100 nhà bán lẻ hàng đầu ở Châu Á 2022 năm 2022

Cuối tháng 7, Thế Giới Di Động, nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam đang đóng cửa 2.000 cửa hàng thực hiện việc giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh. Theo đó, các chuỗi của hàng Thế Giới Di Động (máy tính, thiết bị cầm tay…) và Điện Máy Xanh (điện lạnh, điện gia dụng…) tại các địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hạn chế kinh doanh. Một chuỗi bán lẻ khác của nhà bán lẻ này là Bách Hóa Xanh vẫn đang hoạt động do phân phối các sản phẩm thiết yếu.

Chuỗi của hàng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đang đóng góp lợi nhuận chủ yếu cho nhà bán lẻ này trong khi hệ thống Bách Hóa Xanh chưa có lãi. Ảnh hưởng từ việc đóng cửa nhiều cửa hàng, 6 tháng đầu năm doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt 62.487 tỷ đồng, tăng 12% và lợi nhuận sau thuế đạt 2.552 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ- tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với con số tăng trưởng 40% – 50% những năm trước đây.

Theo ghi nhận của Thế Giới Di Động, hành vi mua sắm khách hàng tại hệ thống này đã có sự thay đổi mạnh vì dịch bệnh và giãn cách xã hội. Cụ thể, doanh thu online tại công ty tháng 6.2021 tăng 30% so với tháng 5 và tăng 67% so với mức trung bình 4 tháng đầu năm do nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng trong mùa dịch. Nửa đầu năm, riêng kênh Bách Hóa Xanh online ghi nhận số lượng đơn hàng gấp 5 lần và doanh thu gấp 4,4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Vào năm 2019, Thế Giới Di Động là đại diện duy nhất của Việt Nam nằm trong danh sách 100 nhà bán lẻ lớn nhất châu Á. Tính đến cuối tháng 7.2021, công ty này có 2.232 cửa hàng Thế Giới Di Động, 1.504 siêu thị Điện Máy Xanh, 1.992 cửa hàng Bách Hóa Xanh. Niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 2014, Thế Giới Di Động liên tục có mặt trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam.

Theo chuyên gia Savills, nhiều thương hiệu bán lẻ quốc tế đang tìm kiếm cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh, bắt nguồn từ những tín hiệu tích cực của nền kinh tế và tiềm năng tiêu dùng quốc nội tại thị trường Việt Nam.

Châu Á vẫn luôn là thị trường tiềm năng đối với các nhà bán lẻ quốc tế. Trước thời kỳ đại dịch, thị trường bán lẻ của Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao phát triển vô cùng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, khi nhiều nước đã nới lỏng việc di chuyển giữa các quốc gia, những thị trường này vẫn áp dụng chính sách kiểm soát biên giới chặt chẽ. Chính sách Zero-COVID đã gây cản trở cho các nhà bán lẻ, khiến các hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn.

Do đó, những doanh nghiệp này đang tìm đến thị trường Đông Nam Á, nơi đã ứng phó tốt với đại dịch và mở cửa sớm cho hoạt động bay thương mại.

Theo đánh giá của ông Nick Bradstreet, Giám đốc Bộ phận Bán lẻ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại Savills: Thái Lan và Việt Nam đang là hai thị trường nổi bật tại Đông Nam Á. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ toàn cầu, đặc biệt là các công ty có văn phòng tại Singpapore, đang nghiên cứu cơ hội đầu tư tại hai nước.

Tuy nhiên, ngành bán lẻ của Thái Lan đã chịu ảnh hưởng đáng kể do yếu tố dịch bệnh. Nguyên nhân đến từ sự sụt giảm trong doanh thu bán lẻ đối với khách quốc tế trong hai năm Covid.

100 nhà bán lẻ hàng đầu ở Châu Á 2022 năm 2022
Ngành bán lẻ Việt Nam ít phụ thuộc yếu tố nước ngoài.

Trong khi đó, Việt Nam sở hữu nguồn cầu nội địa mạnh mẽ. Ngành bán lẻ Việt Nam ít bị phụ thuộc vào các yếu tố nước ngoài. Hơn nữa, khó khăn trong việc di chuyển quốc tế đã thay đổi thói quen tiêu dùng người Việt. Do không thể bay ra nước ngoài, họ đã làm quen với việc mua sắm trong nước.

Điều này phản ánh ở các chỉ số tiêu dùng hàng hóa bản lẻ của Việt Nam khi có sự phục hồi bắt đầu từ giai đoạn cuối năm 2021. Tính chung 07 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Có thể thấy, ngành bán lẻ quốc nội đang dần bắt kịp với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn tiền COVID. Nền kinh tế Việt Nam giữ được đà tăng trưởng tốt ở mức 6.4% trong 06 tháng đầu năm 2022. Đây là những tín hiệu tích cực để thu hút các thương hiệu bán lẻ tìm hiểu và tạo dựng lòng tin về tiềm năng phát triển của quốc gia.

