Bài giảng luyện tập lập luận giải thích năm 2024

Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 26: Luyện tập lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 26: Luyện tập lập luận giải thích

  1. Chào mừng cô và các bạn đã đến với phần chuẩn bị của nhóm em.
  2. Cho đề văn: Một nhà văn có nói: “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó. Dàn bài: I] Mở bài: Dẫn và nêu vấn đề cần được giải thích. + Dẫn vào vấn đề: Hướng vào vai trò của sách. + Nêu vấn đề cần giải thích: Trích dẫn câu nói. VD: Đã từ lâu sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Sách là kho tàng lưu giữ những kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích lũy qua mấy ngàn năm. Sách là chìa khóa vàng mở cửa tòa lâu đài tráng lệ chứa vô vàn điều kì diệu. Nhận định về giá trị của sách, một nhà văn đã từng nói: “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
  3. II] Thân bài: Trình bày các nội dung giải thích. * Giải thích ý nghĩa của câu nói: - Sách chứa dựng trí tuệ- tinh túy, tinh hoa về sự hiểu biết của nhân loại - Sách là ngọn đèn sáng bất diệt soi đường đưa con người ra khỏi chốn tối tăm của sự không hiểu biết và ngọn đèn ấy không bao giờ tắt. -> Sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ của con người. * Giải thích cơ sở chân lí của câu nói: - Chỉ có những cuốn sách nào có giá trị mới là ngọn đèn sáng bất diệt. + Sách ghi lại những hiểu biết quý giá nhất trong sản xuất, trong chiến đấu, trong các mối quan hệ xã hội. Vì vậy sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ. + Những hiểu biết được sách ghi lại có ích cho mọi thời đại, truyền lại cho các dời sau. Vì vậy sách là “ Ngọn đèn sáng bất
  4. diệt. VD: Sách văn học, khoa học xã hội, sách khoa học tự nhiên, * Giải thích sự vận dụng của câu nói: - Cần phải chăm đọc sách để mở mang kiến thức. - Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc và tránh đọc sách dở, sách có hại. - Cần tiếp nhận ánh sáng trí tuệ trong sách và vận dụng trong đời sống. III] Kết bài: Khẳng định tác dụng của câu nói và liên hệ bản thân. VD: Hàng ngàn năm qua, con người đã sáng tạo ra sách và ham mê đọc sách. Xưa kia đọc sách chỉ là đặc quyền của một số ít người. Trong thời đại khoa học phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều phương tiện học tập và giải trí hiện đại nhưng không thể thay thế được sách. Sách vẫn tiếp tục phát huy khả năng kì diệu của nó và một điều chắc chắn là nền văn minh của nhân loại sẽ dần tàn lụi nếu thiếu sách. Vì vậy chúng ta cần phải gìn giữ và phải ham mê đọc sách.
  5. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 cả năm [mỗi bộ sách] bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank [QR]
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích.

- Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi câu cần tránh trong lúc làm bài

2. Kĩ năng

- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, phát triển ý thành đoạn văn

3. Thái độ

- Ý thức trau dồi tri thức, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức bản thân thông qua những bài văn giải thích.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

CH1: Nhu cầu và mục đích giải thích trong đời sống và trong nghị luận như thế nào ?

CH2: Thế nào là phép lập luận giải thích? Có những cách giải thích nào trong văm nghị luận?

3. Bài mới

- Các em đã đc tìm hiểu về văn lập luận giải thích.Vậy bài văn lập luận giải thích đc trình bày ra sao cách lập luận như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ 1. HDHS tìm hiểu các bước làm bài

- GV gọi HS đọc đề bài trong SGK.

CH: Nhắc lại các bước làm một bài văn bình thường? [4 bước]

CH1:Đề bài nêu trong SGK đặt ra yêu cầu gì?

I.Các bước làm bài văn lập luận giải thích.

* Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích câu tục ngữ đó.

CH: Nhắc lại các bước làm một bài văn bình thường? [4 bước]

CH1:Đề bài nêu trong SGK đặt ra yêu cầu gì?

1. Tìm hiểu đề và tìm ý.

- Yêu cầu: Giới thiệu nội dung câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

CH2: Người làm bài có cần giải thích vì sao “Đi một ngày đàng, học một sáng khôn” không? Vì sao

CH3: Làm thế nào để tìm hiểu được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ?

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh

CH: Bài văn lập luận giải thích có nên gồm 3 phần chính giống như bài văn lập luận chứng minh không? Vì sao?

- Làm sáng tỏ nghĩa đen, nghĩa bóng và ý nghĩa sâu xa của nó.

