772 hướng dẫn kháng sinh

Nội dung tóm tắt của QĐ 772/QĐ-BYT :

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG BỆNH VIỆN
[Ban hành kèm theo Quyết định số 772/QĐ-BYTngày 04 tháng 3 năm 2016]

I. MỤC ĐÍCH

1. Tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý

2. Giảm hậu quả không mong muốn khi dùng kháng sinh

3. Nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh

4. Ngăn ngừa vi khuẩn đề kháng kháng sinh

5. Giảm chi phí y tế

II. YÊU CẦU [Đối với đơn vị thực hiện]

1. Thành lập Nhóm quản lý sử dụng kháng sinh và xác định được vai trò,chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm, thành phần chính là tiểu bangiám sát sử dụng kháng sinh và theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnhthường gặp của Hội đồng thuốc và điều trị [HĐT và ĐT] bệnh viện.

2. Xây dựng kế hoạch định kỳ hàng năm và triển khai thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện.

3. Kiểm tra, giám sát và tiến hành các biện pháp can thiệp.

4. Đánh giá và báo cáo kết quả sử dụng kháng sinh và mức độ kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh tại đơn vị theo mẫu quy định.

Một s nội dung cần chú ý khi xây dựng tài liệu:

- Hướng dẫn lựa chọn kháng sinh:

+Lựa chọn kháng sinh theo đặc điểm của tác nhân gây bệnh, người bệnh, vị trí nhiễm khuẩn, dược động học, dược lực học và mô hình kháng thuốc.

+Nếu có bằng chứng rõ ràng về vi khuẩn và kết quả của kháng sinh đồ, kháng sinh được lựa chọn là kháng sinh có hiệu quả cao nhất với độc tính thấp nhất và có phổ tác dụng hẹp nhất gần với các tác nhân gây bệnh được phát hiện.

+Điều trị xuống thang kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.

+ Ưu tiên sử dụng 01 kháng sinh dựa vào kết quả kháng sinh đồ.

+Chỉ phối hợp kháng sinh nhằm mục đích: tăng khả năng diệt khuẩn, giảm khả năng xuất hiện chủng đề kháng và điều trị nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn gây ra.

- Hướng dẫn tối ưu hóa liều điều trị:

+ Liều dùng của kháng sinh phụ thuộc nhiều yếu tố: mức độ nặng của bệnh, tuổi người bệnh, cân nặng, chức năng gan - thận.

+ Tối ưu hóa liều dựa vào đặc tính dược động học/dược lực học của thuốc.

+ Với các đơn vị có điều kiện trin khai giám sát nồng độ thuốc trong máu, kháng sinh có độc tính cao, phạm vi điều trị hẹp [ví dụ: các aminoglycosid, polypeptide], phải bảo đảm nồng độ thuốc trong máu theo khuyến cáo để tránh độc tính.

- Hướng dẫn chuyển kháng sinh từ đường tiêm/truyền sang đường uống trong điều kiện cho phép.

+Các tiêu chí xác định người bệnh có thể chuyển kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống tham khảo Phụ lục 2. Danh mục kháng sinh có thể chuyển từ đường tiêm sang đường uống tham khảo Phụ lục 3.

- Hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng tùy theo điều kiện cụ thể của từng chuyên khoa tại bệnh viện.

b] Tham gia xây dựng danh mục kháng sinh cần hội chẩn khi kê đơn

- Danh mục kháng sinh cần hội chẩn khi kê đơn được xây dựng căn cứ vào danh mục kháng sinh có dấu * cần hội chẩn theo quy định của Bộ Y tế.

c] Tham gia xây dựng danh mục kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng; phiếu yêu cầu kê đơn và quy trình phê duyệt đối với các kháng sinh này.

- Danh mục kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng là danh mục các kháng sinh mạnh, có độc tính cao, khoảng điều trị hẹp, dùng cho các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn đa kháng hoặc dùng cho các chỉ định hiếm gặp. Danh mục kháng sinh này cần được xây dựng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng bệnh viện và tham khảo danh mục kháng sinh cần phê duyệt theo Phụ lục 4.

- Quy trình kê đơn kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng nên được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế của bệnh viện, tham khảo Phụ lục 5.

- Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh cần được phê duyệt trước khi sử dụng tham khảo tại Phụ lục 6.

d] Tham gia xây dựng hướng dẫn điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp tại bệnh viện. Ví dụ:

- Nhiễm khuẩn huyết.

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

- Nhiễm khuẩn mô mềm.

đ] Tham gia xây dựng tài liệu, hướng dẫn về kỹ thuật vi sinh lâm sàng

- Tham gia xây dựng quy trình và hướng dẫn lấy, bảo quản, vận chuyển, nhận bệnh phẩm đúng quy cách cho các khoa lâm sàng và khoa vi sinh.

- Tham gia xây dựng các quy trình chuẩn để thực hiện các xét nghiệm nhằm bảo đảm độ chính xác, tin cậy.

e] Tham gia xây dựng các quy trình, quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản như:

- Quy trình:

+ Vệ sinh bàn tay.

+ Khử khuẩn các dụng cụ phẫu thuật, thủ thuật.

+ Khử khuẩn phòng phẫu thuật, thủ thuật.

+ Quy trình hấp, xử lý dụng cụ.

+ Quy trình xử lý bệnh phẩm.

+ Quy trình diệt khuẩn bằng lò hấp [autoclave].

- Quy định:

+ Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi xử lý bệnh phẩm.

+Làm sạch môi trường trong chăm sóc người bệnh.

+ Quản lý đồ vải phòng lây nhiễm.

+ Cách ly người bệnh có nhiễm vi khuẩn đa kháng.

Trích đăng tài liệu

 ThS Trần Hữu Luyện

Chủ Đề