1 hecta bạch đàn bao nhiêu tiền?

Trung tâm Khoa học và Sản xuất Lâm nông nghiệp Quảng Ninh đã nhân giống nuôi cấy mô và trồng thử nghiệm thành công một số giống bạch đàn mới, năng suất gỗ cao.

Tăng cường bảo vệ rừng ứng phó với biến đổi khí hậu

Keo và bạch đàn chiếm 70% diện tích rừng trồng sản xuất

Giống bạch đàn Cự vĩ DH 32-29 sau trồng 3 năm tại Quảng Yên, Quảng Ninh.

Đặc điểm giống

Bạch đàn lai GLSE9: Tốc độ sinh trưởng nhanh. Cây to mập. Độ đồng đều cao. Thân thẳng đứng. Tán nhọn. Phân cành cao. Góc phân cành 5,0m, đường kính thân > 5,4cm. Sản lượng gỗ ước đạt 45 – 57 m3/ha/năm.

Bạch đàn lai GLU4: Cây sinh trư­ởng khỏe, nhanh khép tán. Thân tròn thẳng. Tán tròn đều. Ngọn thót nhỏ màu hồng nhạt. Vỏ cây màu xanh. Dạng lá rủ hình kim. Phiến lá mỏng dài 9 – 10cm,  rộng 3 – 4cm. Khả năng kháng tốt các bệnh khô xanh và khô cháy. Sau trồng rừng 1 năm chiều cao cây trung bình đạt 5,0m, đường kính thân 5,2cm. Sản lượng gỗ ước đạt 45 – 52 m3/ha/năm.

Bạch đàn Cự vĩ DH 32-29: Cây cao to, sinh trưởng nhanh, thân thẳng, tán nhọn, độ đồng đều cao, khả năng phân cành cao, góc phân cành nhỏ, cành cây nhỏ, tỉa cành tự nhiên tốt, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận. Sau trồng rừng 5 năm chiều cao cây trung bình đạt  >21m, đường kính ngang ngực gần 15cm. Trữ lượng gỗ đạt cao.

Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Phù hợp cho trồng rừng phòng hộ và lấy gỗ tại các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.

Điều kiện địa hình và đất trồng: Đồi trọc hoặc đất bằng dốc ≤15 độ. Hướng dốc: Đông – Nam. Độ cao 80 - 100m. Loại đất Feralit vàng nhạt trên nền đá sa phiến thạch. Độ dày tầng đất >80cm. Độ ẩm đất: hơi ẩm. Độ chặt: hơi chặt. Thành phần cơ giới: thịt nhẹ. Khí hậu mát mẻ. Mật độ trồng 1.650 - 1.700 cây/ha [cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m]. thời vụ trồng [các tỉnh miền Bắc]: tháng 3 - 5. Phương thức trồng: thuần bạch đàn. Cây giống nuôi cấy mô 2 - 2,5 tháng tuổi, cao 25 - 35cm, đường kính gốc 0,3cm.

Xử lý thực bì triệt để. Đào hố: 40x40x40 cm. Bón lót/1 hố: 0,2 kg NPK Bình Điền [5:10:8]. Chăm sóc năm thứ nhất [1lần sau trồng 30 ngày]: phát cỏ, trồng dặm các cây bị chết, xới quanh đường kính gốc 1m, bón thúc/1 cây 0,2kg NPK Bình Điền [5:10:8]; Chăm sóc năm thứ 2 [2lần vào dầu và cuối mùa mưa]: phát cỏ, xới quanh đường kính gốc 1m: bón thúc/1 cây 0,2- 0,3kg NPK Bình Điền [5:10:8].

Rừng bạch đàn tại xã An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh.

Sau trồng rừng 6 - 7 năm có thể cho khai thác kinh doanh. Sản phẩm gỗ dùng trong xây dựng, làm trụ chống hầm lò, xẻ ván đóng thùng, hoặc sản xuất gỗ ván ép và bột giấy.

Lưu ý, cây giống đưa vào trồng rừng đều là cây nuôi cấy mô, mới trồng có thể sinh trưởng chậm, nhưng từ sau bén rễ hồi xanh, cây sẽ sinh trưởng rất nhanh.   

Bộ NN-PTNT đã công nhận chính thức các giống trên, cho phép phổ biến ra sản xuất tại địa phương và các tỉnh có điều kiện sinh thái tương tự.

