A nh dươ i va y văn pho ng năm 2024

[TG] - Trong bảng chữ cái tiếng Việt, Y và I có lẽ là trường hợp đặc biệt bậc nhất bởi hai chữ cái này vốn biểu đạt cùng một âm [i], tức là về bản chất âm vị học chúng giống nhau. Nhưng khi thể hiện bằng chữ viết, lại có rất nhiều điều khác biệt, phụ thuộc vào các âm vị/ chữ cái đi kèm, phụ thuộc vào thói quen sử dụng và đôi khi cả những hiệu ứng thẩm mỹ về mặt thị giác nữa.

Ảnh minh họa

Trước tiên, có thể khẳng định, có những trường hợp dùng I và Y không cần phải tranh cãi, đó là khi I và Y nằm trong những tên riêng chỉ người, chỉ vật, chỉ địa danh. Chẳng hạn nhà thơ Nguyễn Vỹ, nhà văn Thy Ngọc, nhà giáo Nguyễn Hùng Vĩ, nhà thơ Vi Thùy Linh, thành phố Quy Nhơn.

Cho đến trước khi có Quyết định 240/QĐ năm 1984 về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt quy định về việc viết chữ I hay Y, cách viết I và Y trong chính tả tiếng Việt chủ yếu tuân theo một số cơ sở như sau:

- I thường được dùng trong những từ thuần Việt, chẳng hạn: gọi nhau í a í ới, đi ị, li ti, bé tí, lui cui, cúi, xui, chui, ôi, ai, tai; còn Y thường được dùng trong những từ có gốc Hán, chẳng hạn: lý luận, hy sinh, công ty, thủy, quý, thùy, huy.

- Khi dùng I và Y trong kết hợp với phần vần của mỗi âm tiết, nếu nguyên âm u đi với i thì sẽ đọc là [ui], còn nguyên âm u đi với y sẽ đọc là [uy]. Nếu nguyên âm a đi với I thì sẽ đọc là [ai] còn nguyên âm a đi với y sẽ đọc là [ay]. Đây là cơ sở quan trọng để phân biệt các cặp đơn vị từ như thủy và thủi [lùi thủi, đen thủi đen thui], chùy và chùi, túy và túi, cai và cay, dài và dày.

- Khi I và Y đứng giữa âm tiết, nếu như phía trước có âm đệm /u/ thì chữ cái liền kề sẽ chọn Y chữ không chọn I, chẳng hạn: khuyết, quyết, tuyết, uyên, luyến, tuyến, xuyến, chuyến…Nếu phía trước không có âm đệm /u/ thì chữ cái liền sau phụ âm đầu sẽ chọn I chứ không chọn Y, chẳng hạn: biết, tiết, tiền, biển…

- Nếu nguyên âm đôi iê đứng đầu âm tiết thì sẽ chọn cách viết với Y như trong các từ: yên ả, yêu thương.

- Nếu âm /i/ đứng ở đầu âm tiết mà trước đó không có âm đệm thì sẽ chọn cách viết với I, chẳng hạn: im lặng, in ấn.

Kể từ sau khi có Quyết định số 240, cách sử dụng I và Y trong tiếng Việt có thiên hướng dùng I nhiều hơn với quy định âm /i/ đứng ngay sau 6 phụ âm đầu [h, k, l, m, s, t] thì tất cả các từ sẽ viết với I, trừ trường hợp Y đứng một mình, Y đứng đầu từ và Y trong vần uy. Thế nhưng trên thực tế, nhiều người Việt vẫn dùng và chấp nhận cả hai cách viết Y và I trong hàng loạt các từ như: hy vọng/ hi vọng, kỷ niệm/ kỉ niệm, lý luận/lí luận, mỹ thuật/mĩ thuật, tỷ lệ/ tỉ lệ…

Về mặt thẩm mỹ, nhiều người cho rằng chữ Y có độ mềm mại hơn, đẹp hơn, nên mặc dù Quy định 240 khuyến khích sử dụng I nhưng nhiều người vẫn dùng Y theo thói quen thẩm mỹ thị giác của họ, chẳng hạn người ta viết mỹ nhân chứ không viết mĩ nhân, thẩm mỹ chứ không viết thẩm mĩ, nước Mỹ chứ không viết nước Mĩ. Riêng trường hợp chữ sĩ thì mọi người hầu hết đã thống nhất với cách viết I: bác sĩ, tiến sĩ, sĩ diện.

Với trường hợp từ công ty/công ti, mặc dù Quy định 240 khuyến khích việc dùng I nhưng trên thực tế, tất cả các đơn vị, cơ quan đều viết công ty bởi chữ “ti” đồng âm và đồng tự dạng với “ti” là mang nghĩa là vú/bầu vú.

