Ao làng nghĩa là gì

Vận động viên tham dự SEA Games 31. [Ảnh: Thanhuytphcm.vn]

[Thanhuytphcm.vn] - Những ngày qua, người hâm mộ thể thao Đông Nam Á lại được sống trong không khí cuồng nhiệt, hào hứng cùng SEA Games – nơi hội tụ và tranh tài của những vận động viên thể thao hàng đầu khu vực. Việt Nam vinh dự là quốc gia được chọn đăng cai được tổ chức SEA Games lần thứ 31. Sau 12 ngày tranh tài sôi nổi [12/5 đến 23/5/2022], SEA Games 31 đã thành công mỹ mãn, để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng vận động viên cũng như người hâm mộ thể thao khu vực. Sự phấn khởi như được nâng lên khi Đoàn Việt Nam đã dành thắng lợi áp đảo trên bảng tổng sắp huy chương của Đại hội. Trong đó có những chiến thắng làm nức lòng người hâm mô, cụ thể ở các nội dung thi đấu như: bóng đá, bơi lội, điền kinh, võ thuật…

Bên cạnh sự hân hoan và niềm tự hào của Nhân dân cả nước, không ít những bình luận, chia sẻ mang tính “giễu cợt”, “chê bai” xem nhẹ, phủi bỏ những thành công của SEA Games cũng như thành tích của Việt Nam giành được, khi cho rằng: “SEA Games chỉ là sân chơi ao làng”, “Chưa tổ chức đã biết chủ nhà về nhất”, “Việt Nam vẫn là vùng trũng của thể thao thế giới, cả chuyên môn lẫn khâu tổ chức”… Những nhận định, phản ánh trên hoàn toàn sai lệch với thực tế những gì diễn ra trước, trong và sau SEA Games 31.

SEA Games là sự kiện thể thao lớn nhất Đông Nam Á, được tổ chức 2 năm một kỳ, đến nay đây là một trong những giải đấu thể thao lâu đời trong khu vực Châu Á cũng như thế giới. Qua mỗi kỳ đại hội, uy tín và chất lượng của SEA Games lại được nâng lên. Tại SEA Games, thể thao các nước luôn chọn cử những vận động viên tài năng nhất, ưu tú nhất để có thể mang chiến thắng về cho quốc gia, dân tộc. Thông qua SEA Games, các vận động có điều kiện thi đấu cọ xát, cải thiện và nâng cao thành tích, đồng thời những người làm công tác điều hành, huấn luyện thể thao các nước có cơ hội kiểm nghiệm, đánh giá thực lực của quốc gia để dần nâng chất thể thao ASEAN tiệm cận với các giải đấu lớn của thể thao châu lục và quốc tế. SEA Games còn là dịp để thể thao các nước xích lại gần nhau hơn, để vận động viên và người hâm mộ cũng như Nhân dân các nước Đông nam Á có điều kiện thiết lập và tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, để văn hóa các quốc gia được giao lưu, kết nối và phát triển. SEA Games là nơi mà người hâm mộ trong khu vực trao gửi niềm tin, hy vọng và sự cuồng nhiệt với thể thao, nơi mà tinh thần cao thượng và tính không biên giới của thể thao được tôn vinh và tỏa sáng. Do đó, nhất định, phải có những “ao làng” chất lượng thế này thì mới mong thể thao Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng vươn ra được biển lớn.

SEA Games 31 diễn ra ở 12 tỉnh, thành [Hà Nội và các tỉnh phía Bắc] với 37 điểm thi đấu, quy tụ hơn 5.000 vận động viên thể thao chuyên nghiệp tham gia tranh tài ở 40 môn với 52 nội dung thi đấu; 4.000 bộ huy chương đã được trao cho các đoàn. Theo đánh giá của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á, Ủy ban Olympic quốc tế [IOC], Hội đồng Olympic Châu Á thì đây kỳ SEA Games có quy mô hoành tráng nhất từ trước đến nay từ việc xây dựng, tổ chức chương trình sự kiện cho đến việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để phục vụ SEA Games. Đặc biệt, với khẩu hiệu “Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn”, Việt Nam tổ chức tất cả các môn thi Olympic và nói không với việc cắt bỏ thế mạnh của các đoàn thể thao khác, vấn đề vốn luôn tồn tại trong các kỳ SEA Games trước. Sự thay đổi về tư duy nước chủ nhà chính là đảm bảo tiền đề để nâng tầm thể thao Đông Nam Á trong tương lai. Để SEA Games thực sự là nơi “rèn quân” cho những đấu trường cao hơn của châu lục và thế giới chứ không phải là nơi tôn vinh nước chủ nhà.

