50 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ năm 2024

Ngủ quá nhiều có thể ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đối với người đã bước qua tuổi 50.

Tổn hại trí não

Bộ não là một trong những cơ quan đầu tiên gánh chịu tác hại của việc ngủ quá nhiều. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều đẩy nhanh quá trình suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi.

Thời lượng ngủ có lợi cho chức năng nhận thức ở mức tối thiểu là 5,5 tiếng và tối đa 7,5 tiếng mỗi đêm.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thường xuyên chợp mắt trong thời gian quá dài có thể khiến người cao tuổi khởi phát các vấn đề tim mạch.

Một nghiên cứu, thời lượng ngủ mỗi đêm của người lớn tuổi có ảnh hưởng đến việc tích tụ chất béo và mảng bám trong động mạch - một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

Ngủ quá nhiều sau 50 tuổi gây ra những tác hại sức khỏe. Ảnh minh họa. Đồ họa: B.C

Buồn ngủ quá mức

Ngủ đủ giấc giúp chúng ta luôn tỉnh táo và minh mẫn trong các hoạt động hằng ngày, nhưng chợp mắt quá nhiều có thể dẫn đến cảm giác buồn ngủ dai dẳng suốt cả ngày.

Tăng nguy cơ tử vong

Nhiều bằng chứng cho thấy ngủ quá nhiều làm tăng nguy cơ tử vong. Người ngủ trên 9 tiếng/đêm và ít vận động có nguy cơ tử vong sớm cao hơn gấp 4 lần. Thời lượng ngủ và thói quen vận động có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với người cao tuổi.

Tăng cân

Theo một nghiên cứu, những người ngủ từ 5-6 tiếng và từ 9-10 tiếng đều tăng cân nhiều hơn. Thời gian ngủ “ngắn” và “dài” đều giúp dự đoán nguy cơ tăng cân và tăng mỡ ở người trưởng thành.

Sức khỏe ở độ tuổi này có thể bị tổn thương nhiều hơn. Hệ thống miễn dịch có thể chậm hơn để truy lùng virus và các mối đe dọa bên ngoài khác, WebMD cảnh báo.

Người từ tuổi 50 nếu ngủ chỉ được 5 tiếng trở xuống mỗi đêm sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính lên 30%

shutterstock

Và cơ thể không thể tiêu diệt các bệnh nhiễm trùng như trước nữa nên dễ mắc các bệnh như cúm, viêm phổi hoặc uốn ván.

Sức khỏe tim mạch cũng có nguy cơ cao hơn. Một khi bước qua tuổi 50, nguy cơ bị đau tim sẽ tăng lên.

Và một nghiên cứu mới cho biết thói quen ngủ có thể đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ mắc bệnh mạn tính ở lứa tuổi này.

Thói quen ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe

Nhiều người ở độ tuổi 50 trở lên không ngủ đủ giấc mỗi đêm.

Giấc ngủ ngon bao gồm hai thành phần chính; thời lượng và chất lượng. Cơ thể trải qua quá trình sửa chữa chuyên sâu trong thời gian ngủ. Tuy nhiên, khi giấc ngủ bị cắt ngắn, quá trình tái tạo sẽ bị gián đoạn đáng kể. Theo phát hiện khoa học mới, chỉ ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có thể khiến cơ thể mắc bệnh.

Nghiên cứu đã phát hiện điều gì?

Nghiên cứu do Đại học University College London [UCL] [Anh] thực hiện, đã xem xét thời lượng ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của khoảng 8.000 người không mắc bệnh mạn tính ở tuổi 50 trong suốt 25 năm. Trong khoảng thời gian đó, những người tham gia đã báo cáo thời lượng ngủ mỗi đêm của mình sau mỗi 4-5 năm để theo dõi.

Kết quả cho thấy đối với những người trên 50 tuổi, ngủ từ 5 tiếng trở xuống mỗi đêm có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính, theo USA Today.

Cụ thể, đối với người tuổi 50, những người ngủ từ 5 tiếng trở xuống mỗi đêm có nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính cao hơn 30% so với những người ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm.

Ở tuổi 60, nguy cơ tăng 32%, và ở tuổi 70, nguy cơ cao hơn 40%, theo trang tin Best Life.

Các bệnh mạn tính được theo dõi trong nghiên cứu bao gồm: tiểu đường, ung thư, bệnh mạch vành, đột quỵ, suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh thận mạn tính, bệnh gan, trầm cảm, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần, Parkinson và viêm khớp.

Cơ thể trải qua quá trình sửa chữa chuyên sâu trong thời gian ngủ

Shutterstock

Tác giả chính, tiến sĩ Severine Sabia, nhà nghiên cứu tại Viện Dịch tễ học và Sức khỏe của Đại học UCL, cho biết: “Khi mọi người già đi, thói quen ngủ và cấu trúc giấc ngủ sẽ thay đổi”.

Các tác giả viết: Thời gian ngủ ngắn ở tuổi trung niên và tuổi già dẫn đến nguy cơ cao hơn khởi phát bệnh mạn tính và mắc cùng lúc nhiều bệnh.

Tiến sĩ Sabia cho biết: Vì những lý do này, điều quan trọng là phải cố gắng để có giấc ngủ ngon, ngay cả khi già đi, bằng cách giảm lượng caffeine, duy trì lịch trình ngủ cố định và thử các kỹ thuật thư giãn. Bạn nên ngủ từ 7 - 8 giờ mỗi đêm - vì thời lượng ngủ trên hoặc dưới mức này đã được chứng minh là dẫn đến các bệnh mạn tính, theo USA Today.