Dẫn chúng tôi thăm vườn bạch đàn một năm tuổi đang lên xanh tốt, anh Như Văn Đố, thôn Bãi Đá, xã Lục Sơn [Lục Nam] phấn khởi: “Đầu năm 2017, nhận thấy ưu thế của giống bạch đàn Cự Vĩ, tôi đến một cơ sở kinh doanh giống cây lâm nghiệp ở TP Uông Bí [Quảng Ninh] mua hơn 4 nghìn cây giống về trồng trên diện tích 2 ha. Sau gần một năm, cây sinh trưởng, phát triển tốt, cao hơn 5 mét”. Nói rồi, anh Đố chỉ tay về phía xa và quả quyết tỷ lệ cây sống đạt hơn 90%, ít bị sâu bệnh hại, sinh trưởng phát triển khá tốt.

Tương tự, gia đình anh Triệu Quốc Huy, bản Vua Bà, xã Trường Sơn [cùng huyện] cũng đang sở hữu 6 ha bạch đàn Cự Vĩ ba năm tuổi. Theo tính toán, trung bình mỗi chu kỳ cây khoảng 5 năm, chi phí cho 1 ha khoảng 40 triệu đồng. Khi thu hoạch, doanh thu trung bình đạt khoảng 120 triệu đồng/ha. Hiệu quả kinh tế tăng 20% so với giống cũ. Được biết toàn huyện Lục Nam có khoảng 3 nghìn ha sử dụng giống bạch đàn này, chiếm gần 17% diện tích rừng trồng.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Lục Nam kiểm tra quá trình sinh trưởng của giống bạch đàn Cự Vĩ.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 173 nghìn ha rừng, trong đó hơn 40 nghìn ha là bạch đàn. Con số này tiếp tục tăng khi mỗi năm, các địa phương trồng mới hơn 20 nghìn ha rừng và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch. Các giống cây trồng được người dân lựa chọn chủ yếu có chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng như: Bạch đàn lai dòng PNCT3, UP72, UP 99... Riêng giống bạch đàn Trung Quốc, toàn tỉnh hiện có khoảng 5 nghìn ha, tập trung ở các huyện: Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động...

Ông Phạm Văn Hiền, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Yên Thế khẳng định: “Bước đầu, giống bạch đàn Trung Quốc thể hiện tính ưu việt, khả năng sinh trưởng không thua kém một số giống nội địa. Chúng tôi chưa tuyên truyền, vận động bà con mở rộng diện tích giống cây này bởi thực tế phải qua 2 - 3 chu kỳ mới khẳng định được chất lượng có phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu và các điều kiện khác không”. Tương tự, tại huyện Lục Nam, những ngày qua, cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh giống cây lâm nghiệp nói chung, bạch đàn nói riêng nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp kinh doanh giống cây không có nguồn gốc rõ ràng.

Bốn giống bạch đàn vừa được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật gồm: Bạch đàn GLGU9, GLSE9, GLU4 và Cự Vĩ DH32-29.

Căn cứ đề nghị của Tổng cục Lâm nghiệp, ngày 8-11-2017, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ký quyết định công nhận 4 giống bạch đàn nhập khẩu từ Trung Quốc được trồng thử nghiệm tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh là giống tiến bộ kỹ thuật. Trong đó, dòng bạch đàn Cự Vĩ DH32-29 được áp dụng với những vùng sinh thái tương tự như ở Bắc Giang. Đây là cơ sở để người trồng rừng có thêm sự lựa chọn trong phát triển cây lâm nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Để phát triển loại cây này, cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu, xây dựng lộ trình phát triển phù hợp. Thực tế những năm qua, trên địa bàn tỉnh có không ít hộ trồng rừng nhận “trái đắng” khi sử dụng giống cây lâm nghiệp kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Đơn cử như gia đình bà Vi Thị Liên, thôn Phe, xã Vân Sơn [Sơn Động] dùng cây giống kém chất lượng khiến rừng bạch đàn sinh trưởng, phát triển kém, "đeo" khoản nợ hơn 10 triệu đồng. Còn tại xã Vô Tranh [Lục Nam], trước thực trạng gần 100 ha bạch đàn giống PN14 không cho thu hoạch gỗ, cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện đã đến từng hộ kiểm tra và hướng dẫn bà con chặt bỏ cây kém phát triển, thay thế bằng giống mới bảo đảm chất lượng.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm [Sở Nông nghiệp và PTNT] cho biết: “Dù đã được công nhận, song chúng tôi xác định chưa mở rộng nhanh diện tích 4 giống cây này. Trước mắt, cùng với theo dõi các khu rừng chuẩn bị đến chu kỳ khai thác, Chi cục sẽ nghiên cứu, lựa chọn một số khu vực có điều kiện thuận lợi để trồng trình diễn. Chúng tôi khuyến cáo bà con thận trọng, không nên chuyển đổi ồ ạt mà theo lộ trình phù hợp, tránh phát sinh hệ lụy”.

Chủ Đề