3a ấp bà điêu lý văn lâm cà mau năm 2024

Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

22 tháng 12 2020 18:00

[CMO] Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đoàn kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới [NTM] nâng cao tại xã Tắc Vân và Lý Văn Lâm, Tp Cà Mau, ngày 22/12.

Đến nay 2 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao theo Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 21/8/2019 và Quyết định số 2197/QĐ-UBND ngày 17/11/2020 của UBND tỉnh.

UBND Tp. Cà Mau đang tiến hành thẩm tra kết quả thực hiện của 2 đơn vị. Đồng thời, Uỷ ban MTTQ Việt Nam Tp. Cà Mau đang tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của ngươi dân trên địa bàn 2 xã. Dự kiến đến ngày 31/12/2020 sẽ hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND tỉnh thẩm định, xét công nhận xã Tắc Vân, xã Lý Văn Lâm đạt chuẩn xã NTM nâng cao năm 2020.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử kiểm tra tiến độ xây dựng xã NTM nâng cao tại xã Lý Văn Lâm

Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế việc thực hiện các tiêu chí xã NTM nâng cao trên địa bàn xã Tắc Vân, xã Lý Văn Lâm vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Theo đó, tuyến đường khu dân cư kiểu mẫu của xã Tắc Vân hiện đã xuống cấp do mưa lớn kết hợp triều cường gây ngập và hư hỏng. Trung tâm Văn hóa thể thao xã Lý Văn Lâm tuy đã được sửa chữa và nâng cấp nhưng lại nằm xa trung tâm xã [Khu đô thị Bạch Đằng, ấp Bà Điều], sinh hoạt của các câu lạc bộ, người dân không nhiều, không thường xuyên nên chưa phát huy được công năng theo quy định. Bên cạnh đó, hoạt động của HTX Dịch vụ nuôi trồng, nông nghiệp, thủy sản Toàn Thắng xã Tắc Vân chưa đạt hiệu quả...

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử [bìa phải] cùng lãnh đạo Tp Cà Mau kiểm tra Trung tâm Văn hóa thể thao xã Tắc Vân

Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực vượt khó của Đảng bộ, quân, dân Tp. Cà Mau trong việc xây dựng NTM hướng đến mục tiêu để được Thủ tướng Chính phủ công nhận Tp Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tuy nhiên, đối với hạ tầng giao thông, Tp. Cà Mau cần tập trung duy tu, nâng cấp, sửa chữa, khôi phục lại các tuyến đường sau thiên tai, phục vụ cho việc đi lại, sản xuất cho người dân dịp cuối năm, nhất là phục vụ việc thẩm định của Trung ương. Các địa phương cần xác định các sản phẩm chủ lực và tập trung đầu tư nâng chất sản xuất, vừa tạo ra sản phẩm chất lượng, vừa nâng cao thu nhập cho người dân, có như vậy thì việc thành lập HTX sản xuất sẽ dễ dàng hơn.

“Không chạy theo thành tích nhưng các địa phương cần quyết liệt thực hiện các kế hoạch xây dựng NTM nâng cao. Xây dựng NTM nâng cao phải được cả hệ thống chính trị, Nhân dân 2 xã Tắc Vân, Lý Văn Lâm thực hiện xuyên suốt”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử khẳng định./.

Dẫu chỉ cách trung tâm TP. Cà Mau khoảng 3 cây số và nằm ven Quốc lộ 1, nhưng 300 hộ dân nơi đây quanh năm phải sống trong cảnh như giữa mùa lũ của vùng tứ giác Long Xuyên. Ông Nguyễn Thanh Thùy, Trưởng ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm chia sẻ, đây là ấp điểm của xã nông thôn mới nhưng tình trạng ngập nước kéo dài gần 10 năm nay khiến cuộc sống của bà con khổ sở, khốn đốn. Số ít hộ không thể tiếp tục bám đất, bám làng đã chuyển đến nơi khác sinh sống.