Như vậy, thói quen sử dụng của cộng đồng cũng chiếm một vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng, lựa chọn cách viết I hay Y. Điều đó giải thích vì sao trong tên riêng các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hiện nay tồn tại cả hai cách viết I và Y như trong trường hợp tỉnh Tuyên Quang có cả xã Đồng Quý [viết Y] và xã Quí Quân [viết I], tỉnh Thanh Hóa có cả xã Cẩm Quý [viết Y] nhưng lại có cả xã Quí Lộc [viết I]./.

Tuy nhiên giới từ trong mỗi ngôn ngữ đều có các đặc điểm và cách sử dụng khác nhau và điều này gây không ít khó khăn cho người Việt khi học tiếng Anh. Bài viết này sẽ tập trung chỉ ra một số lỗi thường hay mắc phải có liên quan đến giới từ chỉ địa điểm.

Một số giới từ chỉ địa điểm thường hay gặp trong tiếng Việt và tiếng Anh bao gồm:

  • Trong: in, inside
  • Ngoài: out, outside
  • Trên: on, above, over
  • Dưới: under, below, beneath
  • Trước: before, in front of
  • Sau: after, behind
  • Bên cạnh: by, near, next to, beside
  • Giữa: between, among, in the middle of

Ảnh minh họa.

Trong tiếng Anh khi dùng giới từ để miêu tả vị trí của một vật thể, người nói thường không để ý tới vị trí của mình mà chỉ quan tâm đến tương quan về vị trí giữa các đối tượng được miêu tả. Chính vì lẽ đó chúng ta thường thấy người Anh nói những câu như: “The fan is under the ceiling” [Cái quạt trên trần nhà], “The plane is in the sky” [Máy bay trên bầu trời], “They are working in the field” [Họ đang làm việc trên cánh đồng], “She is walking in the rain” [Cô ấy đang đi bộ dưới mưa], “Cars run in the street” [Xe chạy ngoài đường], v.v. Ở ví dụ đầu, nếu so sánh tương quan vị trí của chiếc quạt với trần nhà, ta có thể dễ dàng hiểu tại sao người Anh dùng giới từ “under”. Trong khi đó với người Việt lại dùng giới từ “trên” vì nếu so sánh thì chiếc quạt có vị trí ở trên trần cao hơn so với mình. Ở ví dụ “Cars run in the street” [Xe chạy ngoài đường], người Anh nói “in the street” vì chiếc xe chạy trong lòng đường còn người Việt nói “ngoài đường” vì họ đang đứng ở ngoài phạm vi con đường ấy, có thể trên vỉa hè hoặc trong nhà.

Ngoài ra khi đề cập đến một vị trí cao hơn người Anh cũng chú ý tới mối quan hệ giữa đối tượng định vị [tranjector] và đối tượng quy chiếu [landmark]. Do vậy người Anh có phân biệt giữa ba giới từ “on, above, over” trong khi đó người Việt chỉ dùng giới từ “trên”. Khi đề cập đến mối quan hệ “trên và “dưới”, người Anh luôn chú ý tới việc liệu đối tượng định vị có nằm ở vùng quy chiếu thẳng đứng so với đối tượng quy chiếu hay không. Đồng thời họ cũng chú ý tới việc liệu đối tượng định vị và đối tượng quy chiếu có tiếp xúc với nhau hay không và khoảng cách nhiều hay ít? Chính vì vậy người Anh có các giới từ “on, above, over” [trên] và “under, below, beneath” [dưới]. Xem xét hai ví dụ sau:

  1. The cat is under the table.

[Con mèo ở dưới gầm bàn].

  1. We live on the same hillside. Her house is below mine.

[Chúng tôi sống trên cùng sườn đồi. Nhà cô ấy ở phía dưới nhà tôi]

Ở ví dụ [1] con mèo nằm ngay thẳng phía bên dưới và trong phạm vi của cái bàn nên người Anh dùng giới từ “under” còn ở ví dụ [2], cũng với nghĩa là “dưới” nhưng không thẳng và trực diện nên người Anh dùng “below” trong khi đó người Việt chỉ dùng từ “dưới” cho cả hai trường hợp.

Thêm một sự khác biệt nữa đó là khi đề cập vị trí ở giữa, nếu giữa 2 đối tượng người Anh dùng “between” và giữa từ 3 đối tượng trở lên dùng “among” còn người Việt chỉ dùng từ “giữa”.

Như vậy có thể thấy người Anh dùng giới từ nào là do họ so sánh mối quan hệ của hai vật thể còn người Việt lại lấy vị trí của người nói để chọn giới từ. Khi học tiếng Anh chúng ta cũng cần lưu ý điều này để tránh mắc lỗi.

02 phương thức xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh trường Đại học Đại Nam:

- Phương thức 1: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển;

- Phương thức 2: Xét tuyển học bạ Tổng điểm trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 18 điểm;

Chủ Đề