1 tế giá bao nhiêu?

[CTTĐTBP] - Từ ngày 1/7/2023, mức đóng và chế độ bảo hiểm y tế được điều chỉnh phù hợp với mức lương cơ sở mới.

Từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở được điều chỉnh lên 1.800.000 đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ. Do đó, mức đóng và chế độ BHYT cũng được điều chỉnh phù hợp với quy định mới.

Tăng chi phí khám chữa bệnh 1 lần được chi trả 100%

Hiện nay, chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở [thấp hơn 223.500 đồng] thì người tham gia bảo hiểm y tế được thanh toán 100% chi phí.

Như vậy, khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng, mức chi phí cho 1 lần khám bệnh nêu trên sẽ thay đổi thành 270.000 đồng. 

Nếu chi phí cho một lần khám chữa bệnh của người bệnh thấp hơn 270.000 đồng thì được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí.

Như vậy mức chi phí này tăng 46.500 đồng so với trước ngày 1/7/2022.

Thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình

Mức đóng bảo hiểm y tế  đối với hộ gia đình được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, như sau:

Người thứ nhất: 4,5% mức lương cơ sở;

Người thứ hai: 70% mức đóng của người thứ nhất [3,15% mức lương cơ sở].

Người thứ ba: 60% mức đóng của người thứ nhất [2,7% mức lương cơ sở].

Người thứ tư: 50% mức đóng của người thứ nhất [2,25% mức lương cơ sở].

Người thứ năm trở đi: 40% mức đóng của người thứ nhất [1,8% mức lương cơ sở].

Từ 1/7/2023, khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, như sau:

Người thứ nhất: 81.000 đồng/tháng; 972.000 đồng/năm [trước 1/7: 67.050 đồng/tháng; 804.600 đồng/năm].

Người thứ hai: 56.700 đồng/tháng; 680.400 đồng/năm [trước 1/7: 46.935 đồng/tháng; 563.220 đồng/năm].

Người thứ ba: 48.600 đồng/tháng; 583.200 đồng/năm [trước 1/7: 40.230 đồng/tháng; 482.760 đồng/năm].

Người thứ tư: 40.500 đồng/tháng; 486.000 đồng/năm [trước 1/7: 33.525 đồng/tháng; 402.300 đồng/năm].

Người thứ năm trở đi: 32.400 đồng/tháng; 388.800 đồng/năm [trước 1/7: 26.820 đồng/tháng; 321.480 đồng/năm].

Ghép tế bào gốc tạo máu/ghép tủy có thể coi là “cuộc cách mạng” trong điều trị. Đây là phương pháp điều trị tối ưu giúp nhiều bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính cũng như lành tính có cơ hội khỏi bệnh và quay lại cuộc sống bình thường. Trong đó, chi phí ghép tế bào gốc là một trong những vấn đề mà người bệnh hết sức quan tâm.

Những bước tiến trong kỹ thuật ghép tế bào gốc

Năm 2006, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tự thân đầu tiên cho bệnh nhân đa u tủy xương. Đến tháng 5/2008, Viện tiếp tục triển khai ghép tế bào gốc đồng loài, đánh dấu một kỷ nguyên mới: Đưa ghép tế bào gốc trở thành một phương pháp điều trị đầy triển vọng, đem lại cơ hội khỏi bệnh cho các bệnh nhân mắc bệnh lý huyết học.

Năm 2014, ca ghép tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng [không cùng huyết thống] đầu tiên ở Việt Nam đã được thực hiện thành công tại Viện, đem lại cơ hội hồi sinh cho cả những người bệnh không tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp từ người thân.

Viện đã tích cực nghiên cứu, triển khai ghép từ máu dây rốn, ghép nửa hoà hợp [ghép haplo] hay phối hợp cả hai nguồn tế bào gốc. Bên cạnh đó, Viện còn tiến hành ghép đồng loài giảm cường độ liều cho bệnh nhân trên 55 tuổi, hoàn thiện quy trình để ghép cho nhóm bệnh đang là nỗi trăn trở của xã hội – bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia.

Đến tháng 3/2021, Viện đã thực hiện được 465 ca ghép tế bào gốc tạo máu. Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã trở thành một trong những trung tâm về ghép tế bào gốc hiệu quả, uy tín trên cả nước.

Chi phí ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học – Truyền máu TW

Chi phí ghép tế bào gốc tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: phương pháp ghép, nguồn tế bào gốc, thời gian mọc mảnh ghép, tình trạng nhiễm trùng, biến chứng, mức hưởng bảo hiểm y tế… của từng người bệnh.