Với 446 huy chương [205 HCV, 125 HCB và 116 HCĐ] giành được trong đại hội lần này, Thể thao Việt Nam chiếm ngôi Nhất toàn đoàn một cách thuyết phục. Việt Nam một lần nữa khẳng định là quốc gia có nền thể thao hàng đầu khu vực. Đó là thành quả từ sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp thể dục thể thao; sự nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên; sự đồng hành, ủng hộ và cổ vũ nồng nhiệt của người hâm mộ dành cho thể thao nước nhà. Để sau mỗi cuộc tranh tài, khi quốc ca Việt Nam ngân vang, quốc kỳ được kéo lên thì cũng là lúc mà mỗi người dân Việt Nam đầy xúc động và tự hào. Bởi sau mỗi tấm huy chương mà các vận động viên giành được là cả một sự nỗ lực, chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo, bằng bản lĩnh, ý chí, tinh thần và trí tuệ Việt Nam, với khát khao chiến thắng để mang vinh quang về cho đất nước. Và lẽ dĩ nhiên, sau mỗi cuộc tranh tài đó, thể thao Việt Nam lại có điều kiện để tích lũy kinh nghiệm trận mạc, nâng cao trình độ chuyên môn, vững vàng hơn về mặt tâm lý nâng cải thiện thành tích ở các sân chơi tầm châu lục và thế giới. Nếu thấu hiểu được những vấn đề trên thì sẽ không người dân Việt nào cho rằng những tấm huy chương mà đoàn thể thao Việt Nam giành được ở SEA Games lần này là do sự sắp đặt.

Việc đăng cai tổ chức SEA Game 31 không chỉ có ý nghĩa về mặt thể thao mà đó còn là cơ hội để chúng ta giới thiệu, quảng bá và lan tỏa về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam, để du khách nước ngoài không chỉ thấy hình ảnh một Việt Nam là đoàn kết, quyết thắng trong thể thao, mà còn là một Việt Nam an toàn, ổn định về chính trị, phát triển bền vững về kinh tế; một Việt Nam nhân ái, thân thiện, nghĩa tình như chính thông điệp mà chúng ta đã gửi đến bạn bè khu vực qua chủ đề của Lễ bế mạc SEA Games 31: “Lời chào “Giã bạn” đậm bản sắc Văn hóa Việt”. Hơn thế nữa, việc tổ chức SEA Games sẽ phần nào gia tăng doanh thu về kinh tế và du lịch, cải thiện đời sống xã hội của đất nước nhất là khi chúng ta vừa trải qua bao khó khăn, thách thức từ tác động, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Và những giá trị đó đã được kiểm nghiệm trên thực tế, khi SEA Games 31 đã thành công ngoài mong đợi của chúng ta, được bạn bè khu vực ghi nhận và đánh giá cao, từ đây uy tín, vị thế và tầm vóc của Việt Nam ngày càng được nâng lên, khẳng định là trung tâm trong xây dựng quan hệ hòa hợp, đoàn kết, phát triển của cộng đồng ASEAN.

Với những gì đã làm được ở kỳ SEA Games 31 vừa qua, chúng ta có quyền tự hào và khẳng định rằng Việt Nam là một trong những quốc gia có nền thể thao phát triển nhất khu vực, từ những thành quả đã đã được tại các gọi là “giải ao làng” chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng về một tương lai không xa thể thao Việt Nam sẽ có những bước phát triển vượt bậc ở tầm châu lục và vươn ra mạnh mẽ với sân chơi thể thao thế giới.

Kiến Văn

Tin liên quan

Tôi sinh ra ở một làng quê yên bình. Có nhiều thứ gắn bó với tôi, những kỉ niệm thân thương trong đó có ao làng. Ao làng, nơi lưu giữ những kí ức tuổi thơ, nơi in dấu những hình ảnh quen thuộc, nơi có bóng dáng một người làm tôi thao thức nhiều đêm.

Ảnh: cuocsongviet.com.vn

Làng không chỉ là đơn vị hành chính, mà còn là nơi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam.

Ở các làng quê trên đất nước ta, đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ, làm nên hồn quê thân thương không thể không nhắc đến ao làng.

Làng của người Việt được lũy tre bao bọc xung quanh, từ cây đa đầu làng, bến nước, sân đình… đã tạo nên quần thể vững chắc. Ao làng chính là những lá phổi làm dịu mát làng quê trong những ngày hè nóng nực, làm ấm hơn những giá lạnh ngày đông. Ao còn là nơi tiêu úng trong mùa nước lũ, là nơi cung cấp nước ngọt trong mùa khô hạn. Ao còn là nơi sinh sống của rất nhiều loài thủy sinh góp phần tạo nên không gian vốn rất đỗi yên bình của làng quê. Mỗi nhà đều có một lối đi ra cầu ao, đúng là bậc cầu ao thuở xa xưa, thật gập ghềnh, khấp khểnh, rồi sau lối ra cầu ao nhà tôi được cha xây lại thành 3 bậc. Ao là nơi chứng kiến, là nơi tham gia vào mọi sinh hoạt của mỗi gia đình. Hàng ngày, mẹ tôi bà tôi thường rửa rau, giặt giũ, gánh nước tưới cây, cha tôi đi làm đồng về chân vẫn lấm bùn, cha lội xuống tận bậc sâu, ngâm cả đôi chân trần mà khỏa vào làn nước trong veo mát rượi…

Ao làng gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu. Đó là quãng thời gian tươi đẹp nhất của mỗi con người, được ấp ủ nâng niu, được vô tư chẳng có những lo âu, toan tính. Những trưa hè cùng lũ bạn trốn mẹ đi tập bơi rồi khi đã biết bơi thì trốn ngủ để đi tắm, những buổi thả câu dưới bóng cây khế già tỏa bóng mát rượi.

Lớn lên chút nữa tôi hay ngó sang phía trái bờ ao bên kia cũng có một cầu ao. Chẳng hiểu sao tôi hay ngóng vu vơ phía cầu ao bên ấy. Đó là cầu ao nhà bác Nhẫn có cô con gái tên Duyên, chiều chiều, Duyên hay ngồi giặt giũ dưới bóng cây Vối. Khi còn nhỏ tôi hay sang xin quả vối về ăn, sau tôi tranh cả phần của em Oanh sang xin lá vối về cho nội nấu nước. Tôi vẫn nhớ rõ nụ cười lấp lánh của Duyên tan vào những lớp sóng tỏa đầy mặt ao. Duyên trở về, mặt ao lặng yên in hình cả bầu trời cao xanh có điểm thêm những làn mây trắng xốp đang lững lờ trôi. Tôi như kẻ bị thôi miên trước hình ảnh nên thơ, yên bình trong trẻo ấy. Hay đó là cảm xúc của thời mới lớn quá lãng mạn chăng? Tôi cũng không biết nữa, chỉ biết rằng dù đã đi qua bao nẻo đường thời gian thì tôi vẫn muốn giữ nguyên những cảm xúc ngọt ngào đó.

Ảnh: www.worldatlaspedia.com

Ao là thế, là máu thịt của làng quê, ao không chỉ gắn bó với riêng tôi mà là tài sản chung của mỗi người dân quê tôi, nhưng gần đây ao đang mất dần vị trí vốn có từ bao đời nay. Ao đã bị lấp đi vì nhiều mục đích khác nhau, nhiều căn hộ cao tầng được mọc lên từ những ao thân thương, quần tụ ngày xưa. Vì nhiều ao bi lấp nên môi trường làng quê cũng bị thay đổi, bầu không khí trong lành đang mất dần. Còn đâu những ao thu nước trong leo lẻo. Một số ao còn lại dù không bị lấp thì cũng bị xâm lấn trở thành ao tù, nước đọng. Lũ trẻ con không còn nơi để buông câu, tập bơi vào những trưa hè, không còn những đom đóm lập lèo bên bờ ao, không còn những bụi lục bình tím ngát mặt ao, không còn những bông súng tím rung rinh tên mặt nước… Sự đổi thay ấy đang làm mất dần đi cái vẻ hồn hậu vốn có của làng quê, một nét đẹp văn hóa của làng từng gắn bó với bao lớp người dân quê tôi. Ao làng đang chìm dần vào quên lãng.

Vũ Lệ Ngân Hương. [Trung tâm GDTX Tứ Kỳ - Hải Dương]

Vũ Lệ Ngân Hương. [Trung tâm GDTX Tứ Kỳ - Hải Dương]

Video liên quan

Chủ Đề