Bà bầu bị ho nên khám ở đâu

Trong thời gian mang thai, những thay đổi của nội tiết tố bên trong cơ thể cộng với sự suy giảm của hệ miễn dịch làm cho cơ thể mẹ dễ mắc bệnh. Theo đó, mẹ bầu thường hay bị các loại virus, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài và những người xung quanh tấn công. Hoặc sự thay đổi đột ngột của thời tiết cũng như nhiệt độ làm cho nguy cơ mắc bệnh tăng cao.

Ngoài ra, bà bầu bị ho còn có nguyên nhân do việc tăng tiết màng nhầy gây nên tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi dẫn đến ho. Tử cung gây áp lực lên ổ bụng khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng làm cho bà bầu bị ho.

2. Sự khác nhau giữa ho thông thường và ho bệnh lý

Khi bị ho thông thường, bà bầu chỉ ho nhẹ, không kèm theo sốt, ho không có đờm, không đau tức ngực và khó thở. Trường hợp này bà bầu không cần phải uống thuốc, chỉ cần nghỉ ngơi và chăm sóc chu đáo sẽ tự khỏi.

Đặc điểm của ho bệnh lý rất dễ nhận biết, người mẹ bị ho nhiều và dai dẵng không dứt. Ho có đờm đặc màu xanh, vàng đi kèm với các triệu chứng như đau tức ngực gây ra khó thở, cơ thể bị nóng sốt. Đây là những dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ như lao, viêm phổi, viêm phế quảng. Lúc này, mẹ bầu cần đi khám để điều trị kịp thời.

Ngay khi có dấu hiệu do dai dẳng, ho có đờm đặc, đau tức ngực mẹ bầu cần khám bác sĩ ngay

3. Bà bầu bị ho ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Mẹ bầu bị những cơn ho mạnh và dai dẵng có thể gây áp lực lên vùng bụng, ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi, có khả năng làm tăng nguy cơ động hoặc sảy thai. Ngoài ra, ho nhiều còn làm cho thanh quản bị tổn thương, trầy xước gây chảy máu tác động xấu đến sức khỏe mẹ. Thực đơn dinh dưỡng khi mang thai cũng sẽ bị ảnh hưởng, do lúc này việc ăn uống của mẹ cũng trở nên khó khăn hơn. Lúc này, mẹ không thể nạp được nhiều chất dinh dưỡng làm cho thai nhi chậm phát triển.

4. Cách phòng và điều trị khi bị ho

– Trước khi mang thai, ít nhất là 3 tháng phụ nữ nên đi tiêm phòng ngừa cúm và rubella để đảm bảo cho sức khỏe của thai nhi.

– Đảm bảo một thực đơn dinh dưỡng khi mang thai đầy đủ, phong phú. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên tập luyện thể dục thường xuyên để giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại một số bệnh.

– Hạn chế đến những nơi đông người. Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối ấm. Đặc biệt, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh, mưa.

– Khi bị bệnh, mẹ bầu tuyệt đối không tự ý uống thuốc vì có thể sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Phải được sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

– Đối với trường hợp bà bầu bị ho nhẹ có thể tự chữa khỏi bằng các bài thuốc dân gian như: Chưng tắc với mật ong; Ăn vỏ cam hoặc vỏ quýt nướng; Lá hẹ chưng đường phèn; Nước giá luộc. Cách này trị ho hiệu quả, không gây tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến thai nhi.

Viêm họng khi mang thai là tình trạng nhiều người gặp phải, gây ra những cảm giác khó chịu, khiến mẹ bầu bị sốt, ho, đau họng, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi và ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Để điều trị viêm họng khi mang thai thì cần phải có chỉ định từ bác sĩ chứ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc bừa bãi.

Không chỉ đối với người bình thường mà ngay cả phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm họng. Đây là một dạng bệnh lý thể hiện tình trạng viêm nhiễm phổ biến gây đau, rát ở cổ họng và khó nuốt nước bọt ở người bệnh.

Đối với những người bình thường, bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần mà không để lại bất cứ tổn thương hay di chứng gì về sau. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì viêm họng không chỉ gây suy yếu sức khỏe của người mẹ mà còn nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi.

Nhiều thai phụ tỏ ra lo lắng và không biết bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng gì không, thực tế, để điều trị viêm họng cho bà bầu thì phải cần dùng đến thuốc đặc hiệu. Thuốc sẽ đi qua đường máu đến cuống rốn của thai nhi và ít nhiều ảnh hưởng đến em bé. Chính vì vậy, mối lo này không phải là không có căn cứ.