Một năm trở lại đây tại các thành phố lớn đang xuất hiện nhiều hơn các thương hiệu bán lẻ mở mới hoặc tăng số lượng cửa hàng. Phân khúc bình dân phục vụ nhu cầu đại chúng như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, đồ gia dụng, dịch vụ sức khỏe, ăn uống đều hoạt động tốt và đang tiếp tục mở rộng.

Nhiều nhãn hàng mới cũng đang bước đầu gia nhập thị trường với các cửa hàng trực tuyến trước khi mở các cửa hàng truyền thống như Sephora, Perfect Diary và Maje.

Ở phân khúc cao cấp hơn, uớc tính của Statista cho thấy thị trường hàng xa xỉ tại Việt Nam trong năm 2022 tăng 34% theo năm và sẽ tiếp tục tăng trưởng 4% mỗi năm tới năm 2025. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng phù hợp.

Những thương hiệu thuộc phân khúc này thường hướng đến những địa điểm tập trung nguồn khách hàng cao cấp, thường là ở khu vực trung tâm. Theo chuyên gia Savills, họ có thói quen đặt cửa hàng tại các trung tâm thương mại trên những trục phố “đắt giá”, ví dụ như IFC Mall của Hồng Kông hay IAPM Mall của Thượng Hải. Tuy nhiên, nguồn cung phù hợp tiêu chuẩn tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.

Hiện nay, chỉ có Union Square tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng được nhu cầu này. Tòa nhà tọa lạc tại vị trí đắc địa ngay giữa trung tâm thành phố, ở góc giao bốn tuyến đường chính Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Lợi và Lê Thánh Tôn Quận 1 và quy tụ nhiều thương hiệu xa xỉ nổi tiếng.  

Xét tại thị trường Hà Nội, khu vực trung tâm quận Hoàn Kiếm hiện đang thiếu hụt mặt bằng phù hợp với các thương hiệu cao cấp. Nghiên cứu từ Savills cho thấy giá thuê khu vực này cũng trở nên cạnh tranh hơn, có những tuyến phố ghi nhận mức tăng 15% giữa năm 2020 và 2021.  

Theo chia sẻ của ông Nick, điểm nghẽn lớn nhất doanh nghiệp gặp phải trong quá trình gia nhập thị trường nằm ở điều kiện mặt bằng. “Việc thiếu đi không gian tại trung tâm mà phù hợp với các tiêu chí về thương hiệu và kỹ thuật làm phức tạp hóa quá trình mở cửa hàng.

Điều này khiến các nhãn hàng xa xỉ chần chừ khi đưa ra quyết định. Do vậy, khi gia nhập thị trường mới, họ thường tìm đến một đơn vị trung gian để làm cầu nối với chủ đầu tư."

Vị chuyên gia đã chia sẻ về quá trình tìm mặt bằng phù hợp cho cửa hàng flagship mang thương hiệu Louis Vuitton và Dior tại Hà Nội. Tập đoàn LVMH đã bổ nhiệm Savills để lựa chọn địa điểm và làm việc trực tiếp với bên cho thuê. Đội ngũ Savills cùng chủ đầu tư đã thực hiện các phương án cải tạo, kết hợp nhiều nhà phố thành một mặt bằng lớn. Từ đó, không gian được nâng cấp để đáp ứng đúng tiêu chuẩn của thương hiệu.

Có thể thấy, giải pháp để ngành bán lẻ Việt Nam hút các thương hiệu quốc tế, đặc biệt ở phân khúc cao cấp, nằm ở vấn đề nguồn cung. Chủ đầu tư cần chú ý để xây dựng các mặt bằng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh nhà phố bán lẻ, thị trường cần bổ sung thêm trung tâm thương mại cao cấp tại khu vực trung tâm thành phố. Những dự án này cần được thiết kế và vận hành một cách chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các nhãn hàng quốc tế.

Ông Nick Bradstreet nhận định: “Thị trường Việt Nam đang có lợi thế để bật cao hơn so với những thị trường lớn trong Đông Nam Á như Singapore và Thái Lan. Hầu hết các thương hiệu nổi tiếng quốc tế đều đã có mặt tại những thị trường này. Từ các hãng bình dân như H&M, Zara đến những nhãn hàng cao cấp như Louis Vuitton, Dior đều đã có 05 đến 06 cửa hàng tại Singapore và Bangkok. Trong khi đó, các thương hiệu này chỉ mới mở khoảng 1 đến 2 cửa hàng tại các thành phố lớn của Việt Nam. Đây chính là cơ hội cho các nhãn hãng, thương hiệu đến Việt Nam và mở rộng thị trường.”

Phương Thảo