = 94 = 2AM + AX [3]

Mà AM – AX = 23 [4]

Giải hệ phương trình [3] và [4]

\=>AM = pM + nM =39 ; AX = pX + nX =16

Mà [2pM + nM] – [2pX + nX] = 34

\=> 39+ pM - 16 -pX = 34

\=>pM – pX = 11

Lại có : pM2X = 2pM + pX = 46

\=> pM = 19 [K] và pX = 8 [O]

Vậy M2X là K2O

Câu 15.

Tổng số các hạt trong phân tử là 140

→ 2Z M + N M + 2.[2Z X + N X ] = 140 [1] Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt

→ 2Z M + 4Z X - N M - 2.N X = 44 [2]

Giải hệ [1], [2] → 2Z M + 4Z X = 92 và N M + 2N X = 48

Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16 hạt

→ 2Z X + N X - [2Z M + N M ] = 16 [3] Số khối của X lớn hơn số khối của M là 11

→ [Z X + N X ]- [Z M + N M ] = 11 [4]

Lấy [3] - [4] → Z X - Z M = 5

Ta có hệ:

2ZM + 4ZX = 92

−ZM + ZX=5

⇒ ZM = 12; ZX = 17

M là Mg và X là Cl

Vậy công thức của MX2 là MgCl2.

....................................

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Bài tập tính số hạt trong nguyên tử. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn nhé.

Chủ Đề