Quang cảnh tiêu điều

Là xã cửa ngõ của TP. Cà Mau về 6 huyện nên tất thảy mọi người đều có thể nhìn thấy cảnh ngập nước của các hộ dân ven tuyến Quốc lộ 1 này. Những căn nhà kiên cố ngày xưa giờ đã đóng toàn rong rêu, tường loang lổ; những căn nhà tạm thì đã bung hết vách. Nước ngập tràn có nơi đến nửa mét, ngập hết những bờ liếp.

Ông Trần Văn Suôl, 67 tuổi, ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm cho biết, năm nào cũng vậy, cứ độ tháng 5 âm lịch là bắt đầu ngập nước kéo dài đến Tết Nguyên đán. “Kinh tế gia đình tôi chủ yếu là trồng màu và nuôi cá nhưng từ khi tình trạng ngập nước diễn ra thì không nuôi trồng gì được. Hầu hết số cá trong 2 ao giờ đã “nắm tay” nhau “du ngoạn” khỏi ao đầm cả rồi", ông Suôl thở dài.

“Các hộ có nhà gần Quốc lộ 1 thì bị ảnh hưởng ít, các hộ nằm sâu bên trong ảnh hưởng rất nặng nề. Mùa “lũ” về là cuộc sống của họ lại bị đảo lộn”, ông Suôl cho biết thêm.

Ngôi nhà ngập nước triền miên của chị Thủy.

Như trường hợp của chị Chung Tân Thủy rất đặc biệt. Gặp chị ở quán ăn gần Quốc lộ 1, người phụ nữ có dáng người nhỏ bé và gương mặt lúc nào cũng đượm buồn, tâm sự: “Do làm công nhân thủy sản thời gian dài nên tôi mắc bệnh viêm xoang nặng, phải bỏ nghề. Gần 2 năm nay, tôi thuê mặt bằng bán ăn sáng và nước giải khát. Từ nhà tôi đến đây gần 50 mét nhưng đường ngập đầy nước và trơn trượt. Nếu như lần đầu đến thì hiếm có người dám đi”.

Trò chuyện chừng 30 phút thì xuất hiện một anh chàng dáng dấp to cao đến giao gạo. Nhưng anh này kiên quyết từ chối giúp chị vác bao gạo về nhà với lý do “đường như vầy có khùng mới đi”. Và mỗi lần như thế, chị đều phải chia bao gạo 50 kg thành từng bọc nhỏ để mang về dần.

.jpg] Con đường bê tông vào nhà chị Thuỷ ngập chìm trong nước quanh năm.

Chị Thủy mang ủng, ôm mớ chén dĩa về nhà. Con đường bê tông rộng khoảng 5 tấc nằm ẩn sâu dưới mặt nước và mọc đầy rong rêu trơn nhẵn. Trong nhà mùi ẩm mốc nồng nặc, đồ đạc đặt lộn xộn và chất thành từng đống cao trên giường, trên những nơi có thể miễn là... cao hơn mặt nước. Những tấm gạch tàu dưới nền giờ đã trôi lêu bêu không phương định. Nước và cát lạo xạo dưới chân...

Mọi sinh hoạt trong ngôi nhà ngập nước triền miên của chị Thuỷ đều rất bất tiện.

Chị Thủy nói: “Vì sợ điện gặp nước gây nguy hiểm cho sấp nhỏ nên tất cả đồ dùng, thiết bị điện tôi đều kê lên cao. Đồ chất đống, ẩm ướt nên muỗi nhiều, thậm chí có cả rết”. Nhìn sang hai đứa nhỏ đang ngồi chễm chệ trên giường, chị Thủy nói thêm: “Tụi nó ít khi đi đâu, ăn hay học cũng ở đó. Vì ngập nước nên cả nhà tôi đều bị nước ăn chân, đôi lúc sơ ý té ngã đến chảy máu. Chỉ tôi với chồng buộc phải kiếm tiền nên đi lại thường xuyên mà thôi”.