Nhìn chung chi phí ghép tế bào gốc [sau khi đã trừ chi phí được hưởng Bảo hiểm y tế] dao động như sau:

– Ghép tế bào gốc tự thân: Khoảng từ 100 – 200 triệu đồng;

– Ghép tế bào gốc đồng loài cùng huyết thống phù hợp HLA: Khoảng 400 – 600 triệu đồng. Nguồn TBG được lấy từ máu dây rốn hoặc máu ngoại vi, tủy xương của anh chị em ruột.

– Ghép tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng: Khoảng 600-800 triệu;

– Ghép tế bào gốc nửa hoà hợp [ghép haplotype – từ nguồn tế bào gốc của bố/mẹ hoặc anh chị em ruột nửa hoà hợp]: Khoảng 600 -700 triệu đồng;

– Ghép nửa hoà hợp kết hợp với tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng: Từ 1 tỷ – 1,2 tỷ đồng.

Người bệnh ghép tế bào gốc được chăm sóc toàn diện trong phòng ghép

Bên cạnh đó còn có những trường hợp đặc biệt. Có những ca chi phí ghép tế bào gốc có thể thấp hơn hoặc cao hơn. Chi phí ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học – Truyền máu TW thấp hơn rất nhiều so với ở nước ngoài, thậm chí còn thấp hơn một số cơ sở khác trong nước.

Tư vấn về tế bào gốc – Những ứng dụng trong điều trị

Các phương pháp ghép và chỉ định điều trị

Ghép tế bào gốc có thể ứng dụng điều trị cho nhiều bệnh máu ác tính cũng như lành tính. Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu gồm có:

  • Ghép tế bào gốc đồng loài:

Là việc sử dụng tế bào gốc tạo máu từ người thân cùng huyết thống hoặc người không cùng huyết thống truyền cho người bệnh.

Ghép tế bào gốc đồng loài được ứng dụng để điều trị các bệnh lý huyết học như:

    • Bệnh ác tính: Lơ-xê-mi cấp dòng tủy và lympho, U lympho Hodgkin, U lympho không Hodgkin, Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, Hội chứng rối loạn sinh tủy;
    • Bệnh lành tính: Suy tủy xương, Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm, Thiếu máu Fanconi, Thalassemia, Thiếu máu Diamond-Blackfan…
  • Ghép tế bào gốc tự thân:

Là hình thức ghép trong đó khối TBG tạo máu của người bệnh được thu gom và lưu trữ. Sau đó TBG được truyền trả lại cho người bệnh khi đã kết thúc điều kiện hóa nhằm phục hồi mô tạo máu.

Phương pháp này có thể điều trị các bệnh máu như: Đa u tủy xương, U lympho Hodgkin, U lympho không Hodgkin, Lơ-xê-mi cấp tiền tuỷ bào…

KHOA GHÉP TẾ BÀO GỐC

Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà H, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Điện thoại: 024 3782 1895, số máy lẻ 645

ĐỊA CHỈ LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC MÁU DÂY RỐN:

Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà T, Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Điện thoại: [024] 3782 4267 [trong giờ hành chính], 0963 892 551 [hotline]

Email: nihbtscc@gmail.com

Trương Hằng [tổng hợp]

Tag : bệnh máughép tế bào gốcđiều trị

Ý kiến

Gửi bình luận


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan

    Các phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu

    06 Tháng Một, 2021

    Ghép tế bào gốc tạo máu có thể ứng dụng điều trị cho nhiều bệnh máu, bao gồm cả bệnh máu ác tính và lành tính. Phương pháp ghép tế…

    Cậu bé ung thư máu kiên cường trải qua ba lần ghép tế bào gốc

    01 Tháng Một, 2021

    Ung thư máu vốn được coi như “án tử” với bất cứ ai mang trong mình căn bệnh quái ác này. Người lớn mang bệnh đã đau đớn, những em…

    Các bước gửi tế bào gốc máu dây rốn

    23 Tháng Ba, 2021

    Máu dây rốn [máu cuống rốn] chứa các tế bào máu bình thường và một lượng tế bào gốc rất đa dạng như: tế bào gốc tạo máu, tế bào…

    Cháu bé trong gia đình có 3 người bị ung thư máu bước đầu ghép tế bào gốc thành công

    10 Tháng Ba, 2020

    Gia đình cậu bé Trường có 4 người thì 3 bố con bị ung thư máu, một bé đã qua đời. Trường là người duy nhất trong gia đình có…

Chủ Đề