TTO - Các nhà nghiên cứu ghi nhận đối với người từ 50 tuổi, ngủ không đủ thời gian cần thiết thì càng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Cách phòng tránh là sống lành mạnh và từ bỏ các thói quen xấu.

Ngủ không đủ có nguy cơ tăng sa sút trí tuệ - Ảnh: onlinefirstaid.com

Tạp chí Nature Communications [Anh] ngày 20-4 đã đăng nghiên cứu với tiêu đề "Mối liên hệ giữa thời lượng ngủ ở tuổi trung niên và tuổi già với tỉ lệ sa sút trí tuệ".

Tham gia nghiên cứu có các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu sức khỏe và y học quốc gia Pháp [INSERM] và Đại học Paris phối hợp với Đại học London [UCL].

Sau 25 năm theo dõi gần 8.000 người trưởng thành ở Anh, các nhà khoa học nhận thấy những người 50 - 60 tuổi thường xuyên ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm sẽ tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ [mất trí nhớ] 20 - 40% so với những người ngủ với thời lượng bình thường 7 tiếng mỗi đêm.

Trong quá trình nghiên cứu, những người tham gia tự đánh giá thời gian ngủ của họ sáu lần từ năm 1985 - 2015.

Năm 2012, khoảng 3.900 người đang đeo đồng hồ cảm biến gia tốc giúp ghi lại chuyển động trong giấc ngủ ban đêm để bảo đảm tính chính xác. Nguy cơ phát triển chứng mất trí nhớ được tính đến tháng 3-2019.

Hạn chế bia rượu để duy trì bộ não khỏe mạnh - Ảnh: GETTY IMAGES

Tiến sĩ Séverine Sabia [INSERM/UCL] - tác giả nghiên cứu chính - cùng các đồng nghiệp còn quan sát thấy nguy cơ mất trí nhớ tăng thêm 30% đối với người 50 - 70 tuổi có thời gian ngủ ngắn thường xuyên, bất kể họ có hay không có các vấn đề về tim mạch, chuyển hóa hoặc tâm thần [trầm cảm], vốn là các tác nhân gây chứng sa sút trí tuệ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO], mỗi năm trên thế giới có gần 10 triệu ca sa sút trí tuệ mới, trong đó có bệnh Alzheimer.

Các bệnh nhân mắc chứng sa sút trí tuệ thường ngủ không đủ. Trong khi đó, ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy thói quen ngủ hằng đêm có thể góp phần dẫn đến chứng sa sút trí tuệ phát triển.

INSERM nhấn mạnh kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy giấc ngủ ở lứa tuổi nửa đời người giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe não bộ và tầm quan trọng của việc duy trì giấc ngủ tốt đối với sức khỏe.

Cần lưu ý nghiên cứu ghi nhận mối liên hệ giữa thời gian ngủ ban đêm và nguy cơ mất trí nhớ, nhưng không khẳng định có mối quan hệ nhân - quả giữa hai vấn đề này.

Tạp chí Nature Communications hi vọng các nghiên cứu trong tương lai sẽ xác định xem cải thiện thói quen ngủ ban đêm có giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ hay không.

Trong khi chờ đợi các nghiên cứu ấy, TS Sara Imarisio ở Quỹ nghiên cứu bệnh Alzheimer [Anh] kêu gọi: "Không hút thuốc, uống rượu bia điều độ, năng động về tinh thần và thể chất, ăn uống cân bằng, kiểm soát mức cholesterol và huyết áp có thể giúp duy trì bộ não khỏe mạnh khi chúng ta ngày càng già đi".

55 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Thanh thiếu niên [14 - 17 tuổi] cần khoảng 8 - 10 giờ mỗi ngày để ngủ. từ 7 đến 9 giờ là khoảng thời gian ngủ cần thiết mà hầu hết người trưởng thành cần, mặc dù một số người có thể cần ngủ ít hơn 6 giờ hoặc lên đến 10 giờ mỗi ngày. Người cao tuổi [từ 65 tuổi trở lên] cần ngủ 7 - 8 giờ mỗi ngày.

Tuổi dậy thì nên ngủ trước mấy giờ?

“Khung giờ vàng” giúp tuyến yên sản xuất hormone tăng trưởng GH cao nhất là 23:00 – 1:00 sáng đối với nhóm tuổi dậy thì. Chính vì thế bạn trong độ tuổi dậy thì nên bắt đầu đi ngủ trước 22:00 để có thể tăng chiều cao tốt nhất.

45 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Nghiên cứu của các nhà khoa học về mối liên hệ giữa độ tuổi và thời gian ngủ cần thiết mỗi ngày cho thấy ở tuổi 40 cần giấc ngủ khoảng 7 – 9 giờ mỗi ngày.

Tại sao càng lớn tuổi càng ngủ ít?

Sự thay đổi nồng độ hormone Melatonin khiến người càng lớn tuổi càng khó đi vào giấc ngủ. Bởi hormone Melatonin hay còn gọi là hormone bóng đêm được sản sinh quanh thời điểm mặt trời lặn, tăng mạng lúc 2-4h sáng, rồi giảm dần khi ánh sáng ban ngày xuất hiện.

Chủ Đề