- Đề yêu cầu phép lập luận và giải thích

- Để tìm được ý nghĩa đầy đủ và chính xác của câu tục ngữ cần:

+ Hỏi người hiểu biết hơn

+ Đọc sách báo

+ Tra từ điển

+ Tự mình suy nghĩ

+ Liên hệ với ca dao tục ngữ tương tự...

CH: Phần mở bài trong bài văn lập luận giải thích cần phải đạt yêu cầu gì?

[mang định hướng giải thích, gợi nhu cầu được hiểu biết]

2. Lập dàn bài:

  1. Mở bài:

- Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết thành kinh nghiệm và thể hịên khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết

CH:Phần thân bài trong bài văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì?

CH: Để làm cho ý nghĩa của câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” trở nên dễ hiểu đối với người đọc, người nghe, thì nên sắp xếp các ý đã tìm được theo thứ tự nào?

  1. Thân bài: Triển khai việc giải thích

- Giải thích nghĩa đen:

+ Đi một ngày đàng, nghĩa là gì?

+ Học một sáng khôn, nghĩa là gì?

[lưu ý: Cách đo –không gian = đơn vị ngày

- Trí khôn = sàng có gì đặc biệt]

- Giải thích nghĩa bóng

* Suy nghĩ câu tục ngữ và đúc kết một kinh nghiệm về nhận thức không? kinh nghiệm đó là gì?

- Nghĩa sâu: Liên hệ với các dị bản khác

CH: Phần kết bài trong văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì?

H:Em có thể rút ra kết luận gì về việc lập dàn bài cho một bài văn lập luận giải thích?

  1. Kết bài.

- Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ

- Kết luận: ý 2 – ghi nhớ – SGK Trang 86

- GV cho HS đọc đoạn mở bài trong SGK

CH: Các đoạn mở bài này có đáp ứng yêu cầu của đề bài lập lụân giải thích không?

CH: Có phải mỗi bài văn chỉ có 1 cách mở bài duy nhất không?

3. Viết bài:

  1. Viết mở bài: Có thể theo 1 trong3 cách

+ Đi thẳng vào vấn đề

+ Đối lập hoàn cảnh với ý thức

+ Nhìn từ chung đến riêng

- GV lần lượt cho HS đọc các thân bài khác nhau.

CH: Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết được với phần mở bài?

CH: Cần làm gì để các đoạn sau của thân bài liên kết được với đoạn trước của nó?

b.Viết thân bài:

- Đoạn đầu tiên của phần thân bài phải liên kết với phần mở bài, phù hợp với mở bài.

- Các đoạn sau của thân bài phải liên kết được với đoạn trước nó.

CH: Nên giải thích nghĩa đen như thế nào?

- Giải thích nghĩa đen: của từng câu tục ngữ, từng vế câu trước rồi giải thích nghĩa đen của câu.

CH: Nên viết đoạn văn giải thích nghĩa bóng như thế nào?

- Viết đoạn văn giải thích nghĩa bóng phải đặt vào mối quan hệ với nghĩa đen xem có hợp lôgic không.

CH: Viết đoạn văn giải thích nghĩa sâu như thế nào?

- Viết đoạn văn giải thích nghĩa sâu phải có liên hệ với câu ca dao, tục ngữ khác có nét tương đồng về nội dung, có sự so sánh phân tích với nội dung của câu tục ngữ đó.

- HS đọc đoạn kết bài SGK và nêu.

CH: Kết bài ấy đã cho thấy rõ là vấn đề đã được giải thích xong chưa?

CH: Có phải mỗi đề văn chỉ có một cách kết bài duy nhất không?

  1. Kết bài:

- Có nhiều cách kết bài sao phù hợp với cách mở bài.

4. Đọc lại và sửa chữa.

* Kết luận chung

HĐ . HDHS luyện tập:

- HS trả lời câu hỏi SGK

CH: Hãy tự viết những cách viết bài văn khác cho đề bài trên.

- GV hướng dẫn HS viết 1 đoạn văn kết bài.

1 - 2 HS đọc kết bài của bạn.

II. Luyện tập.

4. Củng cố, luyện tập

- GV củng cố nội dung ghi nhớ

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn nội dung bài học, học thuộc lòng phần ghi nhớ SGK T 86

- Chuẩn bị bai lập luận giải thích

* Làm thật kĩ phần: Chuẩn bị ở nhà theo các yêu cầu SGK

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:

  • Giáo án: Luyện tập lập luận giải thích
  • Giáo án: Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích
  • Giáo án: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
  • Giáo án: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập [tiếp theo]
  • Giáo án: Luyện nói: Bài văn giải thích một số vấn đề

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • [mới] Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
  • [mới] Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • [mới] Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề