Ai là người đã hô khẩu hiệu Nhằm thẳng quân thù mà bắn

Show

Nguyễn Viết Xuân (20 tháng 1 năm 1933 – 18 tháng 11 năm 1964[1]) là một chiến sĩ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được biết đến nhiều qua khẩu hiệu "Nhằm thẳng quân thù! Bắn!" trong Chiến tranh Việt Nam.

Ai là người đã hô khẩu hiệu Nhằm thẳng quân thù mà bắn
Nguyễn Viết XuânTiểu sửQuốc tịchViệt NamSinh(1933-01-20)20 tháng 1, 1933
Ngũ Kiên, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, Bắc Kỳ, Đông Dương thuộc PhápMất18 tháng 11, 1964(1964-11-18) (31 tuổi)
Quảng Bình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòaBinh nghiệpThuộc Quân đội nhân dân Việt NamNăm tại ngũ1952-1964Cấp bậc
Ai là người đã hô khẩu hiệu Nhằm thẳng quân thù mà bắn
Thiếu úyChỉ huy
  • Tiểu đội trưởng trinh sát
  • Trung đội trưởng pháo cao xạ
  • Chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn 14 pháo cao xạ
Tham chiếnChiến tranh Đông Dương, Chiến tranh Việt NamKhen thưởngAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Huy chương Kháng chiến hạng nhì

Ông sinh tại xóm Thượng, xã Ngũ Kiên, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.[1][2] Năm 7 tuổi, ông phải đi ở đợ cho gia đình địa chủ trong 10 năm. Tháng 11 năm 1952, ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam.[3] Trong Chiến tranh Đông Dương, đơn vị ông chiến đấu với không quân đối phương ở Lũng Lô. Ngày 5 tháng 1 năm 1955, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.[1]

Sáng ngày 18 tháng 11 nǎm 1964, trong trận chiến với Không quân Hoa Kỳ tại phía tây tỉnh Quảng Bình, ông bị máy bay bắn bị thương nát đùi phải, song ông yêu cầu phẫu thuật bỏ chân, tiếp tục được vào bờ công sự và chỉ huy chiến đấu, động viên đồng đội bằng khẩu lệnh "Nhằm thẳng quân thù! Bắn!"[4].

Trong quá trình công tác, ông từng làm trinh sát thuộc C3 Đoàn 99, kế đó là Tiểu đội trưởng trinh sát, Trung đội trưởng pháo cao xạ, rồi Chính trị viên phó đại đội pháo cao xạ.[1][5] Khi tử trận, ông mang quân hàm Thiếu úy, Chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, Sư đoàn 325, Quân khu 4.

Hiện hài cốt của ông được an táng tại nghĩa trang xã Ngũ Kiên.[1]

Ông kết hôn với một người cùng xóm là bà Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1934) khi chưa tròn 18 tuổi. Hai ông bà sinh được hai con là Nguyễn Viết Lai và Nguyễn Thị Lâm.[3]

Ông được phong tặng Huy chương Kháng chiến hạng nhì, sáu bằng khen và giấy khen. Ngày 1 tháng 1 năm 1967, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.[4]

Nhiều trường học và hầu khắp các thành phố ở Việt Nam đều đặt tên Nguyễn Viết Xuân như đường Nguyễn Viết Xuân ở trung tâm Đồng Hới, Quảng Bình, phố Nguyễn Viết Xuân tại thành phố Hạ Long (từ đường Trần Phú đến cống Giáp Khẩu), phố Nguyễn Viết Xuân tại Hà Nội (từ phố Lê Trọng Tấn đến phố Nguyễn Ngọc Nại), phô Nguyễn Viết Xuân tại thành phố Bắc Ninh (từ đường Nguyễn Văn Trỗi đến đường Huyền Quang), phố Nguyễn Viết Xuân tại TP.Đà Nẵng (từ Tống Duy Tân - Tân Trào), tên ông cũng được đặt tên phố ở thị xã Hương Thuỷ (Thừa Thiên - Huế), Đà Lạt - Lâm Đồng, Nam Định, Phủ Lý - Hà Nam, ...Và tại chính quê hương ông - Vĩnh Phúc, tên ông cũng được đặt cho rất nhiều trường học, đường Nguyễn Viết Xuân là một trong những đường dài ở TP.Vĩnh Yên.

Ông còn được nhắc đến trong bài hát "Cùng anh tiến quân trên đường dài" (1967) của nhạc sĩ Huy Du.

  1. ^ a b c d e Hồng Chiến (ngày 23 tháng 5 năm 2014). “Lễ đón nhận hài cốt Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân”. Báo Vĩnh Phúc. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2015.
  2. ^ Đinh, Xuân Lâm; Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (2005). Từ điển nhân vật Lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. tr. 605.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ a b Đức Vân (ngày 27 tháng 7 năm 2013). “Điều ước giản dị của gia đình anh hùng Nguyễn Viết Xuân”. Lao động. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2015.
  4. ^ a b Đinh, Xuân Lâm; Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (2005). Từ điển nhân vật Lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. tr. 606.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Viết Xuân

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Viết_Xuân&oldid=66205962”

18/06/2021 16,071

D. Nguyễn Viết Xuân

Đáp án chính xác

Chọn đáp án D Nguyễn Viết Xuân sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc-một vùng quê có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, lên 7 tuổi, Nguyễn Viết Xuân đã phải sống một cuộc đời đi ở kéo dài suốt 10 năm. Khi vừa tròn 18 tuổi, anh đã dũng cảm vượt vùng tạm chiến ra vùng tự do, xin đi bộ đội. Nhập ngũ tháng 11 năm 1952, lúc đầu, anh làm chiến sỹ trinh sát, rồi tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ, sau làm chính trị viên đại đội. Năm 1964, Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc nước ta, Nguyễn Viết Xuân với vai trò là một bí thư chi bộ, một chính trị viên đại đội pháo cao xạ, đã nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần kiên quyết tiến công địch. Tiêu biểu là trận đánh địch ngày 18 tháng 11 năm 1964. Trong trận chiến đấu này, Mỹ đã huy động nhiều tốp máy bay đánh phá ác liệt vùng ChaLo thuộc miền tây tỉnh Quảng Bình. Ngay đợt đầu, 3 chiếc máy bay F.100 bất ngờ lao vào trận địa của đại đội Nguyễn Viết Xuân. Loạt đạn đầu tiên của khẩu đội 3 đã đón đánh chiếc đi đầu trong tốp, bọn địch đổi hướng tấn công và tập trung oanh tạc vào Khẩu đội 3. Cả trận địa nổ súng giòn giã, đánh trả quyết liệt lũ cướp trời, một chiếc trong tốp bay của địch trúng đạn bốc cháy, nhưng một chiếc khác đã phóng một loạt tên lửa về phía khẩu đội 3. Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết Xuân lao ra khỏi công sự, đứng bên khẩu đội 3 đĩnh đạc tỏ rõ khí phách và hô lớn: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn!”

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Thắng lợi nào của nhân dân ta đã chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

Xem đáp án » 18/06/2021 5,248

Đại hội quốc dân được tiến hành ở Tân Trào gồm các đại biểu thuộc các thành phần và các miền nào

Xem đáp án » 18/06/2021 3,779

Hội nghị nào của Đảng lần đầu tiên đưa ra vấn đề tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất

Xem đáp án » 18/06/2021 2,617

Chiến thắng lớn đầu tiên của quân dân ta khi quân Mỹ vừa đến xâm lược Việt Nam là gì

Xem đáp án » 18/06/2021 2,236

Những nội dung của các bản Hiệp ước được kí kết từ năm 1862 - 1884 đã phản ánh điều gì

Xem đáp án » 18/06/2021 2,207

Chính sách nào của nhà Nguyễn đã hạn chế sự phát triển của sản xuất, thương mại

Xem đáp án » 18/06/2021 2,173

Sau khi thất bại trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ chuyển sang chiến lược chiến tranh nào

Xem đáp án » 18/06/2021 1,628

Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã mở ra cao trào "tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam

Xem đáp án » 18/06/2021 1,457

Điều kiện cơ bản nhất để hình thành khối đại đoàn kết nhân dân Đông Dương trong quá trình đấu tranh giành độc lập từ năm 1930 đến năm 1939 là gì

Xem đáp án » 18/06/2021 1,415

Hãy kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu trong cao trào cách mạng 1936 - 1939

Xem đáp án » 18/06/2021 1,394

Nhà văn, nhà báo thuộc bộ phận nào trong xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương

Xem đáp án » 18/06/2021 1,255

Kế hoạch quân sự nào của Pháp muốn giành lấy một thắng lợi quyết định để "kết thúc chiến tranh trong danh dự"

Xem đáp án » 18/06/2021 1,247

Nội dung cơ bản về nông nghiệp của NEP là

Xem đáp án » 18/06/2021 998

Ngày 9 - 11 - 1946 đã diễn ra sự kiện nào trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam

Xem đáp án » 18/06/2021 889

"Vây, lấn, tấn, diệt" là cách đánh được quân đội ta sử dụng trong chiến dịch nào

Xem đáp án » 18/06/2021 606