Và cứ thường lệ, khi kim đồng hồ dịch chuyển đến 3 giờ sáng là chị lại lủi thủi ướp thịt, nấu cơm rồi khệ nệ đem ra chỗ bán. Làm việc quần quật từ sáng đến xế trưa, chị cũng “bỏ túi” được hơn một trăm ngàn đồng. Chị Thủy tâm sự: “Tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến việc sửa lại căn nhà. Phần vì không đủ tiền, phần lại nghĩ nếu có sửa thì nó cũng sẽ nhanh chóng hư mà thôi. Tôi cũng đã nhiều lần bàn tính với chồng chuyển sang nơi khác sinh sống nhưng anh ấy không đồng tình với lý do sướng hay khổ cũng phải giữ đất của ông cha để lại”.

Mưa bắt đầu rơi lộp bộp trên căn nhà cũ kỹ, dột nát nhưng chị Thủy vẫn thản nhiên như không nghe thấy. Có lẽ vì đằng nào nước cũng đang ngập chân chị trên 3 tấc.

Doanh nghiệp lao đao

Ông Nguyễn Thanh Thùy cho biết, hơn 60 doanh nghiệp vừa và lớn tập trung ven Quốc lộ 1, thuộc ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm. Các doanh nghiệp này đang đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách của địa phương. Thế nhưng hiện nay họ gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh cũng do việc ngập úng mà ra. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì thời gian sắp tới sẽ gây ô nhiễm cục bộ nặng nề và một số doanh nghiệp có khả năng đóng cửa, ngừng kinh doanh.

Điển hình là quán cà phê sân vườn Cherry, ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, đã ngừng kinh doanh do thời gian dài không có khách vì ngập nước. Đầu tư hơn trăm triệu đồng để xây dựng khuôn viên và nơi bán cà phê nhưng giờ đành ngậm ngùi đóng cửa. Ông chủ quán tỏ thái độ bức xúc: “Nghỉ kinh doanh rồi, còn gì đâu mà nói”.

Chị Lương Như Ý, chủ cửa hàng trang trí nội thất Thanh Phương, cho biết, việc ngập nước làm nước thải sinh hoạt không thoát được và ngày càng ô nhiễm. Rất mong là thời gian tới tình trạng này sẽ được khắc phục.

Việc ngập nước không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và người dân mà còn là mối đe dọa cho những người tham gia giao thông. Sau những cơn mưa, ven Quốc lộ 1 hình thành những trũng nước và những “dòng sông”. Những trũng nước ấy tồn tại lâu dài làm cho lộ bị bong tróc tạo thành những ổ gà lớn, chứa nước đen ngòm. Và để tránh những vũng nước ấy, người tham gia giao thông có thể va chạm vào nhau.

Giọt nước mắt của chị Thủy bất chợt rơi khi vội lau vài hạt mưa rơi xuống mặt con mình lúc nó đang say giấc ngủ trưa; thái độ bất cần, hờ hững của chủ quán Cherry khi thông báo cơ sở đã ngừng kinh doanh… Hai thái độ, một hoàn cảnh làm ám ảnh những ai chứng kiến đời sống người dân “rốn lũ” xã nông thôn mới Lý Văn Lâm này…

Phóng sự của Phùng Ngọc Trầm

Ông Nguyễn Thanh Thùy, Trưởng ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, TP. Cà Mau, cho biết, trước đây bà con thải nước sinh hoạt ra phía sau đồng ruộng nhưng từ khi quy hoạch các khu đô thị thì tình trạng ngập nước xảy ra. Vì các chủ đầu tư nâng cốt nền lên mà không có cống xổ nước ra kinh rạch dẫn đến việc nước mưa và nước thải sinh hoạt ở đây không có chỗ thoát.

“Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên xã, thành phố và cả tỉnh nữa và được biết, UBND TP. Cà Mau cũng có đưa ra nghị quyết sẽ nâng cấp, mở rộng tuyến này. Năm 2007, Sở Xây dựng cũng cho biết sẽ nâng cấp nhưng đợi kinh phí từ tỉnh rót xuống. Thế nhưng đến nay người dân ở đây vẫn phải sống trong ô nhiễm và ngập lụt triền miên”, ông Nguyễn Thanh Thùy buồn bã.

Chủ Đề