Bà bầu bị viêm họng sẽ làm thay đổi nội tiết lúc mang thai và làm cho sức đề kháng của niêm mạc mũi họng bị suy giảm. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do sức đề kháng của thai phụ bị giảm sút nên bệnh sẽ không thể tự khỏi, càng để lâu thì càng ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ biến chứng. Do đó, bắt buộc thai phụ phải dùng thuốc điều trị viêm họng, điều này có thể gây nguy hiểm đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Bà bầu bị viêm họng

Tương tự, bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối lại có thể gây ra những ảnh hưởng như rối loạn ở phổi, kéo dài thời gian mang thai, chậm quá trình chuyển dạ... vô cùng nguy hiểm.

Thực tế, bất kỳ thai phụ nào bị viêm họng khi mang thai do siêu vi hoặc vi khuẩn gây ra đều mang đến những nguy cơ cho sự phát triển đầy đủ của thai nhi trong bụng, có thể gây tình trạng thiếu oxy huyết ở thai nhi và tăng nguy cơ sinh non ở mẹ. Chính vì thế, mẹ bầu cần tìm hiểu các kiến thức về bệnh viêm họng để phòng tránh trong suốt thai kỳ.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm họng khi mang thai chủ yếu là do siêu vi hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, bà bầu bị viêm họng còn có thể là do:

  • Sức đề kháng và hệ thống miễn dịch suy giảm, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công;
  • Do thói quen sinh hoạt hàng ngày không tốt;
  • Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh;
  • Sống trong môi trường ô nhiễm;
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ;
  • Thời tiết thay đổi thất thường.

Những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh viêm họng khi mang thai rất rõ ràng, thai phụ thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Cơ thể ớn lạnh, gai rét;
  • Mệt mỏi, uể oải;
  • Sốt cao;
  • Khô môi, lưỡi bẩn, khô rát họng;
  • Khi nuốt bị nhói lên tai;
  • Ho có đờm, khàn tiếng;
  • Khi khám thấy niêm mạc họng đỏ, tăng xuất tiết.

Viêm họng khiến bà bầu mệt mỏi

Bà bầu bị viêm họng nếu phát hiện sớm thì có thể áp dụng các phương pháp điều trị dân gian như uống nước gừng mật ong, nước cam nướng, chanh mật ong hay súc miệng với nước muối loãng, nước khoai tây luộc... Ngoài ra, có thể sử dụng các loại kẹo ngậm chữa viêm họng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng Paracetamol để giảm đau, hạ sốt.

Trong trường hợp bị viêm họng nặng thì thai phụ cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Đề phòng tránh viêm họng khi mang thai thì thai phụ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Luôn giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát để virus, vi khuẩn không có nơi trú ẩn;
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, súc miệng bằng nước muối loãng để sát trùng răng và cổ họng;
  • Hạn chế thêm quá nhiều muối vào khẩu phần ăn hàng ngày và ít sử dụng đồ ăn chiên, xào, cay, nóng;
  • Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin cho cơ thể;
  • Hạn chế đến chỗ đông người, nếu có việc ra ngoài thì nên đeo khẩu trang để chống bụi và chống nhiễm khuẩn qua đường hô hấp.

Trong trường hợp đã phòng tránh nhưng vẫn bị viêm họng khi mang thai thì cần phải đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phương án điều trị hợp lý, tuyệt đối không được mặc kệ cho bệnh tự khỏi hay tự ý mua thuốc điều trị ở nhà. Tất cả bà bầu bị viêm họng cần thực hiện các điều sau:

  • Hạn chế nói chuyện hay la hét;
  • Ăn thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng, dễ tiêu, không ăn mặn, chua, cay và không ăn sau 9 giờ tối;
  • Uống thật nhiều nước ấm, nước trái cây;
  • Giữ cho phòng ngủ thoáng khí, ấm.

Tóm lại, phụ nữ trong giai đoạn mang thai có hệ thống miễn dịch suy giảm nên nguy cơ mắc phải bệnh viêm họng là khá cao. Chính vì thế, mỗi bà bầu cần lưu ý giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh lui tới những chỗ đông người và các vùng có dịch về cảm cúm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Phân biệt ung thư vòm họng với viêm amidan có mủ và viêm họng hạt

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề